Tâm trạng Mị sống giữa ký ức và hiện tại
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị ở những chặng đường giữa kí ức và hiện thực trong tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài Nhà văn Tô Hoài là một trong những nhà văn thành công nhất trong cách xây dựng nhân vật của mình. Những nhân vật mà ông gửi trọn tình cảm để làm nên ...
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị ở những chặng đường giữa kí ức và hiện thực trong tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài Nhà văn Tô Hoài là một trong những nhà văn thành công nhất trong cách xây dựng nhân vật của mình. Những nhân vật mà ông gửi trọn tình cảm để làm nên kiệt tác “ Vợ chông A Phủ” mỗi nhân vật lại có chức năng, là một mảnh ghép để ghép nên bức tranh hoàn mĩ. Nhân vật cô gái vùng cao – Mị là nhân vật trung tâm ...
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị ở những chặng đường giữa kí ức và hiện thực trong tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài là một trong những nhà văn thành công nhất trong cách xây dựng nhân vật của mình. Những nhân vật mà ông gửi trọn tình cảm để làm nên kiệt tác “ Vợ chông A Phủ” mỗi nhân vật lại có chức năng, là một mảnh ghép để ghép nên bức tranh hoàn mĩ. Nhân vật cô gái vùng cao – Mị là nhân vật trung tâm mang nhiều thông điệp nhất từ giá trị nhân văn cho đến những thông điệp phản ánh xã hội thối nát lúc bấy giờ. Điều đặc biệt nhất chính là diễn biến tâm trạng của Mị được thay đổi qua nhiều chặng đường, qua những hình ảnh, âm thanh tiếng sáo đã biến tâm hồn Mỵ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tưởng rằng khi kí ức dạt dào sống dậy,cho Mị sức mạnh lớn để bung phá đến với hội Xuân. Nhưng không, Mị phải quay trở lại hiện tại đắng cay để nhận thức ra sự phi lý của cuộc hôn nhân. “A Sử với Mị không có tình cảm mà vẫn phải ở với nhau”. Vì thế Mị đột ngột muốn chết “Nếu có nắm lá ngón lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay”.Cái sự ý thức muốn chết ấy thật đáng quý vì nó cho thấy Mị còn muốn sống trở lại.
Khi Mị muốn chết, nhưng tiếng sáo cứ réo rắt, xoáy sâu vào trái tim đang thổn thức của Mị. Tiếng sáo của tự do như lời mời gọi thúc giục để từ khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn,Mị đã có hành động táo bạo bất ngờ: “ lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Ánh sáng sẽ xua đi sự u tối của căn phòng, soi rọi cho ý thức sống vươn lên mạnh mẽ. Từ ánh sáng của ngọn đèn nhỏ, “Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa” chuẩn bị đi chơi xuân. Tuy nhiên, giữa lúc sống mãnh liệt nhất, A Sử lại xuất hiện với câu hỏi lạnh lùng mà không cần lời giải đáp từ Mị “Mày muốn đi chơi à?”. A Sử đã trói Mị vào cột nhà bằng sợi dây đay độc ác, bằng cả mái tóc của Mị. Trói xong vợ, A Sử lấy nốt cái thắt lưng xanh rồi “Tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại”. Cách liệt kê từng động tác đó đã bộc trần bản chaatsa lạnh lùng dã man của tên con trai nhà giàu. Ánh sáng nhỏ nhoi của niềm vui sống vừa được Mị nhen nhóm lên đã bị A Sử dội vào một gáo nước lạnh bởi trong con mắt A Sử, Mị chỉ là một kẻ nô lệ. Đằng sau những câu văn này, ta thấy được giọt nước mắt nghẹn ngào thương xót của tác giả dành cho nỗi đau thân phận con người và thái độ căm phẫn trước cái xấu cái ác đang chà đạp lên phẩm giá của người con gái nghèo…
Tuy nhiên A Sử chỉ trói được chứ không thể cầm giữ được tâm hồn của Mị, vì khát vọng sống nồng nàn gửi trong tiếng sáo đã đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Mị quên căn phòng giam cầm trong bóng tối bủa vây nên trong đầu Mị chỉ muốn đi, muốn thoát khỏi địa ngục trần gian này.Nhưng thương thay cho Mị trong lúc định vùng vẫy theo cơn mơ, những sợi dây thắt chặt vào da thịt khiến tay chân cô không cử động được, đã đưa Mị trở về với hiện thực cay đắng, Mị không còn nghe thấy tiếng sáo nữa, chỉ nghe thấy “ Tiếng chân ngựa đạp vào vách. Giấc mơ đẹp vụt tan biến như ảo ảnh khiến Mị thổn thức liên tưởng về kiếp sống của mình không bằng một con ngựa.
