Dương Danh Lập

Dương Danh Lập (1839-1903) tự Học Lễ, hiệu Khắc Trai, biệt hiệu Sơn Nông, sinh trưởng trong một gia đình nho học ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Là con Hàn lâm Thị độc học sĩ Dương Danh Tư (1811-1871) tự Phúc Nghị và Tứ phẩm cung nhân Nguyễn Thị Cư, cháu nội của Dương Chức (1770-1828) tự Phúc Chí, đỗ Cử nhân đời Gia Long, đã làm Tri huyện qua các huyện Phù Ninh, Thanh Miện, Đông Triều, Thanh Trì, Thanh Oai. Thừa hưởng truyền thống gia đình, ngay từ nhỏ Dương Danh Lập chăm chỉ học hành, từng theo học ở nhà người bác ruột, sau này là Tiến sĩ Đốc học Dương Danh Thành, tự Tỉnh Hiên. Lớn lên được ra tỉnh theo học Tiến sĩ Vũ Tông Phan, lại là bạn học với những người bạn sau này thành danh như Tiến sĩ họ Phan ở xã Trang Liệt, Tiến sĩ họ Nguyễn ở xã Trung Hà (Sơn Tây), Cử nhân họ Ngô ở xã Trảo Nha (Hà Tĩnh). Ngày đi học có tiếng là mạnh bạo và có tài (trì danh nghệ uyển). Năm Tự Đức thứ 14, Dương Danh Lập đỗ Tú tài khoa Tân Dậu (1861) tại trường Hà Nội. Năm 1864 khoa thi Hương năm Giáp Tý, Dương Danh Lập đỗ Cử nhân, có nhiều người bạn đồng khoa, sau này hay trao đổi cùng nhau: Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Đỗ Trọng Vĩ, Bùi Dị... Ngay năm sau, Ất Sửu, đời Tự Đức 18 (1865) ông đỗ Phó bảng, xếp thứ ba trong số 13 Phó bảng của khoa ấy. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ ngay làm Án sát tỉnh Hà Tĩnh. Đến đầu năm Giáp Thân (1884), ông được cử quyền Tuần phủ tỉnh Thái Nguyên. Đương thời, đất Bắc xảy ra nhiều sự biến: quân Pháp đánh vào Bắc Ninh, quân triều đình và lực lượng của Lưu Vĩnh Phúc lui về đóng quân ở Thái Nguyên, Hưng Hoá. Dương Danh Lập bị nghi có liên can đến việc một tù nhân trốn trại nên bị tạm gian. Sau được minh oan, ông xin về nghỉ. Đại Nam thực lục chép về sự kiện này: “...Nguyên quyền Tuần phủ là Dương Danh Lập, vì xin nghỉ tự tiện về. Can nghị, rồi được ân chuẩn cho đem hàm Quang Lộc tự khanh về quê hưu dưỡng. Nhân tỉnh ấy đã có Tổng đốc Ninh Thái thống bạt, thì chức Tuần phủ đình đi.” (Năm Hàm Nghi thứ nhất). Tuy nhiên, Dương Danh Lập ít ở quê nhà. Ông còn mở trường dạy học ở Hà Nội và Bắc Ninh. Quốc triều đăng khoa lục chép: “Học trò theo học rất đông.” Ít năm sau, ông còn được mời ra giữ chức Đốc học Hà Nội. Dương Danh Lập mất ở tuổi 66. Các môn sinh về đưa tang rất đông. Nhiều năm sau, học trò còn về lễ ở từ đường họ Dương. Dương Danh Lập (1839-1903) tự Học Lễ, hiệu Khắc Trai, biệt hiệu Sơn Nông, sinh trưởng trong một gia đình nho học ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Là con Hàn lâm Thị độc học sĩ Dương Danh Tư (1811-1871) tự Phúc Nghị và Tứ phẩm cung nhân Nguyễn Thị Cư, cháu nội của Dương Chức (1770-1828) tự Phúc Chí, đỗ Cử nhân đời Gia Long, đã làm Tri huyện qua các huyện Phù Ninh, Thanh Miện, Đông Triều, Thanh Trì, Thanh Oai. Thừa hưởng truyền thống gia đình, ngay từ nhỏ Dương Danh Lập chăm chỉ học hành, từng theo học ở nhà người bác ruột, sau này là Tiến sĩ Đốc học Dương Danh Thành, tự Tỉnh Hiên. Lớn lên được ra tỉnh theo học Tiến sĩ Vũ Tông Phan, lại là bạn học với những người bạn sau này thành danh như Tiến sĩ họ Phan ở xã Trang Liệt, Tiến sĩ họ Nguyễn ở xã Trung Hà (Sơn Tây), Cử nhân họ Ngô…

