Đinh Hùng Thần Đăng, Hoài Điệp Thứ Lang

Đinh Hùng (3 tháng 7 năm 1920 - 24 tháng 8 năm 1967), người làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay là xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh (Hà Tây). Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. I. Thân thế và sự nghiệp Đinh Hùng là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức quan Hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tạị trường Bảo Hộ, tức trường Bưởi tại Hà Nội. Sau khi đậu Cao đẳng Tiểu học hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi Tú tài bản xứ thì ông "thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên" (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để theo nghiệp viết văn, làm thơ. Năm 1931, người chị thứ ba của ông tên Tuyết Hồng, là một nữ lưu tân tiến và là một hoa khôi đất Hà Thành thời bấy giờ, đã tự vẫn tại hồ Trúc Bạch vì hờn giận tình duyên. Mấy tháng sau cha ông cũng qua đời khi chưa đến tuổi 50. Ba năm sau, người chị lớn nhất của ông cũng chết trẻ. Năm 1943, Đinh Hùng theo sống với chị là bà Thục Oanh. Cũng năm này, ông cho xuất bản tập văn xuôi "Đám ma tôi" (NXB Tân Việt) và đăng thơ trên "Hà Nội tân văn" của Vũ Ngọc Phan, "Giai phẩm Đời Nay" của Tự Lực văn đoàn... Nhưng ông thật sự bắt đầu nổi tiếng với bài thơ "Kỳ Nữ" mà Thế Lữ in trong truyện "Trại Bồ Tùng Linh". Năm 1944, Vũ Hoàng Chương cưới chị Thục Oanh về Nam Định, Đinh Hùng ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm "Dạ Đài", với sự cộng tác của một số bạn như Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch, Mai Châu... Năm 1944, Đinh Hùng tản cư theo báo "Cứu Quốc". Năm 1944, ông cùng vợ mới cưới là Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học. Khi ấy, Vũ Hoàng Chương và vợ cũng đang tản cư về nơi đó. Năm 1949, Đinh Hùng cùng vợ con về lại Hà Nội. Tại đây ông cho ấn hành giai phẩm "Kinh Đô văn nghệ" (1952) và "Mê Hồn ca" (1954). Tháng 8 năm 1954, ông cùng vợ con vào Nam, lập ra tờ nhật báo "Tự Do", có sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong... Năm 1955, nhật báo trên đình bản, ông cộng tác với Đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca, cho đến hết đời. Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử "Cô gái gò Ôn khâu", "Người đao phủ thành Đại La" và làm thơ trào phúng trên báo "Tự Do", báo "Ngôn Luận". Năm 1961, ông cho in tập "Đường vào tình sử" (tác phẩm này được trao giải thưởng Văn chương về thi ca năm 1962). Năm 1962, ông cho ra tuần báo "Tao Đàn thi nhân", nhưng mới phát hành được 2 số thì ông mất lúc 5 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm 1967 tại bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, vì bệnh ung thư ruột. Sau khi ông mất, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm "Ngày đó có em" vào ngày 16 tháng 10 năm 1967. Ngoài những tác phẩm vừa kể trên, Đinh Hùng còn có 8 tác phẩm chưa xuất bản: "Tiếng ca bộ lạc" (thơ), "Tiếng ca đầu súng" (hồi ký), "Dạ lan hương" (văn xuôi), "Sử giả" (tuỳ bút), "Vần điệu giao tình" (cảo luận) và 3 kịch thơ: "Lạc lối trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào kiệt". II. Đôi nét về người và thơ Mô tả về nhà thơ Đinh Hùng, nhà văn Mặc Đỗ viết: Tôi thật sự "nhìn thấy" thi sĩ Đinh Hùng, khi một ngày cuối thu 1945, tôi có mặt ở Hà Nội và trông thấy Đinh Hùng ở ngoài đường... Mái tóc dài phơ phất trước gió, chiếc áo bành tô màu sậm, một cái "catton" khá lớn cắp dưới nách: tôi nhìn thấy rõ nhà thơ tượng trưng Pháp Rimbaud mà Đinh Hùng hằng chịu ảnh hưởng. Con người tài hoa này không riêng trong hoạt động thơ văn, mà còn muốn biểu hiện tư chất tài hoa trong lối sống..." Nhà văn Tạ Tỵ kể: "Trước mắt tôi, dưới làn khói mỏng