24/05/2018, 10:33

Đo huyết áp phải cần chính xác?

(Ảnh minh họa) I. Mười cách đo huyết áp chuẩn xác 1. Trước khi đo vài phút phải hít thở sâu Huyết áp rất dễ bị ảnh hưởng của tinh thần, nên trước khi đo tinh thần phải thoải mái. Khi đo huyết áp, nếu quá lo lắng hệ thống thần kinh sẽ bị chi phối, huyết áp cũng chịu tác ...

(Ảnh minh họa)

I. Mười cách đo huyết áp chuẩn xác

1. Trước khi đo vài phút phải hít thở sâu

Huyết áp rất dễ bị ảnh hưởng của tinh thần, nên trước khi đo tinh thần phải thoải mái. Khi đo huyết áp, nếu quá lo lắng hệ thống thần kinh sẽ bị chi phối, huyết áp cũng chịu tác động mà lên cao. Lúc đó, tim sẽ đập nhanh, huyết áp tăng lên, huyết áp bình thường là 130 - 140mmHg có thể tăng lên tới 180 - 200mmHg. Nếu người huyết áp bình thường nhưng do căng thẳng làm huyết áp lên cao tạm thời, không biết mà dùng thuốc hạ áp thì rất nguy hiểm.

Lần đầu đo huyết áp, nếu huyết áp cao thì cần phải thả lỏng và bình tĩnh để đo lại. Cách tốt nhất là trước khi đo hãy hít thở sâu vài lần, làm cho tinh thần hết sức căng thẳng, cơ thể trở lại trạng thái bình thường.

2. Quá vội vã cũng làm huyết áp tăng cao

Nhiều người vội vàng đến nơi là vào khám ngay, khó tránh khỏi trong trạng thái huyết áp đang tăng, dẫn tới kết quả đo không chính xác.

Cần đi khám sớm để có đủ thời gian nghỉ ngơi. Trước khi đo 10 phút phải thật thoải mái, có vậy kết quả đo mới chính xác.

3. Trước khi đo huyết áp phải đi vệ sinh

Cố nhịn không đi vệ sinh cũng làm huyết áp tăng cao, chỉ sau khi đi vệ sinh xong, người cảm thấy thoải mái thì đo huyết áp mới chính xác được.

Khi kiểm tra, thường là phải xét nghiệm nước tiểu. Vì vậy các bác sỹ cần cho bệnh nhân đi lấy nước tiểu trước sau đó mới đo huyết áp thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

4. Tránh đo huyết áp sau khi ăn cơm

Sau khi ăn mà đo huyết áp thì huyết áp tăng, do vậy cần tránh đo sau khi ăn. Sắp xếp thời gian đo vào buổi trưa thì tốt nhất, đo xong hãy ăn cơm.

5. Những điều chú ý khi trời lạnh

Đo huyết áp trong mùa đông lạnh giá thông thường số đo sẽ hơi cao hơn bình thường, nguyên nhân là vì lạnh nên mạch máu co lại, làm áp lực máu tăng cao. Khi trời lạnh, y tá không muốn vén tay áo bệnh nhân lên, như vậy, mạch máu ở cánh tay sẽ bị đè, huyết áp cũng lên cao. Cho nên, khi đo huyết áp phải vén áo bệnh nhân lên để đo cho chính xác.

6. Quyết định thời gian và mùa để đo huyết áp

Định kỳ đo huyết áp là một thói quen tốt, nếu thời gian đo cố định được là tốt nhất. Thời gian đo trong ngày là khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Ngược lại đo trong thời gian nhất định sẽ dễ so sánh với kết quả đo hôm trước, dễ phát hiện sự thay đổi của huyết áp.

7. Tạm thời không hút thuốc

Trước khi đo huyết áp không được hút thuốc vì thuốc lá sẽ làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp tăng cao, đo không chuẩn xác. Vì vậy, trước khi đo huyết áp khoảng 1 giờ không được hút thuốc.

8. Người quá mệt hoặc ngủ không đủ cũng làm huyết áp tăng

Nếu người quá mệt mỏi hoặc ngủ không đủ cũng làm huyết áp tăng lên, do vậy khi người ở trong trạng thái đó thì không nên đo huyết áp, trừ khi thật cần thiết.

