Động cơ phản lực hoạt động thế nào ngoài không gian? - Câu hỏi hay
Động cơ phản lực muốn hoạt động được thì cần phải có không khí. Tuy nhiên khi các tàu vũ trụ ra khỏi khí quyển trái đất thì cách thức hoạt động của các động cơ này sẽ như thế nào? (Lý Ling) Độc giả có câu hỏi khác, mời ...
Động cơ phản lực muốn hoạt động được thì cần phải có không khí. Tuy nhiên khi các tàu vũ trụ ra khỏi khí quyển trái đất thì cách thức hoạt động của các động cơ này sẽ như thế nào? (Lý Ling)
Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây
Động cơ phản lực theo mình nghĩ hoạt động dựa trên nguyên lý bảo toàn động lượng ( tổng động lượng trong 1 hệ kín được bảo toàn). Do đó khi nhiên liệu phụt ra với vận tốc v1 và khối lượng m1, khối lượng còn lại m2 của nó sẽ tăng dentav2 thoả mãn v1.m1=dentav2.m2. Do đó nó không cần môi trường xung quanh như không khí mà vẫn hoạt động được - (cương)
Đơn giản. Tàu vũ trụ mang theo ô xy dạng lỏng nên động cơ vẫn chạy được mà không cần không khí. - (anhdoctor)
Các tàu vũ trụ dùng động cơ tên lửa. Động cơ tên lửa hoạt động nhờ nguyên tắc phản lực: khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt, nó tạo ra áp suất lên thành buồng đốt cân bằng về mọi hướng. Ở vị trí ống phụt, áp suất bị sụt giảm, vì thế, áp suất (mất cân bằng) ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa tiến về phía trước.Vì vậy, tên lửa có thể hoạt động trong môi trường không có không khí. - (Việt Anh Vũ)
động cơ phản lực không gian dùng Oxy và hydro hóa lỏng bạn ơi, nên ra ngoài không gian nó vẫn dùng được
2 nữa khi ra ngoài không gian động cơ phản lực đa phần chỉ dùng để chuyển hướng để lợi dụng lực "swing by" tăng tốc và giảm tốc thôi nên không cần nhiều nhiên liệu lắm.... - (Nguyễn Mạnh Cường)
Thế này cho dễ hiểu nhé: trong bầu khí quyển, có không khí, động cơ phản lực tạo lực đẩy vào không khí (nguyên lý ngoại lực) tạo sự chênh áp suất, đẩy tàu về trước; ra ngoài khí quyển, không khí đâu mà đạp vào mà đi đâu! Nên muốn đổi hướng tàu, động cơ phản lực tàu vũ trụ áp dụng nguyên lý nội lực, tức là giống như ý bạn phía trên có giải thích, ta hình dung cái bong bóng thổi hơi và bịt kín, các ngẫu lực (cặp lực vẽ từ tâm bong bóng lên thành bóng theo hai hướng trực đối) tác động từ tâm lên bất kỳ điểm nào của bong bóng sẽ đối xứng và bằng nhau, tất cả các điểm trên bề mặt bong bóng đều chịu một lực (ví dụ là 10 N như nhau), bong bóng đứng yên. nhưng khi chích nó một phát, chỗ lổ chích bị mất áp,lực tại đây lập tức bằng 0, ngẫu lực này lập tức bất đối xứng, phía trực đối của tâm bong bóng lúc này lực vẫn còn là 10N, đây là hướng lực sẽ đẩy thành bong bóng về hướng đó, bong bóng sẽ bay về hướng đối xứng với lỗ chính (do lực 10N này kéo/đẩy). Động cơ tên lửa lúc này cũng vậy, muốn cho tàu về hướng nào thì cứ đốt buống đốt và và "chích" cái " bong bóng" phía đối diện. Oxy hay hydro dì đó chỉ để tạo ra hỗn hợp cháy gây áp suất thôi, vì lúc đó là chân không, có đi mua cũng không có nhiên liệu ngoài khg gian. Rõ nhé! - (NGUYỄN THẾ THÔNG)
Theo mình biết thì tàu vũ trụ hoạt động ngoài không gian thì không dùng động cơ phản lực. Tàu vũ trụ bay trong không gian do không có không khí nên không có ma sát. Chính vì vậy con người chỉ cần phóng lên một vận tốc nhất định thì tàu sẽ tự quay quanh 1 quỹ đạo với lực hướng tâm là lực hấp dẫn. - (Duc Khanh)
Có hai điều chia sẻ với mọi người. Oxi để đốt nhiên liệu và lực đẩy để tàu tiến lên phía trước khi bay trong môi trường không có không khí. Vấn đề oxi thì có nhiều bạn đã tự giải thích được. Động cơ dùng nhiên liệu gồm Hidro và Oxi hóa lỏng nên nó không cần không khí bên ngoài. Tôi không đi sâu vào vấn đề này nữa. Vấn đề lực đẩy tác dụng vào đâu để đẩy tầu về phía trước được giải thích theo nguyên lý sau. Các bạn hãy tưởng tượng khi ta đứng trên một chiếc thuyền nhỏ giữa hồ nước cùng một tảng đá trên thuyền. Khi ta ném hòn đá ra xa thì tự nhiên thuyền sẽ bị đẩy theo hướng ngược lại với chiều bay của hòn đá. Vận tốc chuyển động của con tàu tại thời điểm hòn đá bay đi bị ảnh hưởng bởi khối lượng và vận tốc bay của hòn đá. Trong trường hợp này là tỷ lệ thuận. Tức là hòn đá càng nặng và ta ném càng mạnh thì cái thuyền trôi càng nhanh. Đây đơn giản chỉ là định luật bảo toàn năng lượng. Với động cơ phản lực của tàu vữ trụ ta sẽ coi con tàu là chiếc thuyền, và lượng khí sinh ra sau khi hỗn hợp Hidro và Oxi được phản ứng cháy nổ được coi như hòn đá trên thuyền. Hàng tỷ tấn khí (hơi nước) được sinh ra sau mỗi giây sẽ tạo thành một khối năng lượng khổng lồ để đẩy con tàu vũ trụ nặng khoảng 7 tấn bay với tốc độ cực lớn trong vũ trụ. Định luật này đúng với mọi môi trường chuyển động (nước, không khí, chân không). - (Nguyễn Nhật Triều)
