09/06/2018, 18:37

Đun nước bằng lò vi sóng có hại gì? - Câu hỏi hay

Tôi thường để cốc cafe trong lò vi sóng hâm nóng, thậm chí tôi còn đun nước bằng thiết bị này để pha sữa cho con. Vài ngày gần đây trên mạng xã hội tôi có đọc thông tin thấy hiểm họa khôn lường từ việc làm này. Tôi đang ...

Tôi thường để cốc cafe trong lò vi sóng hâm nóng, thậm chí tôi còn đun nước bằng thiết bị này để pha sữa cho con. Vài ngày gần đây trên mạng xã hội tôi có đọc thông tin thấy hiểm họa khôn lường từ việc làm này.

Tôi đang rất hoang mang không biết đúng hay sai. Mọi người có ai biết gì về việc này xin hãy chia sẻ, nếu hiểm họa thật thì lý giải khoa học nào để chứng minh điều đó?

Nước hoặc chất lỏng khi đun trong lò vi sóng có thể (mình nói đây là "có thể" nhé! không có nghĩa là 100%) bị hiện tượng mà mình tạm dich là siêu nóng (superheating) khi chúng được đun trong lò vi sóng. Một số điều kiện làm dẫn đến hiện tượng này là khi:1/ Các vật chứa/ cốc có bề mặt tiếp xúc với nước/ chất lỏng quá nhẵn.2/ Khi lượng nước/ chất lõng bị đun quá lâu so với thời gian được khuyến nghị từ nhà sản xuất.3/ Bỏ các chất khác như cà phê.... vào ngay sau khi lấy ra khỏi lò vi sóng. (Đôi khi nó cũng xãy ra khi ta bỏ dụng cụ khuấy vào)Để tránh hiện tượng superheating như nói ở trên, các bạn nên:1/ Đặt một cái que/ muỗng phi kim loại vào trong cốc/ vật chứa. (việc này nhằm tạo điều kiện để tạo nên các bọt khí khi nước sôi ---> giữ cho chất lõng trong ngưỡng nhiệt độ sôi).2/ Tránh đun nước lâu hơn thời gian khuyến nghị so với lượng nước/ chất lỏng được đun.3/ Dùng một vật khác chạm vào thành ngoài của vật chứa/ cốc vài lần nhằm làm tãng bớt nhiệt của chất lõng/ nước đun.4/ Dùng kẹp/ gắp dài nhằm tránh xa vật chứa/ cốc (trong trường hợp chất lõng/ nước bùng lên thành dạng hơi gây bỏng).5/ Và cuối cùng là tránh xa cái... mặt bạn ra để bảo toàn dung nhan nếu xảy ra sự cố.Mình dùng cụm từ "chất lỏng" để mở rộng phạm vi các bạn cần quan tâm, tuy nhiên khi các chất lỏng mà có chứa tạp chất thì hiếm khi xảy ra hiện tượng superheating. Thế nên ngược lại, thì các bạn phải cẩn trong hơn khi đun nước lọc/ nước chưng cất trong lò vi sóng nhé!nếu ta đun sôi hơn 1 độ C so với nhiệt độ sôi (101 độ C) thì thể tích hơi nước tạo ra sẽ bằng 3 lần thể tích nước bạn đun nếu xảy ra hiện tượng superheating. 1 lít nước sẽ tạo ra 3 lít hơi nước nóng.Chúc cuối tuần vui vẻ. - (trancongluat)

Trước hết bạn phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động của có vi sóng:Lò vi sóng dùng sóng vi ba kích thích sự chuyển động của các phân tử. Sóng này sẽ làm BIÊN ĐỘ dao động của các phân tử tăng lên và CHU KỲ dao động cũng được tăng lên. Việc này làm thay đổi các mối liên kết giữa các phân tử do đó sản sinh ra nhiệt lượng. Hiệu nôm na là do phân tử dao động nên phát sinh ra nhiệt, càng dao động mạnh và nhiều thì càng nóng.Sau đó bạn nên tìm hiểu tiếp nguyên lý sôi nước:Bạn cấp phát một lượng nhiệt độ đe làm nóng nước chính là bạn đang làm tăng BIÊN ĐỘ và CHU KỲ dao động của các phân tử, BIÊN ĐỘ và CHU KỲ này càng tăng thì nước càng nóng. Khi một phân tử có BIÊN ĐỘ dao động cao hơn lực Liên kết giữa các phân tử thì mối Liên kết đó bị đứt gãy sinh ra hiện tượng nước bốc hơi khi sôi.Vậy kết luận:2 hiện tượng trên chẳng khác gì nhau. Chỉ khác nguồn tác động ban đầu để làm nuớc sôi.Với tôi thì tôi chẳng có gì lo lắng khi sủ dụng lò vi sóng đun nước sôi cả. - (Duys3u)