manh tự như tơ, Đinh Hùng nằm nhỏ nhoi như một đứa bé. Mái tóc nặng nề lẫn vào bóng tối. Đôi mắt tinh anh không còn nữa, nó mở nửa dài dại. Tôi biết Đinh Hùng đang nhập mộng..." "Vì dấn thân quá sớm, nhất là dấn thân vào một địa hạt phức tạp đầy dẫy ưu phiền, Đinh Hùng đốt cháy thân phận chẳng những trên đầu ngọn bấc (ý nói việc hút á phiện) mà còn ở men rượu và thú cầm ca sênh phách..." Nhà văn Mai Thảo thuật: "Tôi được biết là sau ngày người con gái mang tên Liên từ trần, Đinh Hùng bỏ đi đến Hải Dương... Vượt Hồng Hà, bỏ Hà Nội, chàng tuổi trẻ khóc ngất, không mang theo gì hết ngoài nỗi đau đớn và một tấm hình. Đó là di vật cuối cùng của Liên..." Mặc dù Đinh Hùng có viết văn, viết kịch, nhưng ông nổi tiếng là nhờ thơ. Các thi phẩm "Mê Hồn ca", "Đường vào tình sử" là hai thi phẩm nổi trội, đánh dấu hai giai đoạn thơ của ông. Nhận xét về thơ Đinh Hùng, nhà văn Huyền Viêm viết: "Những cái tang thưở thiếu thời, và sau này là cái chết của người yêu tên Liên đã ảnh hưởng đến rất nhiều tâm tính của Đinh Hùng, nên thơ anh thường đượm vẻ ảm đạm, bi thương...." Nhà biên soạn Nguyễn Tấn Long đã phân tích thơ Đinh Hùng như sau: "Từ bỏ một thế giới hiện hữu, tìm về một thế giới thuở sơ khai, tạo dựng một không gian mới cho tâm tư, thi nhân không sống bằng thực tại, mà sống bằng nguồn siêu tưởng..." "Và nếu ở tập Mê Hồn ca mang nặng tính chất siêu tưởng thì ở tập Đường vào Tình Sử, Đinh Hùng đã đem khúc nhạc lòng mình phổ vào lòng đời như một kẻ khát tình không bờ bến, và chúng ta không còn thấy tính chất siêu tưởng nữa.", (sách đã dẫn bên dưới tr.740 và 750) Nhà thơ Thi Vũ cũng có nhận xét tương tự: "Mê Hồn Ca, là khuôn trời Liêu Trai, là những đêm âm phần trộn lẫn với trưa dương thế. Thì Đường Vào Tình Sử khác hơn, là những bài thơ tình của miên viễn chiêm bao, của những môi hôn trong mộng, của man mác hương trinh. Mộng vẫn còn mê ảo, nhưng thực đã có da có thịt trong ngôn ngữ tình yêu...(Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam 1945-1985", Paris, 1993) Nhận xét tổng quát về thơ Đinh Hùng, có một ý kiến rất đáng chú ý (không rõ người viết): "Sở trường của Đinh Hùng là thơ Tượng Trưng. Thơ ông trau chuốt, gọt dũa, có nhiều ý hay lạ, nhiều hình ảnh và ngôn từ quái dị, yêu ma. Ông cũng có những tác phẩm đài các, sang trọng đến lạ lùng. Tạ Tỵ gọi Đinh Hùng là nhà thơ với "cơn mê trường dạ". Hoàng Phủ Ngọc Tường thì lại chê thơ Đinh Hùng "loè loẹt, ghê ghê như son phấn". Tham khảo: - "Việt Nam thi nhân tiền chiến" của Nguyễn Tấn Long (Quyển thượng, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1969) - "Đinh Hùng, người làm thơ tình kiệt xuất" của Huyền Viêm. (http://vietart.free.fr/index4.232.html) Đinh Hùng (3 tháng 7 năm 1920 - 24 tháng 8 năm 1967), người làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay là xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh (Hà Tây). Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết. I. Thân thế và sự nghiệp Đinh Hùng là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức quan Hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tạị trường Bảo Hộ, tức trường Bưởi tại Hà Nội. Sau khi đậu Cao đẳng Tiểu học hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi Tú tài bản xứ thì ông "thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên" (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để theo nghiệp viết văn, làm thơ. Năm 1931, người… Mê hồn ca (1954) Đường vào tình sử (1961)

Đinh Hùng (3 tháng 7 năm 1920 - 24 tháng 8 năm 1967), người làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay là xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh (Hà Tây). Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết.