định luật thu 3 của Newton nói rằng một vật thể tác động một luc lên vật thể thu 2, vật thể thu 2 sẽ tác động nguợc lại một luc cùng cuờng độ và nguợc chiều lên vật thể thu nhất. Mặc dù trong không gian không có không khí , sự phát nổ của nhiên liệu tác động một luc lên động cơ hay phi thuyền theo huớng đi tới , theo định luật thu 3 của Newton, phi thuyền tác động một luc nguợc lại ra đằng sau đuôi của phi thuyền đẩy phi thuyền đi tới phía truớc . Phản lực của động cơ jet không phải đẩy không khí mà chính là phản luc của bản thân phi thuyền hay máy bay đẩy đi đó thôi . Nếu ta hiểu rõ định luật thu 3 của Newton thì sẽ hiểu đuợc hoạt động của động cơ jet. - (jn)
Thường với môi trường ngoài không gian, có thẻ sử dụng động cơ phản lực với nhiên liệu được nén lại và mang theo. Nhưng hiện nay, các tàu có thời gian hoạt động dìa đã chuyển sang sử dụng động cơ ION, sử dụng các hạt mang điện để tạo lực đẩy. - (Duc Thien)
Khi bạn di chuyển, bạn cần một điểm tựa để tiến lên phía trước. Động cơ tên lửa cũng vậy, khi hoạt động trong vùng khí quyển trái đất thì nó sẽ tác dụng lên không khí + chất thải nó để tiến lên phía trước. Khi hoạt động ở ngoài trái đất thì khi nó hoạt động sẽ thải ra khói , tên lửa sẽ lấy khói làm điểm tựa để đẩy nó tiến lên phía trước theo một quỹ đạo đã được lập trình sẵn ( Và cái này mình hiểu là các nhà khoa học áp dụng định luật III Niu Tơn) - (Phạm Điệp)
Tàu vũ trụ ngoài không gian dùng động cơ tên lửa hoạt động trên nguyên lý phản lực. Cũng có thể gọi là động cơ phản lực như bạn nói nhưng khác với động cơ phản lực của máy bay cần không khí thông qua một máy nén khí rồi trộn với nhiên liệu (xăng) để đốt cháy tạo áp lực thổi ra phía sau và dẫn vào 1 tuabin khí làm quay cánh quạt để giúp báy bay tiến về phía trước. Còn ngoài không gian nó phải cần cả 2 bình khí nén 1 bình O2 và 1 bình H2 sau đó trộn và đốt cháy H2 để tạo ra áp lực lớn thổi ra đằng sau đẩy tên lửa tiến lên hướng ngược lại. Ngoài không gian thì lực cản nhỏ nên chỉ cần thổi 1 chút rồi để trôi tự do tới vị trí mới rồi lại phanh cũng dùng chính nó theo phương ngược lại để tiết kiệm nhiên liệu. - (Việt Nguyễn)
khi o trong bau khi quyen, dong co phan luc su dung nguyen tac vat ly va khi ra ngoai khong gian dong co phan luc su dung nguyen tac phan ung hoa hoc de day phi thuyen di - (phi hanh gia tuong lai)
Don gian lam cac ban a. Mot vat dung yen trong khong gian muon no di chuyen thi it nhat van phai tac dong len no mot luc mot lan va vat tac dong luc do len no cung chiu tac dong mot luc nguoc lai theo Newton 3. Neu ban dong y voi ly thuyet tren thi ban se hieu ngay . ta co the coi luong khi phat ra tu dong co la mot dang vat chat. Luong khi tiep theo duoc phat ra tu dong co se tac dong len luong khi phat ra truoc do mot luc dong thoi no cung nhan duoc phan luc. Chinh phan luc nay se giup tau di chuyen trong khong gian ket hop voi quan luc quan tinh san co cua no. Con ve mat nhien lieu ta khong can qua tam no la khi gi, co the la oxy long va hidro long hay bat ki nhien lieu nao cung duoc mien la sinh cong toi uu nhat. - (Nguyen)
Tàu vũ trụ sử dụng động cơ phản lực với nhiên liệu 2 thành phần, trong đó có 1 thành phần là ô xy lỏng. Động cơ phản lực của máy bay là loại chỉ mang theo 1 nguồn nhiên liệu cháy, còn ô xy thì lấy thẳng từ không khí. - (Niem Hoang Xuan)
Lý Ling: bạn nhầm lẫn giữa các bay của động cơ phản lực và máy bay trực thăng rồi. Đúng là không có không khí thì máy bay trực thăng không bay được nhưng các máy bay sử dụng động cơ phản lực vẫn bay được vì nó hoạt động dựa trên nguyên lý bảo toàn động lượng. - (Quang Liêm)
Giống như khi bạn bắn súng, viên đạn đi ra và súng giật ngược lại. Tàu vũ trụ dùng nguyên lý đó - (Thaitp0999)
Chào bạn,