Cần thiết là cần phải lấy số liệu lúc đó để so sánh với lúc bình thường để hiểu rõ trạng thái dao động của huyết áp hơn.

9. Không thể chỉ đo một lần.

Trạng thái tinh thần khác nhau huyết áp cũng dao động khác nhau, nên phải đo nhiều lần mới chính xác được.

Nếu đo lần đầu cho kết quả trị số cao thì phải đo lại lần hai, ba. Nếu các lần đo mà huyết áp tối đa luôn cao hơn 160mmHg, tối thiểu đều trên 95mmHg mới xác định là huyết áp cao.

10. Người luôn váng đầu và hoa mắt khi đứng.

Người già thường có tình trạng trên khi thay đổi các tư thế cơ thể (nằm, ngồi, đứng sang các tư thế khác), đó được gọi là "Huyết áp thấp do đứng). Ví dụ, huyết áp tối đa khi ngủ là 160mmHg, khi ngồi là 140mmHg, đứng là 120mmHg, nghĩa là tư thế người càng cao thì huyết áp càng giảm.

Khi bước vào tuổi già, do sự lão hóa về sinh lý, thần kinh tự chủ cũng dần mất cân bằng, do đó mà sự thay đổi về tư thế con người cũng ảnh hưởng tới huyết áp. Người già động tác thường chậm và cứng, sự cân bằng cơ thể cũng giảm sút, do nguyên nhân năng lực cân bằng của thần kinh tự chủ giảm sút gây ra, cho nên hành động và phản ứng đều chậm chạp, làm huyết áp biến động.

Hiện tượng huyết áp thấp do đứng thẳng không chỉ xuất hiện ở người già, mà trẻ em và phụ nữ trẻ cũng có. Học sinh khi tham gia lễ chào cờ đầu tuần thường do đứng quá lâu mà sinh ra nhức đầu, nếu phải đứng tiếp rất dễ bị ngã. Những phụ nữ viên chức trẻ, buổi sáng không ăn sáng đã vội vã đi làm, khi lên xe do thể lực yếu mà bị choáng. Những hiện tượng này đều thuộc thể huyết áp thấp do đứng, chủ yếu là do thần kinh tự chủ mất cân bằng gây ra.

Những người này khi đo huyết áp, bác sĩ cần nói rõ cho họ biết để họ phối hợp đo trong các tư thế nằm, ngồi và đứng nhằm đánh giá độ chuẩn xác.

II. Những điều cần chú ý khi đo và điều trị huyết áp ở nhà

1. Yếu tố tự quản ảnh hưởng đến huyết áp

Tìm hiểu trạng thái huyết áp của bản thân để thay đổi cuộc sống của mình là phương pháp khống chế huyết áp, phòng ngừa những căn bệnh khác xảy ra là cách hiệu quả nhất.

Tự đo huyết áp ở nhà là biện pháp rất tốt để khống chế huyết áp, nhưng phải nắm được những số kiến thức cơ bản.

Hiểu thật rõ huyết áp của mình và những thói quen của bản thân sẽ làm ta đỡ phải hoang mang lo lắng, buộc phải quan tâm hơn tới sức khỏe của chính mình hơn.

2. Không cần đo ngày mấy lần

Một tháng đo ba lần là vừa, nhưng khi cần thiết có thể phải đo ngày ba lần, nhưng chớ hốt hoảng trước sự thay đổi huyết áp mà dẫn tới suy nhược thần kinh.

3. Học cách đo chuẩn xác

Nếu có máy đo mà không biết cách sử dụng chĩnh xác thì chẳng những vô nghĩa, mà nếu đo sai lại còn gây hậu quả xấu. Vì vậy, trước tiên hãy học lấy cách đo huyết áp chính xác.

4. Cách ba hoặc bảy ngày đo một lần vào giừo nhất định

Do huyết áp có sai số trong thời gian trong ngày, cho nên cần phải đo vào một giờ nhất định, có thể tùy ý chọn sáng, trưa hay tối đều được; chỉ cần cách ba hoặc bảy ngày đo một lần là được.

