18/06/2018, 13:05

Đồ thờ

Từ đường có riêng một thần chủ để thờ vĩnh viễn và là của thuỷ tổ dòng họ. Gia từ chỉ có bài vị của bốn đờ: cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ thường làm bằng gỗ táo, không mối mọt và tượng trưng cho sự lâu bền. Thần chủ dài độ một thước, đặt trong một hộp vuông che kín, ở giữa đề tên thuỵ, hiệu, chức ...

Từ đường có riêng một thần chủ để thờ vĩnh viễn và là của thuỷ tổ dòng họ. Gia từ chỉ có bài vị của bốn đờ: cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ thường làm bằng gỗ táo, không mối mọt và tượng trưng cho sự lâu bền. Thần chủ dài độ một thước, đặt trong một hộp vuông che kín, ở giữa đề tên thuỵ, hiệu, chức tước, hai bên đề ngày, tháng, năm sinh và mất của tổ tiên. Hộp thần chủ được đặt trong long khám, chỉ khi nào cúng tế mới mở ra. Theo tục lệ “ngũ đại mai thần chủ”, nên khi có ông mới mất, thần chủ vị cao tổ sẽ bị nhấc đi để nhường chỗ cho vị mới. Các vị tằng, tổ, khảo còn lại sẽ dần dần mỗi vị lên một bậc, vì có thêm vị khảo mới thay cho vị cũ được đưa lên hàng tổ. Có nhà đơn giản, không bày thần chủ, chỉ thờ bằng một bộ ỷ. Đồ thờ (tự khí) thường gồm có lư hương, đèn nến, bình hoa, mâm quỳ, mâm bồng, đài rượu, đài hoa quả, hộp trầu, một bộ chén nhỏ… bằng đồng hoặc bằng gỗ sơn son thếp vàng. Nhà giàu có thêm hoành phi, câu đối thếp vàng hoặc khảm xà cừ, bát bửu. Nhà bình thường có lư hương bằng sứ, đôi đèn nến sơn son, treo hoành biển đơn giản hơn và dán đôi liễn bằng giấy đề chữ Hán… Bàn thờ là nơi thiêng liêng. Dù túng thiếu cũng tránh mang cầm cố đồ thờ. Trước đây, khi người nghèo vay nợ đến 30 tháng chạp chưa có tiền trả, chủ nợ thuê nặc nô (lưu manh chuyên đi đòi nợ thuê) đến nhà con nợ ngồi lên bàn thờ hoặc bắt nợ bằng thần chủ gia tiên.

0