có nhiều câu trả lời dành cho câu hỏi của bạn lắm. Đối với những chương trình cũ như Space Shuttle Program (và chắc là cả chương trình Apollo nữa) thì giống như một số bạn đã trả lời: đốt oxygen và hydrogen hóa lỏng để tạo lực đẩy cho tàu vũ trụ. Còn với những vệ tinh quay quanh trái đất, mình chắc chắn nhất, như những hệ thống GNSS như GPS và GLONASS thì các vệ tinh có chứa nhiên liệu hydrazine (N2H4, hoàn toàn không chứa oxygen), bơm qua một lớp xúc tác giúp nguyên liệu tự cháy (nói cháy ở đây cũng không đúng lắm nhé bạn, tiếng Anh là combusted) và tạo ra lực đẩy giúp vệ tinh có thể chỉnh lại quỹ đạo. Động cơ đốt tỏ ra khá hiệu quả về mặt kinh tế cho những chương trình không gian gần Trái Đất, tuy nhiên lại không hiệu quả với nhưng chương trình thám hiểm không gian sâu (Deep Space Program). Như chương trình Cassini thám hiểm Sao Thổ và mặt trăng Titan thì tàu vũ trụ lại được trang bị động cơ đẩy ion. Loại động cơ này, thay vì đốt cháy hợp chất hóa học, chúng sử dụng từ trường để gia tốc và thải các hạt ion, nhờ đó tạo lực đẩy. Nhược điểm của loại động cơ này so với động cơ tên lửa đẩy truyền thống là rất yếu (TB 2.3 KW Deep Space 1), nhưng có thể hoạt động liên tục theo đơn vị năm trước khi hết hoàn toàn nhiên liệu.
Để tìm hiểu thêm, bạn có thể ghé trang web của Phòng Thí Nghiêm Tên Lửa Đẩy (Jet Propulsion Laboratory) của NASA và CalTech để tìm hiểu thêm với các từ khóa ion engine, hydrazine thruster, Cassini, Spacecraft...
Thân - (Lê Hoàng Hà)
tất cả đều trả lời sai. thực tế tàu vũ trụ chỉ thực sự chạy động cơ để chống lại lực hấp dẫn của Trái Đất cũng như hành tinh nó tới và đi, đến khi khoảng cách đu xa động cơ sẽ tắt vì trong không gian chân không không có lực hấp dẫn cũng như không khí tạo lực cản nên cứ thế mà bay không cần bất cứ lực nào bổ sung. - (ttw)
Nhiên liệu đã đượ cnạp sẵn trong tên lửa rồi, vấn đề ở đây là khi cháy nó tạo ra lực đẩy nhưng không có điểm tựa - (Cao Thành)
Động cơ phản lực (dùng cho tàu vũ trụ) đúng là dùng nhiên liệu Oxy và Hydro hoá lỏng, hai chất này được đốt cháy hoàn toàn nên năng lượng sinh ra rất lớn đủ để đẩy phi thuyền ra ngoài không gian. Khi bay ở ngoài không gian do không có không khí và lực hút của Trái đất tác động nên tàu vũ trụ chuyển động thẳng đều mãi mãi với vận tốc không đổi 7,8km/giây (định luật 2 Newton) do đó không cần sự hoạt động của động cơ. Khi muốn thay đổi quỹ đạo thì lại kích hoạt động cơ đốt nhiên liệu. - (Quốc Hôi)
Xin trả lời câu hỏi của tác giả, ở ngoài vũ trụ vẫn có các hạt vật chất, mặc dù khá ít. Còn oxy thì tàu nào cũng mang theo từ trái đất để dùng nhá (dưới dạng lỏng).
Ngoài vũ trụ chỉ cần một lực cực kỳ nhỏ cũng khiến ta di chuyển mãi mãi. Vì không trọng lực, nghĩa là các lực tác dụng vào ta hầu như đều bị triệt tiêu! Mong các bạn cho thêm ý kiến nhấ. - (halo)
Khi ra khỏi bầu khí quyển, tàu vũ trụ di chuyển bằng lực quán tính và hướng tâm (trái đất) - (Linh)
Phi thuyền vũ trụ dùng động cơ tên lửa và hoạt động theo định luật 3 newton và bảo toàn động lượng bạn ạ. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)
Câu hỏi này có ý như sau: Về mặt động lực học, khi ra ngoài vũ trụ, không có không khí thì việc thực hiện "động lực học" như thế nào?.... - (Vô Cực)
Động cơ chỉ giúp tàu vượt qua tầm khí quyển thôi còn ra không gian thì chuyển động theo quán tính. Nếu bạn tạo cho vật một gia tốc thì khi không còn bị tác động bởi ma sát nó sẽ chuyển động theo gia tốc đó mãi mãi. - (Thành Be)
Đa phần là động cơ phản lực tên lửa dùng nhiên liệu hạt nhân (có sinh năng lượng cực lớn nhưng không cần oxi). Khi phóng tên lửa, động cơ sinh ra một lực tác dụng vào mặt đất và không khí, theo định luật III Newton thì mặt đất và không khí cũng sẽ tác dụng lại tên lửa một lực, lực này tạo ra gia tốc để tên lửa tăng tốc lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp I và bay vòng quanh Trái Đất. Sau đó, một bộ phận (tần) của tên lửa được tách ra, tạo cho tên lửa một phản lực để tăng tốc lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 2, thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất và theo quỹ đạo đã tính toán để đến địa điểm đích, nếu địa điểm ngoài hệ mặt trời, tên lửa phải thực hiện một thao tác tương tự như trên để vượt qua tốc độ vũ trụ cấp 3 và ra khỏi hệ mặt trời (chống lại lực hấp dẫn của mặt trời).