5. Phải ghi lại kết quả khi đo

Kết quả khi đo là tư liệu quan trọng, cho nên sau mỗi lần đo phải ghi chép hoặc lập thành một biểu đồ, khi điều trị nhất thiết phải mang đi cho bác sỹ xem để đối chiếu với kết quả đo của bác sỹ. Nó có tác dụng trợ giúp rất lớn trong công tác điều trị, giúp tìm hiểu nguyên nhân của việc tăng hay giảm huyết áp.

6. Đừng phán đoán kết quả bừa bãi.

Khi đo huyết áp tại nhà, cho dù kết quả huyết áp quá cao hay quá thấp, cũng chớ nên tự phán đoán kết quả. Có người lại không hỏi ý kiếm bác sỹ mà tự ý mua thuốc giảm áp để xuống. Đây thật là hành vi ngu xuẩn, bởi thuốc luôn có tác dụng phụ, nếu uống bừa bãi rất nguy hiểm, cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

7. Tất cả do bác sỹ chuẩn đoán

Khi đo nếu phát hiện hiện tượng huyết áp thấp thường thì cần phải đi khám, để bác sỹ quyết định xem cần phải dùng loại thuốc gì.

8. Những điều chú ý khi đo huyết áp tại nhà

Mọi người trong gia đình tạo thành thói quen đo huyết áp là điều rất tốt, nhưng lâu dần sinh ra tùy tiện lại không hay, làm vậy sẽ mất đi tính chính xác và độ sai lệch càng lớn hơn. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, dùng máy đo huyết áp cần hết sức thận trọng, đừng bao giờ đại khái, qua loa.

9. Dù là vợ chồng cũng không thể dùng chung thuốc hạ áp

Có người bệnh hỏi: "Vợ tôi cũng huyết áp cao thuốc của tôi liệu vợ tôi có dùng được không?" Thật kỳ lạ làm sao!

Thể chất mỗi người khác nhau, nguyên nhân gây ra huyết áp cũng khác nhau, thuốc sử dụng cũng khác nhau. Vì vậy dù là vợ chồng, cha con, mẹ con đều không dùng thuốc chung của nhau khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

10. Tìm hiểu kỹ tính năng của các loại máy đo huyết áp

Trên thị trường có nhiều loại máy đo huyết áp với độ chính xác chênh lệch khác nhau, màn hiển thị số cũng khác nhau. Cho nên khi sử dụng, cần phải tìm hiểu thực chất của các loại máy đo để tránh mua phải hàng chất lượng không tốt, cho kết quả đo không chính xác.

11. Khống chế huyết áp, giữ gìn sức khỏe.

Cho dù bạn có ít hay nhiều tri thức đối với bệnh huyết áp, nếu đo huyết áp theo ngày giờ nhất định, hiểu tình trạng huyết áp của mình nhưng lại không vận dụng những tri thức đó vào cuốc ống thực tế thì tri thức đó cũng chẳng có nghĩa gì.

Khống chế huyết áp không phải đơn thuần chỉ là vấn đề huyết áp, quan trọng nhất là cách phòng những bệnh tật do huyết áp gây ra. Phần trên đã nói, huyết áp cao không phải là bệnh, mà nó chỉ là một trạng thái của huyết áp mà thôi, chỉ có điều nó lại có quan hệ trực tiếp tới những bệnh nguy hiểm nên chúng ta mới phải tìm mọi cách để khống chế nó. Nếu không cẩn trọng với tình trạng huyết áp không phải ai cũng có thể chịu đựng được, bởi bài học liên quan đến sinh mệnh con người chỉ có một chứ không có hai. Người may mắn nhất cũng có kết cục rất bi thảm, vì những tai biến do huyết áp cao mang lại thường rất đáng sợ.

Tuy vậy, chỉ cần chúng ta có biện pháp dự phòng hiệu quả sẽ khó xảy ra những hậu quả đáng tiếc, đó chính là phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh".

Chỉ những ai đã từng mắc bệnh mới thấy sức khỏe đáng quí biết bao, gnười chưa từng mắc những bệnh nặng dễ coi thường sức khỏe. Vì vậy, dù là người huyết áp cao hay huyết áp thấp, nếu tự giác biết được sự đáng quí của sức khỏe thì sẽ chú ý quan tâm tới sức khỏe của chính mình, mới có thể kéo dài tuổi thọ.

0