Danh nhân lịch sử và văn hoá Việt Nam
Đào Duy Từ Đào Duy Từ (1572- 1634) là nhà thơ, nhà nghệ thuật (ông là ông tổ hát tuồng), chủ yếu là nhà quân sự và nhà ngoại giao Đàng Trong. ông quê Ngọc Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh học giỏi, nhưng vì xuất thân trong một gia đình làm nghề ca xướng, nên bị cấm ...
Đào Duy Từ
Đào Duy Từ (1572- 1634) là nhà thơ, nhà nghệ thuật (ông là ông tổ hát tuồng), chủ yếu là nhà quân sự và nhà ngoại giao Đàng Trong. ông quê Ngọc Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh học giỏi, nhưng vì xuất thân trong một gia đình làm nghề ca xướng, nên bị cấm thi cử. Bất mãn với thời vua Lê - chúa Trịnh, Đào Duy Từ vào phò chúa Nguyễn xây dựng xứ Đàng Trong ở buổi đầu của nó. ông là tác giả bộ sách quân sự Hổ trướng khu cơ. ông cũng là người chỉ đạo việc đắp Luỹ Thầy nổi tiếng.
Đào Tấn
Đào Tấn (1845 - 1907) là nhà viết tuồng. Quê huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nhà nghèo nhưng ông mê tuồng từ nhỏ. ông đậu cử nhân nǎm 1867, chuyên soạn các kịch bản tuồng cho vua Tự Đức. ông làm Thượng thư các bộ Công, Binh, Hình. Suốt thời gian làm quan, Đào Tấn vẫn say mê biên soạn tuồng cổ. Bất lực trước cảnh mất nước, ông gửi gắm tâm sự một người yêu nước qua tuồng và thơ.
Đặng Dung
Đặng Dung sống vào thế kỷ XV là trung thần trí dũng. ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Khi quân Minh sang Việt Nam, ông chủ trương phù nhà Hậu Trần chống xâm lược. Bị bắt giải về Trung Quốc, ông nhảy xuống sông tự vẫn. Đặng Dung là tác giả bài thơ Cảm hoài nổi tiếng.