Sau khi gia tốc, tên lửa sẽ chuyển động thẳng đều (định luật I Newton) vì trong không gian không có lực ma sát, cũng không có vật chất để sinh ra "phản lực", trừ khi bị rơi vào trường hấp dẫn của một thiên thể nào thôi (nhưng mã quỹ đạo đã được tính toán trước rồi mà, khó xảy ra chuyện này). Nếu muốn rẽ hướng nào (gia tốc về hướng đó) thì cứ quăng một bộ phận ra hướng ngược lại, muốn tăng tốc thì quăng về sau, giảm tốc thì quăng về trước, nhưng không phải lúc nào cũng có đồ để "quăng". - (Sơn)
đau ruột với các comment. Ở ngoài không gian vẫn có các phân tử khí bạn ơi, chỉ là rất loãng thôi. Tầu vũ trụ cần những hạt rất ít đó để đẩy đi đó. - (hai hoang)
Khí hoá lỏng! - (Biker)
ten lua mang theo tat ca nhung thu can thiet roi: nhien lieu, oxy dang long...! - (Hoang Cuong)
Trong môi trường chân không vật nào đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật nào chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động. Nên mình nghĩ động cơ phản lực chỉ dùng để đẩy tên lửa ra khỏi lực hấp dẫn và chuyển hướng trong không gian. Trong không gian thì dùng oxy hóa lỏng để đốt cháy nhiên liệu khi cần thiết. - (sondv)
Nói chung hiểu đơn giản là sau khi phóng tàu khỏi quỹ đạo trái đất .Tàu sẽ đi vào không gian theo quán tính .Vì ko còn lưc hút trái đất ...... - (đức Thiện)
O ngoai khong gian nguoi ta khong su dung dong co phan luc, cac tau vu tru & ten lua dan dao su dung dong co ten lua. - (Hoang Son)
Nhiên liệu của động cơ phản lục trong không gian đã bao gồm cả chất oxy hóa, có thể ở thể rắn hoặc lỏng nên không cần oxy bên ngoài (làm gì có oxy ở bên ngoài vì ở trong vũ trụ mà) - (NVD)
Để phóng vệ tinh lên không gian thì cần phải đạt tới vận tốc vũ trụ cấp 1 không nhầm thì là 7.9 km/s khi đã tiếp cận quỹ đạo của nó quanh trái đất lúc này nó sẽ chuyển động quanh trái đất giống như mặt trăng vậy. - (khánh)
Theo mình nghĩ nó giống trái bóng bay bơm đầy khí thôi, lực tác dụng đều nhau về hướng và độ lớn cả phía trong và ngoài nên nó đứng yên, khi bị lủng thì phần gần lỗ lủng phía trong giảm áp suất và quả bóng bay về hướng đối diện với lỗ. Động cơ tên lửa luôn tạo ra 1 áp lực và có 1 lỗ lủng phía sau nên nó di chuyển về phía trước :D - (AK)
chính xác là khi ra khỏi ảnh hưởng lực hút của các hành tinh (Trái đất chẳng hạn) tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo nào đó do con người thiết kế (bay bằng lực quán tính). khi cần thay đổi quỹ đạo thì điều chỉnh một vài động cơ phụ nào đấy trên tàu vũ trụ. - (AnhHP)
Ví dụ phóng vệ tinh vinasat: sau khi tên lửa ra khỏi khí quyển thì động cơ được kích hoạt. Động cơ này hoạt động gồm hỗn hợp khí hóa lỏng có O2 và H2 - (Manh Nguyen)
Động cơ đẩy ion bạn ơi... - (minh_sang_pc)
Mệt quá trong nhiên liệu rắn có thành phần là oxygen. Ra không gian nhờ các phản ứng oxy được giải phóng đồng thời trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. - (anhbeo)
Lợi dụng lực hút của các hành tinh, để tàu vũ trụ hoạt động. Chuyển hướng, giảm tốc sẽ dùng các động cơ phản lực bố trí tại một vài vị trí xung quanh tàu (kể cả mũi tàu). Nguyên lý hoạt động của tên lửa thì các bạn đã biết, việc vận hành trên không gian chỉ có thể vận dụng: Lực hút các hành tinh, năng lượng mặt trời và nguyên liệu mang theo con tàu. - (giangtuandat)
Ơ! Thế ngoài không gian động cơ không chạy bằng năng lượng mặt trời được à? - (Minh Đặng Cao)
Mình nghĩ là nhiên liệu rắn sẽ phản ứng nhau tạo ra sự cháy (tạo oxy). Bạn nghĩ sao trong quả bom các chất cháy như thế nào để tạo ra áp lực nổ bom. - (Phạm Phú)
Hầu hết đều trả lời lạc đề. Ý tác giả muốn hỏi ngoài không gian không có không khí thì động cơ phản lực đẩy vày cái gì để mà chạy tới. Chứ không phải hỏi lấy cái gì để đốt nhiên liệu. Câu trả lời của mình là khi đã phóng một động cơ phản lực ra đc khỏi phạm vi lực hút trái đất thì tắt máy đi ngủ thôi. Ngoài đó không có không khí nên không có masat, và con tàu đó sẽ bay mãi với 1 vận tốc không đổi mà không cần tiếp thêm lực. - (Xuân Trường)