Dương Danh Lập (1839-1903) tự Học Lễ, hiệu Khắc Trai, biệt hiệu Sơn Nông, sinh trưởng trong một gia đình nho học ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Là con Hàn lâm Thị độc học sĩ Dương Danh Tư (1811-1871) tự Phúc Nghị và Tứ phẩm cung nhân Nguyễn Thị Cư, cháu nội của Dương Chức (1770-1828) tự Phúc Chí, đỗ Cử nhân đời Gia Long, đã làm Tri huyện qua các huyện Phù Ninh, Thanh Miện, Đông Triều, Thanh Trì, Thanh Oai. Thừa hưởng truyền thống gia đình, ngay từ nhỏ Dương Danh Lập chăm chỉ học hành, từng theo học ở nhà người bác ruột, sau này là Tiến sĩ Đốc học Dương Danh Thành, tự Tỉnh Hiên. Lớn lên được ra tỉnh theo học Tiến sĩ Vũ Tông Phan, lại là bạn học với những người bạn sau này thành danh như Tiến sĩ họ Phan ở xã Trang Liệt, Tiến sĩ họ Nguyễn ở xã Trung Hà (Sơn Tây), Cử nhân họ Ngô ở xã Trảo Nha (Hà Tĩnh). Ngày đi học có tiếng là mạnh bạo và có tài (trì danh nghệ uyển).

Năm Tự Đức thứ 14, Dương Danh Lập đỗ Tú tài khoa Tân Dậu (1861) tại trường Hà Nội. Năm 1864 khoa thi Hương năm Giáp Tý, Dương Danh Lập đỗ Cử nhân, có nhiều người bạn đồng khoa, sau này hay trao đổi cùng nhau: Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Đỗ Trọng Vĩ, Bùi Dị... Ngay năm sau, Ất Sửu, đời Tự Đức 18 (1865) ông đỗ Phó bảng, xếp thứ ba trong số 13 Phó bảng của khoa ấy. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ ngay làm Án sát tỉnh Hà Tĩnh. Đến đầu năm Giáp Thân (1884), ông được cử quyền Tuần phủ tỉnh Thái Nguyên.

Đương thời, đất Bắc xảy ra nhiều sự biến: quân Pháp đánh vào Bắc Ninh, quân triều đình và lực lượng của Lưu Vĩnh Phúc lui về đóng quân ở Thái Nguyên, Hưng Hoá. Dương Danh Lập bị nghi có liên can đến việc một tù nhân trốn trại nên bị tạm gian. Sau được minh oan, ông xin về nghỉ. Đại Nam thực lục chép về sự kiện này: “...Nguyên quyền Tuần phủ là Dương Danh Lập, vì xin nghỉ tự tiện về. Can nghị, rồi được ân chuẩn cho đem hàm Quang Lộc tự khanh về quê hưu dưỡng. Nhân tỉnh ấy đã có Tổng đốc Ninh Thái thống bạt, thì chức Tuần phủ đình đi.” (Năm Hàm Nghi thứ nhất). Tuy nhiên, Dương Danh Lập ít ở quê nhà. Ông còn mở trường dạy học ở Hà Nội và Bắc Ninh. Quốc triều đăng khoa lục chép: “Học trò theo học rất đông.” Ít năm sau, ông còn được mời ra giữ chức Đốc học Hà Nội.

Dương Danh Lập mất ở tuổi 66. Các môn sinh về đưa tang rất đông. Nhiều năm sau, học trò còn về lễ ở từ đường họ Dương.
Dương Danh Lập (1839-1903) tự Học Lễ, hiệu Khắc Trai, biệt hiệu Sơn Nông, sinh trưởng trong một gia đình nho học ở xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Là con Hàn lâm Thị độc học sĩ Dương Danh Tư (1811-1871) tự Phúc Nghị và Tứ phẩm cung nhân Nguyễn Thị Cư, cháu nội của Dương Chức (1770-1828) tự Phúc Chí, đỗ Cử nhân đời Gia Long, đã làm Tri huyện qua các huyện Phù Ninh, Thanh Miện, Đông Triều, Thanh Trì, Thanh Oai. Thừa hưởng truyền thống gia đình, ngay từ nhỏ Dương Danh Lập chăm chỉ học hành, từng theo học ở nhà người bác ruột, sau này là Tiến sĩ Đốc học Dương Danh Thành, tự Tỉnh Hiên. Lớn lên được ra tỉnh theo học Tiến sĩ Vũ Tông Phan, lại là bạn học với những người bạn sau này thành danh như Tiến sĩ họ Phan ở xã Trang Liệt, Tiến sĩ họ Nguyễn ở xã Trung Hà (Sơn Tây), Cử nhân họ Ngô…
Bài liên quan