I. Thân thế và sự nghiệp

Đinh Hùng là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức quan Hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tạị trường Bảo Hộ, tức trường Bưởi tại Hà Nội.

Sau khi đậu Cao đẳng Tiểu học hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi Tú tài bản xứ thì ông "thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên" (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để theo nghiệp viết văn, làm thơ.

Năm 1931, người chị thứ ba của ông tên Tuyết Hồng, là một nữ lưu tân tiến và là một hoa khôi đất Hà Thành thời bấy giờ, đã tự vẫn tại hồ Trúc Bạch vì hờn giận tình duyên. Mấy tháng sau cha ông cũng qua đời khi chưa đến tuổi 50. Ba năm sau, người chị lớn nhất của ông cũng chết trẻ.

Năm 1943, Đinh Hùng theo sống với chị là bà Thục Oanh. Cũng năm này, ông cho xuất bản tập văn xuôi "Đám ma tôi" (NXB Tân Việt) và đăng thơ trên "Hà Nội tân văn" của Vũ Ngọc Phan, "Giai phẩm Đời Nay" của Tự Lực văn đoàn... Nhưng ông thật sự bắt đầu nổi tiếng với bài thơ "Kỳ Nữ" mà Thế Lữ in trong truyện "Trại Bồ Tùng Linh".

Năm 1944, Vũ Hoàng Chương cưới chị Thục Oanh về Nam Định, Đinh Hùng ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm "Dạ Đài", với sự cộng tác của một số bạn như Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch, Mai Châu...

Năm 1944, Đinh Hùng tản cư theo báo "Cứu Quốc". Năm 1944, ông cùng vợ mới cưới là Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học. Khi ấy, Vũ Hoàng Chương và vợ cũng đang tản cư về nơi đó. Năm 1949, Đinh Hùng cùng vợ con về lại Hà Nội. Tại đây ông cho ấn hành giai phẩm "Kinh Đô văn nghệ" (1952) và "Mê Hồn ca" (1954).

Tháng 8 năm 1954, ông cùng vợ con vào Nam, lập ra tờ nhật báo "Tự Do", có sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong...

Năm 1955, nhật báo trên đình bản, ông cộng tác với Đài phát thanh Sài Gòn, giữ mục Tao Đàn, chuyên về thơ ca, cho đến hết đời.

Trong những năm tháng ở Sài Gòn, Đinh Hùng viết tiểu thuyết dã sử "Cô gái gò Ôn khâu", "Người đao phủ thành Đại La" và làm thơ trào phúng trên báo "Tự Do", báo "Ngôn Luận".

Năm 1961, ông cho in tập "Đường vào tình sử" (tác phẩm này được trao giải thưởng Văn chương về thi ca năm 1962). Năm 1962, ông cho ra tuần báo "Tao Đàn thi nhân", nhưng mới phát hành được 2 số thì ông mất lúc 5 giờ sáng ngày 24 tháng 8 năm 1967 tại bệnh viện Bình Dân, Sài Gòn, vì bệnh ung thư ruột.

Sau khi ông mất, nhà xuất bản Giao điểm cho phát hành tác phẩm "Ngày đó có em" vào ngày 16 tháng 10 năm 1967.

Ngoài những tác phẩm vừa kể trên, Đinh Hùng còn có 8 tác phẩm chưa xuất bản: "Tiếng ca bộ lạc" (thơ), "Tiếng ca đầu súng" (hồi ký), "Dạ lan hương" (văn xuôi), "Sử giả" (tuỳ bút), "Vần điệu giao tình" (cảo luận) và 3 kịch thơ: "Lạc lối trần gian, Phan Thanh Giản, Cánh tay hào kiệt".


II. Đôi nét về người và thơ

Mô tả về nhà thơ Đinh Hùng, nhà văn Mặc Đỗ viết:
Tôi thật sự "nhìn thấy" thi sĩ Đinh Hùng, khi một ngày cuối thu 1945, tôi có mặt ở Hà Nội và trông thấy Đinh Hùng ở ngoài đường... Mái tóc dài phơ phất trước gió, chiếc áo bành tô màu sậm, một cái "catton" khá lớn cắp dưới nách: tôi nhìn thấy rõ nhà thơ tượng trưng Pháp Rimbaud mà Đinh Hùng hằng chịu ảnh hưởng. Con người tài hoa này không riêng trong hoạt động thơ văn, mà còn muốn biểu hiện tư chất tài hoa trong lối sống..."

