Eclipse of The Moon – Nguyệt thực là gì
Nguyệt thực là gì | Khái niệm Nguyệt thực | Định nghĩa Nguyệt thực Khoảng 899.000 kết quả chỉ trong vòng 0,40 giây khi gõ từ khóa nguyệt thực là gì trên thanh công cụ Google. Một con số khổng lồ nhưng sẽ chẳng ai đủ kiên nhẫn và cũng quá bận ...
Nguyệt thực là gì | Khái niệm Nguyệt thực | Định nghĩa Nguyệt thực
Khoảng 899.000 kết quả chỉ trong vòng 0,40 giây khi gõ từ khóa nguyệt thực là gì trên thanh công cụ Google. Một con số khổng lồ nhưng sẽ chẳng ai đủ kiên nhẫn và cũng quá bận rộn để tìm hiểu. Chắt lọc thông tin là điều cần thiết lúc này và thuatngu.org sẽ giúp bạn.
[Eclipse of The Moon – Nguyệt thực là gì] Nguyệt thực, tiếng anh là Eclipse of The Moon, còn được gọi là Mặt trăng máu hay Gấu ăn trăng… là hiện tượng thiên văn khi mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời. Nói cách khác, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt Trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực. Mỗi năm có ít nhất hai nguyệt thực.
Gấu ăn trăng là cách gọi thông thường của nguyệt thưc ở Việt Nam. Theo quan niệm của ông cha ta thời xưa, khi có nguyệt thực thì thường gõ mõ, xoong nồi, v.v… để xua đuổi gấu đi, cứu lấy mặt trăng. Gần tương tự với nguyệt thực, nhật thực là hiện tượng mặt trời bỗng biến mất. Bạn đọc có thể tham khảo thêm về nhật thực qua bài viết Nhật thực là gì mà chúng tôi đã thực hiện.
TÓM TẮT KHÁI NIỆM NGUYỆT THỰC LÀ GÌ
– Nguyệt thực:
+ Tiếng anh là Eclipse of The Moon
+ Tên gọi khác: Mặt trăng máu, Gấu ăn Trăng…
– Là hiện tượng thiên văn
+ Xảy ra khi mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời
– Mỗi năm có ít nhất hai nguyệt thực
Giải thích rõ hơn về nguyệt thực là gì, tại sao khi mặt trăng bị che khuất bởi bóng trái đất trước ánh sáng mặt trời lại không còn thấy mặt trăng nữa? Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng.
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trờiNguyệt thực diễn ra vào thời điểm mặt trăng – trái đất – mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất anh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất.
Có ba kiểu nguyệt thực chính: nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực toàn phần:
– Nguyệt thực toàn phần: Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng. Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.
– Nguyệt thực một phần: Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.
– Nguyệt thực nửa tối: Xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi. Nguyệt thực nửa tối khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
Ở Việt Nam như là coi nguyệt thực như con gấu, thì người Ai Cập cổ lại coi đó là một con lợn nái, người Maya truyền thống coi đó như một con báo đốm Mỹ, người Trung Quốc lại xem là một con cóc ba chân…
Một số xã hội nghĩ rằng nó là một con quỷ nuốt Mặt Trăng, và rằng họ có thể xua đuổi nó đi bằng cách ném đá và nguyền rủa nó. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đã hiểu hơn về Nguyệt thực là gì? Tại sao lại có? và những câu chuyện thú vị đằng sau đó!
Ngoài ra bạn đọc quan tâm tới hiện tượng nước biển đỏ mà không biết đó là gì có thể tham khảo thêm bài viết Thủy triều đỏ là gì mà chúng tôi đã thực hiện. Chúc bạn học tập tốt, công tác tốt!
Phương Thảo – Nguồn ảnh: Internet
Comments for Facebook
comments