Theo tôi được biết, tàu vũ trụ đã mang sẵn nhiên liệu & oxy (chất oxy hoá). 2 chất này được hoà trộn với nhau theo đúng tỷ lệ của phản ứng oxy hoá. Vì vậy phản ứng vẫn xảy ra khi ra ngoài khí quyển. Hơn nữa, khi ra ngoài khí quyển thì lực hút trái đất rất nhỏ (trên trạm không gian) nên cũng không cần cung cấp thêm lực đẩy nếu không cần thay đổi vận tốc... - (Văn Mạnh Nguyễn)
Thuốc đạn nổ trong viên đạn không cần có oxy. Trái lựu đan nổ dưới nước củng không cần có Oxy. Nếu đem viên đạn hay trái lựu đan ra ngoài không gian thì chúng củng nổ như ở dưới trái đất. Sự cháy/nổ không hẵn là phải có oxy. Chỉ hiếu có một chiều là cháy phải cần có oxy là thật là thiễn cận. Và một điều nửa là các tàu vủ trụ không dùng ống phản lực như máy bay. - (The Old Man)
Động cơ phản lực muốn hoạt động được thì cần phải có : Nguồn nhiệt + Chất cháy + Ôxy. Tuy nhiên khi các tàu vũ trụ ra khỏi khí quyển trái đất thì cách thức hoạt động của các động cơ này sẽ phải có : Ôxy + Chất cháy + Nguồn nhiệt & tất cả những điều kiện này sẽ được các nhà chế tạo gói chúng lại trong 1 cái bình gọi là bình nhiên liệu hoặc khoang nhiên liệu. Tất nhiên khi nào muốn động cơ hoạt động thì phải lấy bật lửa hoặc diêm để mồi thì động cơ phản lực mới hoạt động được. @^^@. Động cơ tên lửa hoạt động được là nhờ nguyên tắc phản lực: khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt, nó tạo ra áp suất lên thành buồng đốt cân bằng về mọi hướng. Ở vị trí ống phụt, áp suất bị sụt giảm, vì thế, áp suất (mất cân bằng) ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa tiến về phía trước. Vì vậy, tên lửa có thể hoạt động trong môi trường không có không khí. - (Minh Anh Vũ Đức)
Bạn ấy nhầm ở chỗ: khi ra khỏi khí quyển thì trọng lực không còn nhưng vẫn tồn tại không khí (N, CO2...) chứ đó không phải là CHÂN KHÔNG. Nguyên tắc hoạt động của tàu vũ trụ là phản lực theo nguyên lý của NEWTON. - (Anh Mập)
Suy ngĩ trừu tượng quá mấy bạn. Nó chay bang gió đó. Chỉ cần tạo ra luồng gió bằng cơ khí hay bằng gì đó thì có thể đưa phi thuyền đi một cách dể dàng. - (anhsao_bang61)
Động cơ phản lực dùng trong các con tàu vũ trụ luôn mang theo hai thành phần: nhiên liệu (chất khử) và chất oxi hóa (không nhất thiết là oxi). Còn trong không gian, tàu không "đẩy" vào không khí để di chuyển mà chính dòng khí do hh nhiên liệu cháy đẩy về phía sau (buồng đốt tất nhiên có đầu kín) là động lực giúp nó tiến lên (theo ĐLBT momen động lượng). - (Đào Lê Minh Huy)
Động cơ phản lực hoạt động theo nguyên lý là khi co dòng khí phụt ra thì bản than dòng khí dó gây ra phản lực để đẩy động cơ về phía ngược chiều rồi.nó không phụ thuộc vào mật độ không khí xug quah nên ra vào vũ trụ vẫn đẩy bình thường.giống như viên đạn bay ra khỏi nòng súng làm súng giật ấy mà.ok - (thuong thoi)
Câu hỏi của bạn rất hay. Nhưng nó động đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Tuy nhiên, tôi cũng xin trả lời bạn dưới góc độ của vật lý phổ thông. Bạn cần hiểu các định luật sau: 1- Định luật Niu Tơn thứ 3: (Lực và phản lực) Lực tương tác giữa hai vật có cùng một hướng và mô đun, nhưng có chiều ngược nhau. Máy bay, tên lửa, tầu thủy áp dụng định luật này và có hai cách như sau: - Đối với máy bay cánh quạt, tầu thủy thông thường đều dùng cánh quạt để tạo ra luồng không khí (Hoặc luồng nước) đẩy ra phía sau, khi đó phản lực của luồng khí (Nước) sẽ giúp đẩy máy bay (Tầu thủy) lên phía trước. - Đối với máy bay phản lực hoặc tên lửa. Người ta tạo lực đẩy bằng cách đốt cháy hỗn hợp cháy trong bình để tạo áp lực và cho phun ra ngoài để tạo lực đẩy. Vấn đề bạn hỏi chính là ở chỗ này. Trong vũ trụ sẽ không có không khí giống như ở trái đất, cũng đồng nghĩa với việc không có O xy cho sự cháy. Vì thế, tầu vũ trụ không thể dùng phương pháp đẩy bằng cánh quạt. Để đốt cháy nhiên liệu, các nhà khoa học phải sử dụng oxy ở dạng lỏng hoặc rắn mang theo để thực hiện quá trình đốt cháy này. 2- Định luật Vạn vật hấp dẫn. Hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 sẽ hút nhau bằng lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn giữa một vật có khối lượng m đặt trên bề mặt trái đất sẽ là: F= γ. M.m / R2 (γ- Hằng số hấp dẫn. M- Khối lượng trái đất. R bán kính trái đất. m- khối lượng vật đặt trên mặt đất) Để phóng tầu vũ trụ ra khỏi trái