28/05/2017, 19:46

Em hãy tả lại cảnh đẹp và sự đổi mới của quê hương em

Ta ve su doi moi cua que huong em – Đề bài: Em hãy tả lại cảnh đẹp và sự đổi mới của quê hương em. “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bóng vàng bay” Quê hương có ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao trong cuộc đời của mỗi người, ...

Ta ve su doi moi cua que huong em – Đề bài: Em hãy tả lại cảnh đẹp và sự đổi mới của quê hương em. “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bóng vàng bay” Quê hương có ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao trong cuộc đời của mỗi người, chính vì thế nó được khắc họa bằng tranh, thể hiện bằng thơ, cất lên giai điệu bởi những bản nhạc. Quê hương tôi cũng đẹp, và càng ngày nó càng được đổi mới hơn. ...

– Đề bài: .


“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng vàng bay”


Quê hương có ý nghĩa thiêng liêng và lớn lao trong cuộc đời của mỗi người, chính vì thế nó được khắc họa bằng tranh, thể hiện bằng thơ, cất lên giai điệu bởi những bản nhạc. Quê hương tôi cũng đẹp, và càng ngày nó càng được đổi mới hơn.


Đất Nước đổi mới, con người đổi mới nên quê hương cũng đổi mới. Đó là quy luật phát triển chung mà quê hương cũng nằm trong sự phát triển đó. Những khu đô thị, trung tâm thành phố mọc lên như nấm. Những công trình cầu cống, đường xa cũng mọc lên đan xen nhau, giao nhau, nối nhau hàng năm vẫn trải mình ra cho xe cộ của con người đi trên đó. Ngày xưa đường đi thường bằng đất những nơi như trung tâm thành phố thì có đường nhựa. Chiếc cầu Ngà, cầu Đại Phúc uốn cong mình nghiêng nghiêng ôm trọn lấy thành phố thân thương với lịch sự oai hùng.

Dọc ven đường là những ngôi nhà tầng sang trọng, những nhà hàng, những khu vui chơi giải trí cũng được xây dựng. Đêm đến cả thành phố được trang hoàng bởi ánh sáng ngập tràn của những chiếc đèn xanh đỏ đủ màu. Vòng xuyến ngã sáu giống như một vườn hoa thu nhỏ, có hoa, có cỏ, có cả một cây đồng hồ cao vút. Quảng trường thành phố là nơi tập tụ và vui chơi của đám thanh niên và người lớn. Họ có thể ra đây ngắm thành phố, ngồi trà đá vỉa hè hay đi bộ thể dục. Mỗi dịp Tết đến xuân về cả thành phố được trang hoàng bởi mai đào đủ sắc. Người dân nô nức đi xem bắn pháo hoa ở quảng trượng, tượng đài này.

ta lai su doi moi cua que huong em


Nhắc đến quê hương tôi thì không thể nào quên được đôi bờ sông đuống. Một người nhạc sĩ quê hương đã viết lên đôi câu “Theo em anh thì về, thăm lại miền quê nơi có một chuyên đê, có dòng sông bên lở bên bồi”. Con sông Đuống nằm dọc đê, hàng năm vẫn cung cấp nào tôm to cá lớn, nào cát trắng phù sa cho người dân quê tôi. Quê hương đang đổi mới nhưng những nét đẹp xưa thì vẫn còn được lưu giữ. Đường đê được đổ bê tông để đi lại dễ dàng hơn, hai bên triền đê vẫn xanh mướt cỏ và dòng sông thì vẫn trôi lặng thầm suốt bao thế kỉ qua.

Trở về gần hơn trên con đường làng quê tôi, những ổ gà ổ chó mỗi lần đi qua người cứ như được gắn lò xo bật lên rồi lại thu xuống cũng được thay bằng bê tông phẳng lì. Bờ ao đình xưa cũ được xây thêm bậc thang đi xuống. Những chiếc ghế đá xếp gọn gàng để bà con có thể ngồi khi ông cụ nào dẫn cháu mình ra đó chơi, hoặc mấy anh thanh niên ngồi hóng mát. Những cây xanh cũng được trồng để lấy bóng mát. Bên cạnh đó, nhà văn hóa cũng được xây lại với chiếc sân rộng để cho những hoạt động của thôn xóm diễn ra ở đây.


Hoặc xa xa hơn nữa, những ngôi chùa cổ kính như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích hay đền bà Chúa Kho đều được nhà nước đầu tư trùng tu lại. Vẫn giữ nét hoang sơ cổ kính của ngôi chùa nhưng đường đi lên có thể được xây dựng cho dễ đi hơn, hợp cảnh quang hơn. Hàng năm những dịp lễ hội được diễn ra, bà con cô bác hân hoan đi trảy hội và hát những làn điệu quan họ truyền thống của đất Kinh Bắc.

 

0