24/05/2018, 22:45

Đôi nét xuất khẩu hàng Việt Nam sang Mỹ

Ngày 3/2/1994 Mỹ đã huỷ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam và sau đó Mỹ cho phép các công ty Mỹ được xuất khẩu các nhu cầu thiết yếu cho con người: lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục… lúc này, quan hệ giữa Bộ Thương mại Việt Nam với ...

Ngày 3/2/1994 Mỹ đã huỷ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam và sau đó Mỹ cho phép các công ty Mỹ được xuất khẩu các nhu cầu thiết yếu cho con người: lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục… lúc này, quan hệ giữa Bộ Thương mại Việt Nam với đại diện thương mại Mỹ và Bộ Thương mại Mỹ đã có những tiếp xúc, thoả thuận cùng nhau giữ mối liên lạc thường xuyên hỗ trợ cho các nhà doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh buôn bán XNK và đầu tư hoạt động thương mại Việt – Mỹ đã có những bước tiến quan trọng (xem biểu 2)

Biểu 2:Kim ngạch xuất khẩu Mỹ – Việt

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 1-2000
Xuất khẩu 198,9 319,2 241,8 294,77 334,75 38,32
Nhập khẩu 252,9 720,3 464 453,62 504,04 48,25
Tổng 415,8 1039,5 705,8 748,39 80/8,79 86,48

Nguồn: Kinh tế và phát triển số 5+6 – 2000

Năm 1996, 4,8% hàng xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển sang Mỹ chiếm 0,04% tổng số hàng nhập khẩu của Mỹ ( ngân hàng thế giới 1998).

Năm 1994 và 1995 “nông nghiệp và lâm nghiệp và chế biến lâm sản chiếm ưu thế hơn trong hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Năm 1996 các mặt hàng xuất khẩu: nhiên liệu và khai khoáng, chế tạo cơ bản, may mặc và chế tạo công nghiệp nhẹ tăng nhanh hơn các hàng hoá nông nghiệp đem đến cho Việt Nam một mô hình đa dạng hơn các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ”.

Kim ngạch XNK có chiều hướng gia tăng nhưng làm thế nào để cho gia tăng ổn định và bền vững thì đòi hỏi có sự nỗ lực cao hơn của cả hai quốc gia.

Lần đầu tiên sau 8 năm vòng đàm phán song phương ngày 25/7/1999 tại Hà Nội hai bên đã thoả thuận được về nguyên tắc các điều khoản của hiệp định thương mại song phương. Hiệp định xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hoá, dịch vụ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư giữa hai nước.

Ngày 13/7/2000 tại Washington, Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và bà Charleen Barshefski, đại diện thương mại thuộc phủ tổng thống Hoa Kỳ đã thay mặt Chính phủ hai nước ký hiệp định thương mại giữa nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, khép lại một quá trình đàm phán phức tạp kéo dài 4 năm ròng, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp Việt Nam rất mong chờ vào tương lai tốt đẹp của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Mối quan hệ này được thiết lập trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đối với các doanh nghiệp Mỹ đã mở ra nhiều khả năng đầu tư buôn bán với Việt Nam, một cánh cửa để xâm nhập vào thị trường Đông Dương. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ có một thị trường mới để xuất khẩu hàng may mặc, một mặt hàng mà Việt Nam có rất nhiều thuận lợi, nhiều lợi thế như giá nhân công rẻ_

Thị trường Mỹ đang hứa hẹn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên cũng đầy những thử thách và khó khăn.

0