đất, bạn phải tạo ra lực đẩy lớn hơn lực này (Tất nhiên còn một số lực khác như lực cản không khí, lực ly tâm v.v.) và tầu sẽ thoát ra khỏi lực hút của trái đất để đi vào vũ trụ. Vấn đề, khi đã ra khỏi lực hút của trái đất, tầu có cần duy trì lực đẩy nữa không? Chúng ta có định luật Niu Tơn thứ nhất. 3- Định luật Niu Tơn thứ nhất. (Định luật quán tính) Mọi vật vẫn giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không có một lực ngoài tác động lên vật gây biến đổi trạng thái đó. Vậy thì khi không có không khí, tức là không có lực cản từ bên ngoài. Tầu sẽ không cần duy trì lực đẩy mà nó vẫn giữ nguyên tốc độ bay của nó. Đúng như một số bạn đã viết, chỉ khi cần thay đổi quỹ đạo bay hoặc khi cần trở về trái đất, chúng ta mới cần sử dụng lực đẩy trở lại. Vài điều trao đổi. Chúc các bạn vui vẻ . - (Kỹ sư: Chu Sĩ Dương)
Tên lửa ngoài không gian có 2 loại, thứ nhất dùng nhiên liệu lỏng có oxy hoá lỏng như các bạn đã phân tích ở trên, loại hai dùng nhiên liệu rắn - (lê phúc)
đã ra ngoài trái đất thì không cần nhiên liệu nữa mà nó bay lơ lửng khi nào mới sẽ rơi xuống trái đất - (thotongkien)
Khi bạn đung tren thuyen nem hon da ve mot huong se co phan luc day ban va thuyen chuyen dong theo huong nguoc lai. Con dong co phan luc khong nen da ma nem khi chay ve 1 huong de no chuyen dong theo huong nguoc lai! - (Tiep is)
tất cả các máy hỗ trợ di chuyển đều dựa trên lực và phản lực. đối với xe cộ thì phản lực và lực là lực ma sát nghỉ. Đối với máy bay thì lực và phản lực là lực đẩy giữa cánh máy bay và không khí. Tương tự thì có nguyên lý hoạt động của các tàu dưới nước. Đối với máy bay phản lực thì nó đẩy khí cháy về phía sau và sẽ có một lực ngược hướng di chuyển khí cháy tạo nên lực để tàu vũ trụ di chuyển. - (bd)
Phan Luc khong can khong khi - (Don La)
đơn giản thôi.....nó dùng oxy hóa lỏng được dự trữ trong thân đối với động cơ nhiên liệu lỏng......hoặc là oxy và nhiên liệu đc phối trộn với nhau theo tỷ lệ tối ưu và đc làm đông đặc lại. loại này đòi hỏi phải dùng động cơ nhiên liệu rắn........loại động cơ sử dụng nhiên liệu rắn có ưu điểm là cho lực đẩy rất lớn tốc độ cao nhưng chế tạo động cơ và làm đông đặc nhiên liệu thì đòi hỏi công nghệ rất cao.... - (quangsoai)
Theo tôi nghĩ ngoài không gian vẫn có không khí nhưng mật độ cực kỳ loãng. Mật độ loãng như thế thì động cơ phản lực hoạt động rất kém nhưng bù lại lực ma sát rất nhỏ. Bay trong không gian chỉ cần một cái đạp chân vào điểm tựa cố định bạn có thể di chuyển được hàng chục đến hàng trăm km vì ma sát cực bé lẫn không có trọng lực. Việc đốt cháy thì nhiên liệu động cơ phản lực đã mang theo rồi có thể là oxy lỏng có thể là hỗn hợp chất cháy dạng bột không cần ô xy. Vì lực ma sát cực bé như thế mà người ta đã nghĩ đến những con tàu vũ trụ dùng cách buồm để hứng các hạt (???) như hứng gió để tạo lực đẩy. Các hạt (???) tác động vào cánh buồm nhỏ mức nào ai cũng biết nhưng với ma sát gần như bằng 0 thì nó cũng là lực đẩy đáng kể. - (Nguyễn Quang)
hinh dang ong phut la quan trong nhat quyet dinh suc manh va hieu suat dong co phan luc :Q - (B40)
cac Bac sai ca roi, chuyen dong theo nguyen tac phan luc thi lien wan j toi khong khi? noi don gian la: khi mot phan tu cua he bi day ra va di chuyen ve mot phia thi phan con lai cua he di chuyen theo huong nguoc lai, khoi tam cua he van ko thay doi. - (Lương Tấn Lộc)
Trong môi trường vũ trụ, phi trọng lượng, tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo lập trình bằng lực quán tính lúc phóng giai đoạn cuối ( vận tốc vũ trụ thứ nhất (7,9 km/giây tại độ cao 0, tại mặt đất). Để thoát hẳn khỏi sức hút của Trái Đất để đi đến các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, tên lửa vũ trụ phải phát triển được vận tốc vũ trụ thứ hai (11,19 km/giây tại độ cao 0, vận tốc vũ trụ thứ ba (16,7 km/giây) đi sao Hỏa chơi). Tên lửa hoạt động trong không gian chỉ để chỉnh lại quỹ đạo (bị thấp dần do vẫn chịu sức hút trái đất dù rất nhỏ ). Tàu mang theo oxy để phát động tên lửa hiệu chỉ quỹ đạo, thi thoảng mới chạy. Ví dụ ISS phải tiếp nhiên liệu vì bay lâu hàng năm trên quỹ đạo. Tất cả tên lửa đều không dùng không khí mà đốt bằng oxy có trong thân. Các tên lửa phản lực quân sự vẫn có nhiều loại lấy oxy từ không khí, nhưng không liệt vào động cơ tên lửa ( Động cơ phản lực dùng không khí hay được dùng cho máy bay như ramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh), scramjet (động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm), turbojet (động cơ phản lực một luồng tuốc-bin), turbofan (động cơ phản lực phân luồng tuốc-bin)... hút không khí vào làm chất oxy hóa và tạo lượng thông qua. Nhưng cũng có nhiều loại dùng động cơ tên lửa ( SAM2,3 ... phòng không...). - (Bạn Đọc)