Như vậy là, hiện thực tàn nhẫn đưa Mị về với số phận tủi buồn của người con dâu gạt nợ: “Đời người con gái lấy chông ở Hồng Ngài, chỉ biết đi theo đuôi ngựa ở nhà chồng”.Suốt đêm xuân, Mị bị trói đứng, trog hơi men nồng nàn, trong tiếng sao tình tứ ai oán,nhưng có một điều kì lạ là sức sống tiềm tàng đã tiếp thêm sức mạnh giúp cô quên đi nỗi đau tê dại về thể xác. Tiếng sáo lặp đi lặp lại trong đoạn văn như biểu tượng cho sức sống bất diệt của con người.Nhân vật Mị còn được nhà văn đặt trong hoàn cảnh đối lập giữa thân phận và tính cách để đem lại cho người đọc những khám phá bất ngờ trong cách giải quyết logic và biện chứng. Sau đêm tình mùa xuân đầy éo le và đau đớn,dáng vẻ bề ngoài và thái độ của Mị dường như đã quay về với con người nhẫn nhục vô cảm, vô hồn. Cha con thống lí đã biến cô gái yêu đời yêu sống ngày nào thành cái bóng thầm lặng.
Tuy nhiên, tác giả vẫn nhận ra sự sống vẫn âm ỉ tiềm tàng đâu đó trong lòng Mị mà chính cô cũng chưa tự nhận ra và khai thác nó. Sự sống ấy đã quay trở về trong một đêm đông lạnh lẽo ở Hồng Ngài gắn với sự xuất hiện của nhân vật A Phủ. A Phủ là chàng trai nghèo, có bản tính phóng khoáng tự do nhưng vì dũng cảm chống lại sự bất công nên anh bị thống lí Pá Tra bắt phạt vạ, bị bắt làm người trừ nợ. Một lần mải bẫy nhím để Hổ ăn mất bò nên A Phủ bị phạt trói đứng vào cột , bị bỏ đói giữa những ngày đông lạnh.
Chính những nỗi bất hạnh của A Phủ và sự tàn ác của cha con nhà thống lí đã làm thức dậy tình thương và tinh thần phản kháng của Mị.
Đêm đông trên núi cao thường dài và lạnh, Mị có thói quen dậy sớm, thổi lửa hơ tay. Nhiều đêm A Sử đi chơi về muộn, thấy Mị ngồi cạnh bếp ngứa tay “đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp”. Ấy vậy mà đêm sau,Mị vẫn ra sưởi như đêm trước, đây là biểu hiện của con người đã chai sạn với khổ đau.
Vì vậy, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay, thậm chí cô còn có ý nghĩ lạnh lùng: “ Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Vì sao cô thiếu nữ nhân hậu ngày nào lại có thái độ dửng dưng trước một hoàn cảnh thương tâm. Có phải việc bắt trói người đến chết là việc làm quen thuộc ở nhà thống lí? Hay bởi vì Mị sống lâu trong cái khổ nên đã quen rồi? Những lý do ấy đều có cơ sở thực tế từ nguyên nhân sâu xa nhất là vì chính Mị cũng đang bị vùi dập cầm tù đến mức tê liệt cảm xúc cảm giác. Cô không biết đau cho nỗi đau của mình thì làm sao biết thương cho nỗi đau người khác.
Thực sự Tô Hoài đã rất tài tình để xây dựng chuỗi tâm lý của nhân vật Mị như vậy, một cô gái vừa hiền dịu, có phần yếu đuối, một nửa bên hình bóng ấy chính là một người con gái kiên cường, không chịu khuất phục, mạnh mẽ vượt lên trên hoàn cảnh để giải thoát chính mình. Cảm xúc của Mị đang bị tê liệt, nỗi đau quá lớn tưởng rằng sẽ không lấp đầy, thổi phồng sự sống trong Mị, Ấy mà vậy nhà văn đã để cho hình ảnh Mị xuất hiện thêm lần nữa, lần cuối cho sự giải thoát kiếp sống như “ con rùa” trong xó cửa vậy.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT A PHỦ TRONG CHUYỆN "VỢ CHỒNG A PHỦ"
TIẾNG SAO TRONG ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN
DIEN BIEN TAM TRANG MI SAU KHI VAO LAM DAU NHA THONG LY