Cho đến hiện nay thì chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy đun nước bằng lò vi sóng ( hay còn gọi là lò vi ba ) là có nguy hại cho sức khỏe, vì vậy bạn hãy yên tâm mà dùng nhưng cũng phải chú ý các qui tắc an toàn trong việc sử dụng lò. Thân mến ! Th.s N-Hưng - (Nguyen Hung)

Sóng vi ba (microwave) làm phân tử nước giao động với tần suất cao (khoảng 2 tỉ lần mỗi giây). Sự giao động này sinh nhiệt năng làm nóng và sôi nước (giống như khi lạnh ta thường xoa hai tay để tự làm ấm). Hiện tượng này chỉ làm nước (lạnh) thành nước (nóng), nên không gây nguy hại gì. Tuy nhiên chỉ nên dùng những loại bình hay ly dùng cho máy vi sóng. Phần lớn các loại thủy tinh, plastics hay đồ gốm không bị vi sóng làm nóng chảy. Kim loại sẽ làm dội ngược vi sóng ( đó là lý do tại sao thành bên trong của máy vi sóng làm bằng kim loại). - (Nguyễn Hiền)

Chỉ khuyên bạn ko nên đựng nước trong đồ nhựa khi dùng lò vi sóng. Nhiệt độ cao sẽ làm nhựa hòa vào nước, lâu dần sẽ tích tụ 1 khối lượng lớn trong cơ thể - (nguyensantino)

Cứ đun, việc gì mà lo. - (kittyha)

Nguyên lý làm việc của lò vi sóng là cho các phần tử nước dao động mạnh do tác động của sóng điện từ, sinh ma sát và sinh nhiệt, cũng có thể cách làm nóng này sẽ làm thay đổi lý tính. Mặc dù vậy,lò vi sóng phát minh ra để nấu thức ăn, mà đa số thức ăn cho vào lò vi sóng chứa nước nên nếu có vấn đề gì thì nó đã ko thể tồn tại bao nhiêu năm nay. - (cuongdtt)

Đúng là có hiểm họa khôn lường từ việc đun nước trong lò vi sóng, đó là do hiện tượng sôi trào. Nếu bạn mở lò vi sóng ra mà chạm tay ngay vào cốc nước thì có thể kích thích làm nước trong cốc sôi trào, gây bỏng nặng. Tôi đã từng suýt là nạn nhân rồi đó. Vì vậy, các tài liệu hướng dẫn kèm theo lò vi sóng đều khuyến cáo phải đợi 15 giây sau khi tắt lò mới được đụng vào cốc nước đã được đun sôi trong lò vi sóng. - (Hà Sơn)

Lò vi sóng, các phân tử chất lỏng bắt đầu trong thực phẩm và nhiệt độ như vậy. Lò vi sóng đã được khoảng một thời gian dài và sẽ có một nửa của nhân loại đã bị bệnh nếu lò vi sóng có thể làm hỏng thực phẩm. - (ttran)

Hiểm họa khôn lường, bán ve chai cái lò đi bạn! - (mancoi)

Cứ cho vào cốc thủy tinh rồi cho vào lò bình thường, không nên cho vào cốc nhựa vì nhựa sẽ nhanh thoái hóa.@trancongluat : Không nên cho bất cứ kim loại gì vào lò vi sóng. Để có hiện tượng siêu nóng như bạn mô tả cần một vật liệu siêu nhẵn, nước cất tinh khiết 100% không có bất cứ 1 tinh thể nào, yên tâm là không có trong điều kiện thục tế đâu mà lo, thậm chỉ trong phòng thí nghiệm làm được cái này cũng khó.@khiemtha: Hình như bạn có vấn đề về đọc hiểu, ở Úc thì sao bạn không biết bạn là công dân hạng mấy ở Úc nữa. - (HanPhong)

0