Tới bây giờ mà vẩn còn người cho rằng hệ thống phản lực phải dựa vào không khí phía sau mới đẩy tới trước được. - (TOM)
Động cơ Tên lửa sử dụng oxy (O2) dạng khí nén, chất lỏng hay rắn là đơn nguyên ( chỉ riêng O2 ) hay hợp chất. Dạng nhiên liệu càng đặc thì lượng nhiên liệu mang theo càng nhiều, tốc độ và khối lượng giải phóng thành khí phụt ra sau phản ứng cháy càng cao, Tên lửa càng có thêt bay nhanh, bay cao, bay xa.. Tuy nhiên các động cơ Tên lửa giống nhau ở 1 nguyên lý là chỉ có đi và không có quay về, hi hi.. - (Quốc Vũ)
Động cơ phản lực của máy bay và tên lửa (hay vệ tinh; tàu con thoi) về nguyên tắc là giống nhau. Sự chênh lệch về áp suất và nhiệt độ ở 2 đầu động cơ sẽ tạo ra lực đẩy. Cái khác là ở cấu tạo. Động cơ sử dụng trên máy bay hút thẳng oxygen từ bầu khí quyển (intake); không khí qua 1 loạt những hệ thống cánh quạt turbine và compressor để ép lên mức áp suất và nhiệt độ tương ứng trước khi đươc đốt lên để tạo ra phản lực. Động cơ ngoài không gian do có rất rất ít oxygen (chư ko phải ko có tuyệt đối) nên phải tự cung cấp oxygen cho chính nó. Do đó động cơ ko gian phải được làm kín đầu intake. Cấu tạo động cơ ko gian có 2 loại. Loại sử dụng nguyên liệu lỏng ( hydrogen va oxegen long) và loại sử dụng nguyên liệu rắn. Loại sử dụng nguyên liệu lỏng thì oxygen va hydrogen lỏng được xịt ra và đốt bằng điện ở cuối nozzle (phân đuôi của đông cơ phản lực). Rồi áp suất từ hệ thống turbine va compressor ép khí nén ra tăng công lên và đẩy tên lửa đi. Còn động cơ rắn đặt bột aluminum oxide phía trong intake. Khi chất này cháy sẽ tạo ra áp suất và nhiệt lớn đẩy tên lửa đi. - (MechaEng)
Đơn giản. Khói phụt ra đằng sau, tàu tiến lên phía trước. Tên lửa bay nhờ quán tính trái đất - (Phi hành gia Cuội)
ĐL 3 newton đó, chỉ cần tác động 1 lực ra sau thì đồng thời cũng có 1 phản lực ngược lại. K liên quan đến không khí - (0926875222q)
oxi chỉ tồn tại trong khí quyển trái đất.khi ra ngoài không gian chỉ còn năng lượng hat nhan hoat dộng - (quocvuong)
THEO TÔI NGHỈ CÂU NÀY CÓ THỂ HIEU VÀ CÓ 2 CÂU TRẢ LỜI:
1. TRONG KHÔNG GIAN KHÔNG CÓ KHÔNG KHÍ NÊN LỰC MA SÁT BẰNG KHÔNG NÊN KHI PHI THUYỀN VƯỢT QUA HẤP LỰC CỦA TRÁI ĐẤT VỚI VẬN TỐC VỦ TRỤ (12KM/S )RA NGOÀI KHÔNG GIAN VẺ SẺ BAY VỚI VẬN TỐC ĐẦU ĐÓ
2. PHẢN LỰC TRÊN PHI THUYỀN KHI RA NGOÀI KHÔNG GIAN XỬ DUNG NHIÊN LIỆU RẮN + OXY CHỈ ĐỂ TẠO LỰC NHỎ ĐỂ CHUYỂN HƯỚNG, HOẶC GIÃM TỐC ĐỘ THÔI - (gianhhoang)
Theo thuyết newton khi tác đọng 1 lực vào vật thì vật tác dụng lại 1 lực cùng phương, ngược hướng và cùng độ lớn. Trong không khí thì vật ở đây là không khí. Ngoài khí quyển không có không khí thì động cơ làm sao hoạt động được. Đây là mục đích câu hỏi. Nó cũng giải thích cho cái tên "phản lực" của động cơ - (Nguyễn Thanh Tùng)
động cơ phản lực trong không giản là tạo ra những vụ nổ liên tiếp đẩy về phía trước - (Kiến Minh)
Không phải động cơ phản lực nào muốn hoạt động được thì cũng cần phải có không khí. Lên vũ trụ không có không khí nhưng luôn có lực hấp dẫn, các thiết bị vũ trụ hành trình chủ động trong không gian đầy lực này nhờ các động cơ phản lực không cần không khí. - (Ngỗng)
Ngô hùng chắc là giáo viên dạy vật lý cho trường mầm non trên sao hỏa thì phải - (thế)
nó chạy về hướng nào hay chạy vô hướng - (chinhmy2003)
phản lực - (Vũ Thanh Giang)
Khi bay vào không gian..Tàu không cần dùng động cơ phản lực bạn nhé! vì khi vào không gian tất cả mọi vật điều di chuyển với tốc độ không thay đổi ! - (luongthanhnhu)
Các nhà khoa học đã chụp được hết vũ trụ chưa nhỉ - (chinhmy2003)