Nhà văn Tạ Tỵ kể:
"Trước mắt tôi, dưới làn khói mỏng manh tự như tơ, Đinh Hùng nằm nhỏ nhoi như một đứa bé. Mái tóc nặng nề lẫn vào bóng tối. Đôi mắt tinh anh không còn nữa, nó mở nửa dài dại. Tôi biết Đinh Hùng đang nhập mộng..."
"Vì dấn thân quá sớm, nhất là dấn thân vào một địa hạt phức tạp đầy dẫy ưu phiền, Đinh Hùng đốt cháy thân phận chẳng những trên đầu ngọn bấc (ý nói việc hút á phiện) mà còn ở men rượu và thú cầm ca sênh phách..."

Nhà văn Mai Thảo thuật:
"Tôi được biết là sau ngày người con gái mang tên Liên từ trần, Đinh Hùng bỏ đi đến Hải Dương... Vượt Hồng Hà, bỏ Hà Nội, chàng tuổi trẻ khóc ngất, không mang theo gì hết ngoài nỗi đau đớn và một tấm hình. Đó là di vật cuối cùng của Liên..."

Mặc dù Đinh Hùng có viết văn, viết kịch, nhưng ông nổi tiếng là nhờ thơ. Các thi phẩm "Mê Hồn ca", "Đường vào tình sử" là hai thi phẩm nổi trội, đánh dấu hai giai đoạn thơ của ông.

Nhận xét về thơ Đinh Hùng, nhà văn Huyền Viêm viết:
"Những cái tang thưở thiếu thời, và sau này là cái chết của người yêu tên Liên đã ảnh hưởng đến rất nhiều tâm tính của Đinh Hùng, nên thơ anh thường đượm vẻ ảm đạm, bi thương...."

Nhà biên soạn Nguyễn Tấn Long đã phân tích thơ Đinh Hùng như sau:
"Từ bỏ một thế giới hiện hữu, tìm về một thế giới thuở sơ khai, tạo dựng một không gian mới cho tâm tư, thi nhân không sống bằng thực tại, mà sống bằng nguồn siêu tưởng..."
"Và nếu ở tập Mê Hồn ca mang nặng tính chất siêu tưởng thì ở tập Đường vào Tình Sử, Đinh Hùng đã đem khúc nhạc lòng mình phổ vào lòng đời như một kẻ khát tình không bờ bến, và chúng ta không còn thấy tính chất siêu tưởng nữa.", (sách đã dẫn bên dưới tr.740 và 750)

Nhà thơ Thi Vũ cũng có nhận xét tương tự:
"Mê Hồn Ca, là khuôn trời Liêu Trai, là những đêm âm phần trộn lẫn với trưa dương thế. Thì Đường Vào Tình Sử khác hơn, là những bài thơ tình của miên viễn chiêm bao, của những môi hôn trong mộng, của man mác hương trinh. Mộng vẫn còn mê ảo, nhưng thực đã có da có thịt trong ngôn ngữ tình yêu...(Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam 1945-1985", Paris, 1993)

Nhận xét tổng quát về thơ Đinh Hùng, có một ý kiến rất đáng chú ý (không rõ người viết): "Sở trường của Đinh Hùng là thơ Tượng Trưng. Thơ ông trau chuốt, gọt dũa, có nhiều ý hay lạ, nhiều hình ảnh và ngôn từ quái dị, yêu ma. Ông cũng có những tác phẩm đài các, sang trọng đến lạ lùng. Tạ Tỵ gọi Đinh Hùng là nhà thơ với "cơn mê trường dạ". Hoàng Phủ Ngọc Tường thì lại chê thơ Đinh Hùng "loè loẹt, ghê ghê như son phấn".

Tham khảo:
- "Việt Nam thi nhân tiền chiến" của Nguyễn Tấn Long (Quyển thượng, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1969)
- "Đinh Hùng, người làm thơ tình kiệt xuất" của Huyền Viêm. (http://vietart.free.fr/index4.232.html)
Đinh Hùng (3 tháng 7 năm 1920 - 24 tháng 8 năm 1967), người làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông (nay là xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh (Hà Tây). Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết.


