Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng sông Đà
Người lái đò sông Đà _ Nguyễn Tuân Với tính cách đối chọi mà chan hòa tuyệt với, sông Đà có sức hút kì lại với ngòi bút Nguyễn Tuân. Đắm đuối vẻ đẹp sông Đà, Nguyễn Tuân thỏa sức phô diễn phong ...
Với tính cách đối chọi mà chan hòa tuyệt với, sông Đà có sức hút kì lại với ngòi bút Nguyễn Tuân. Đắm đuối vẻ đẹp sông Đà, Nguyễn Tuân thỏa sức phô diễn phong cách nghệ thuật độc đáo của mình.
Say mê và tôn thờ cái đẹp, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà trở thành công trình nghệ thuật tuyệt với mà tạo hóa ưu ái ban tặng cho đất trời Tây Bắc. Cái dây thừng ngoằn ngoèo, cái con sông năm năm báo oán đời đời đánh ghen của Tây Bắc trong trang văn của Nguyễn Tuân bỗng trở thành một mĩ nhân, cố nhân, tình nhân.
Chán ghét cái bằng phẳng, nhàn nhạt, hứng thú với những cái phi thường khác lạ, tuyệt đích, tuyệt đỉnh, thế nên, cả vẻ hung bạo và trữ tình của sông Đà đều được Nguyễn Tuân đẩy đến đỉnh điểm. Hung bạo đến độ như một con quái vật khổng lồ, nham hiểm, xảo quyệt. Trữ tình thơ mộng như mĩ nhân kiều diễm lộng lẫy, du hồn người vào cõi mộng mơ.
Với vống sống uyên bác, khám phá sông Đà, Nguyễn Tuân huy động kho kiến thức phong phú, giàu có. Nào là văn học, hội họa, điện ảnh, âm nhạc. Nào là lịch sử, địa lí, nào là quân sự, võ thuật, thể thao, xây dựng,.. Những nguồn kiến thức nhiều màu sắc ấy đã làm cho cảnh sắc sông Đà nổi nét, hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
Như một vị tướng có tài điêu bình khiển lính, Nguyễn Tuân đã huy động một đội quân Việt ngữ đông đảo, tinh nhuệ, câu văn xuôi vô cùng biến hóa. Khi ầm ầm gào thét như sóng cuộn thác trào, lúc mênh mang dịu êm hương như rừng hoa núi. Các biện pháp tu từ nghệ thuật đủa nở, rực rỡ sắc màu (điệp ngữ, ẩn dụ, đối lập,..), Nguyễn Tuân có nhiều phép so sánh mới lạ. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta có cảm giác như nhà văn đang đua tài cùng tạo hóa. Với tài năng của một bậc phù thủy ngôn ngữ, Nguyễn Tuân truyền hồn cho chữ, chữ truyền hồn cho dòng sông Đà và đến lượt dong sông truyền lại cho trái tim người đọc thổn thức, rạo rực.
Không phải đến “Người lái đò sông Đà, lần đầu tiên, dòng sông Đà đi vào văn chương nghệ thuật. Thực ra từ lâu, sông Đà đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho cá văn nghệ sĩ. Thế nhưng, chỉ dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp hoang dại mà thơ mộng, bí ẩn mà diễn lệ của con sông Tây Bắc mới thực sự hiện ra, nổi hình, nối sắc, mới trẻ nên có thần, có hồn và lay động người đọc. Khám phá vẻ đẹp sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân, ta mới thêm thấm thía chân lí nghệ thuật: Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới lại được tạo lập”