1. Khi tàu vũ trụ ở vùng có sức hút hấp dẫn (ví dụ trái đất), nó dùng oxi lỏng để đốt nhiên liệu.
2. Khi tàu vũ trụ ra khỏi khí quyển trái đất, nó sẽ không bị lực hấp dẫn nào hút, nó sẽ chuyển động theo quán tính.
3. Khi tàu vũ trụ đến gần quỹ đạo của một hành tinh cần đến (ví dụ sao hỏa), nó bị hành tinh này hút về phía nó, không cần động cơ. - (Nguyễn Đình Tạo)
Ra ngoài vũ trụ làm gì còn chịu lực hấp dẫn của trái đất nữa - (chinhmy2003)
ngoài vũ trụ dông cơ phản lực này là loại dộng cơ sử dụng nhiên liệu hỗn hợp nó gồm hai phần một phần chứa ô-xy ,và một phần chứa chất cháy . khi đốt nó sẽ tự động pha hỗn hợp cháy. - (hieu dam)
đúng là động cơ phản lực thì cần phải có không khí .thí dụ máy bay phản lực cần phải có không khí để đốt nhiên liệu xăng tạo ra phản lực theo đinh luật của Newton. các máy bay này không thể ra ngoài vũ trụ được vì không có không khí. Còn các tàu vũ trụ thì có thể vì bản thân tàu mang theo oxy và H2 có thể tạo ra phản lực mà không cần môi trường đó có không khí hay không đúng như định luật Newton đã nói.Xin nói thêm là muốn thoát khỏi sức hút của trái đất thì con tàu vũ trụ phải cần vận tốc ít nhất 27.000 Km/g. Khi đã ra ngoài không gian rồi không còn sức cản ma sát của không khí nữa thì nó sẽ giữ nguyên vận tốc lúc thoát khỏi trái đất .người ta chỉ dùng các động cơ phản lực để tăng tốc hoặc hạ cánh hay chuyển hướng mà thôi ,miễn là đúng như ĐL newton :đối nghịch chiều với lưc phản.Các bạn muốn dễ hình dung thì cứ thổi 1 bong bóng sau đó bỏ tay ra nó không rơi xuống đất như mọi thứ khác mà bay theo hướng ngược lai của đầu vòi phụt ra không khí. nếu nó bay vòng vòng không theo quỹ đạo nào là do sức cản không khí đã làm lệch hướng bay trước đó - (le vu)
Nếu nói về vật lí thì động cơ tên lửa hoạt động theo cơ chế phản lực, áp dụng quy tắc bảo toàn động lượng nên không cần có mốc để đặt vào lực đẩy.
Về hóa học, động cơ tên lửa sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau trong đó có loại cần sử dụng oxi có loại thì không, nên nó có thể hoạt động ở ngoài không gian mà không cần oxi hoặc mang theo oxi dự trữ bạn nhé.1111 - (việt)
Thế này nhé. Vốn dĩ ở ngoài không gian không co không khí nên đong cơ tên lửa không đẩy tàu vũ trị đi đc, nhưng khi động cơ hoạt đông thì sẽ có khí phụt ra, trong một khoảng thời gian nào đó thi đằng sau tên lửa sẽ có không khí, và nó sẽ là môi trường để tạo ra lực phản lại lực của tên lửa đẩy con tàu về phía trước, thời gian càng lâu khối lượng khí thải ra càng lớn, dẫn đến phản lực tác động vào tên lửa càng tăng. Còn tàu vũ trụ muốn chạy bằng vận tốc ánh sáng thì nhiên liệu phụt ra từ tên lửa phải nhanh hơn hoặc bằng vận tốc á - (bimbiponline2012)
Cai nay la loi do Nguoi hoi khong het y nghia,neu hieu theo cau hoi thi ta chi can hieu tu (kich hoat) se la khong lien quan den khong khi de tao luc phan ma ta can hieu la lay dau ra oxi de kich hoat dong co dot - (Giang Nguyễn)
. Một tên lửa cđộng ngoài không gian thì khôi tâm của nó có di chuyển không? 5. Có khi nào vận tốc tên lửa lớn hơn vận tốc khí cháy ko? có ai rành ko chỉ mình vs - (longnduy9.1)
Các bạn cho mìh hỏi...tuocbin quây được là do đâu - (Vingaymailapnghiep45)