I. Thân thế và sự nghiệp

Đinh Hùng là con út cụ Hàn Phụng (tên Phụng, chức quan Hàn lâm thị độc). Thuở nhỏ Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tạị trường Bảo Hộ, tức trường Bưởi tại Hà Nội.

Sau khi đậu Cao đẳng Tiểu học hạng bình thứ và được học bổng theo ban chuyên khoa để thi Tú tài bản xứ thì ông "thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn trên" (theo lời kể của Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để theo nghiệp viết văn, làm thơ.

Năm 1931, người…

Mê hồn ca (1954)

Đường vào tình sử (1961)

Bài liên quan

Cung Trầm Tưởng

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng sinh năm 1932 tại Hà Nội, vào Sài Gòn năm lên 17 tuổi. Ông du học tại Pháp và Hoa Kỳ, tốt nghiệp bằng kỹ sư. Ông cũng là trung tá không quân trong Quân lực Việt Nam cộng hoà, hiện sống tại Hoa Kỳ. Tác phẩm: - Lục bát Cung Trầm Tưởng - Lời viết hai tay Nói chuyện với nhà thơ ...

Diệp Sương Trương Thuỳ Giang

Diệp Sương tên thật là Trương Thuỳ Giang, sinh ngày 27/06/1976, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại Ngữ Hà nội năm 1998. Tác phẩm: - Truyện ngắn "Tầm xuân nở muộn", 1998

Chu Nguyễn Lâm 朱阮林

Chu Nguyễn Lâm 朱阮林 (1687-?) hiệu là Cổ Nguyên 古源, người xã Cát Động, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông thi đỗ Hội nguyên, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân năm Giáp Thìn, niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thừa chỉ, sau được thăng Hữu ...

Doãn Ân Phủ 尹恩甫

Doãn Ân Phủ 尹恩甫 sinh và mất năm nào chưa rõ, chỉ biết ông là người phủ Bình Giang, châu Thượng Hồng, lộ Lạng Giang, làm quan vào cuối đời Trần Anh Tông và đầu đời Trần Minh Tông. Năm 1317, ông được Trần Minh Tông cử đi sứ. Tác phẩm hiện còn một bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục .

Dương Bang Bản 陽邦本

Dương Bang Bản 陽邦本, không rõ năm sinh năm mất, người xã An Cừ, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức (1484), làm quan Lễ bộ thượng thư, Thiếu bảo, Đông các Đại học sĩ kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu tri kinh diên sự tước Đôn Thư bá. Ông được vua ...

Du Phong Nguyễn Tuấn Trung

Du Phong tên thật là Nguyễn Tuấn Trung, sinh năm 1991, hiện sống và làm phiên dịch viên tại Hạ Long, Quảng Ninh. Du Phong là lứa thế hệ 9X được biết đến với các tác phẩm tản văn và thơ viết về tình yêu. Người hâm mộ ưu ái dành tặng anh biệt danh là “hoàng tử thơ tình”. Đã xuất bản: - Tự ...

Du Tử Lê Lê Cự Phách

Du Tử Lê (1942-) tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau Hiệp định Genève, 1954, ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, Chu Văn An, sau cùng là Đại ...

Dương Lâm

Dương Lâm (1851-1920) hiệu Quất Bình, nhà thơ Việt Nam, quê ở huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây). Ông là em của Dương Khuê, đỗ giải nguyên, làm quan đến chức thượng thư. Tác phẩm của ông có "Vân Đình thi văn tập" gồm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, bộc lộ tư tưởng ...

Đàm Thận Huy 譚愼徽

Đàm Thận Huy 譚愼徽 (1462-1526) hiệu Mặc Trai 默齋 tước Lâm Xuyên Bá, sinh năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Quang Thuận thứ 3 (1462) tại làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Hương Mạc - tục gọi là làng Me, xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông mất năm Bính Tuất, niên ...

Đặng Dung 鄧容

Đặng Dung 鄧容 là con Đặng Tất, một tướng tài thời Hậu Trần. Năm sinh và năm mất của ông không rõ, chỉ biết ông là người làng Tả Thiên Lộc, huyện Phỉ Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Giận cha mình bị vua Giản Định giết oan (1408) vì lời gièm pha của gian thần sau trận Bồ Cô, ông đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...