Dương Khuê 楊奎

Dương Khuê 楊奎 (1839-1902) hiệu Vân Trì, nhà thơ Việt Nam, quê ở làng Vân Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Hoà tỉnh Hà Đông, nay thuộc thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây. Dương Khuê đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Thượng thư, sáng tác nhiều bài thơ chữ Nôm làm lời cho các bài hát ca trù ...

Đặng Minh Khiêm 鄧鳴謙

Đặng Minh Khiêm 鄧鳴謙 (1456-1522) tự Trinh Dự 貞譽, hiệu Thoát Hiên 脫軒, nguyên quán Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức năm thứ 18 (1487), trải các chức quan Hàn lâm thị thư, Lại bộ Tả thị lang, sau thăng Lễ bộ thượng thư kiêm Sử quán phó tổng tài, coi việc ở Chiêu ...

Đinh Thị Như Thuý

Đinh Thị Như Thuý sinh năm 1965 tại Huế, học phổ thông ở Đà Nẵng, học đại học ở Đà Lạt, hiện đang dạy học tại Đắc Lắc. Tác phẩm đã xuất bản: - Cùng đi qua mùa hạ (2005) - Phía bên kia cây cầu (2007) Cùng đi qua mùa hạ Phía bên kia cây cầu

Dương Tường

Dương Tường sinh năm 1932, là nhà thơ, dịch giả với trên 50 đầu sách dịch của nhiều tác giả Anh, Mĩ, Nga, Đức, Áo. Sinh ra ở Nam Định, học dở lớp đệ tứ, sau đó vào bộ đội, làm lính thông tin(1950), phóng viên Việt Nam Thông Tấn Xã (1955), biên dịch Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở ...

Cao Thị Ngọc Anh Cao Thị Hoà, Cao Ngọc Anh

Cao Thị Ngọc Anh (1878-1970) tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh, sinh ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 31 (1878), quê làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nay là làng Thịnh Mỹ, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bà là ái nữ của Đông các đại học sĩ Cao Xuân Dục, em gái Phó ...

Thomas Lux

Thomas Lux sinh năm 1946 ở Northampton, Massachusetts. Tốt nghiệp Đại học Emerson ở Boston. Là nhà thơ được hưởng phụ cấp từ Quỹ Guggenheim và Quỹ Nghệ thuật Quốc gia của Quốc hội Hoa Kỳ. Tác giả những tập thơ: Phố Đồng hồ (2001), Chỗ đưa nôi (2004)... Nguồn: Tạp chí Văn học nước ngoài (số 6-2008)/ ...

Cao Tự Thanh Cao Văn Dũng, Trục Nhật Phi, Tầm Dương

Học giả Cao Tự Thanh tên thật là Cao Văn Dũng, sinh ngày 9-6-1955 tại Sài Gòn. Ông là con trai của một nhân vật nổi tiếng Nam Bộ thời chống Mỹ và thời trước đổi mới là ông Nguyễn Văn Chính, tức Chín Cần. Dân gian có câu “Bắc khoán hộ Kim Ngọc, Nam một giá Chín Cần”. Ông là một trong 13 ...

Cao Vũ Huy Miên Đinh Đoan Hùng

Nhà thơ, nhà báo Cao Vũ Huy Miên tên thật là Đinh Đoan Hùng, sinh năm 1955 tại Duy Xuyên (Quảng Nam). Ông thuộc thế hệ các văn nghệ sĩ trưởng thành từ lực lượng TNXP. Thơ của Cao Vũ Huy Miên tuy chỉ mới có một tập được ấn hành mang tên "Thời kỷ niệm... và hoa tím ngày xưa" nhưng lại tạo được nhiều ...

Chu Thấp Hy

Chu Thấp Hy người làng Đào Xá, tổng Tạ Xá, huyện Kim Động, Phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đỗ cử nhân, từng giành giải nhất về thể thơ chữ Hán trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905 do tổng đốc Lê Hoan tổ chức và Nguyễn Khuyến làm chủ khảo.

Châu Thượng Vân

Châu Thượng Vân là lãnh đạo của phong trào nông dân nổi dậy chống sưu thuế vào thời Pháp thuộc.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...