23/05/2018, 14:50

Địch hại đối với chim yến

Để sản xuất tổ yến cần tổ chức các việc sau đây: 1/ Thực hiện việc cho trứng nở tối thiểu là một lần trong năm. Điều này có quan hệ với “chương trình thu hoạch tổ yến” 2/ Xây dựng hệ thống “thay đảo trứng” bằng phương pháp dùng tổ chim c. linchi kết hợp với việc tổ chức ...

Để sản xuất tổ yến cần tổ chức các việc sau đây:

1/ Thực hiện việc cho trứng nở tối thiểu là một lần trong năm. Điều này có quan hệ với “chương trình thu hoạch tổ yến”

2/ Xây dựng hệ thống “thay đảo trứng” bằng phương pháp dùng tổ chim c. linchi kết hợp với việc tổ chức cho chim linchi cư ngụ trong ngôi nhà đó và khai thác sử dụng trứng yến từ việc thu hoạch trứng loại bỏ.

3/ Dụ từ ngoài vào để chúng muốn cư trú và làm tổ trong nhà chim, có thể thực hiện bằng cách dùng băng cát-xét (có thể hỏi thêm tác giả), có phát ra tiếng gọi bạn của chim yến hoặc chim linchi. Cố gắng này sẽ tốt hơn nếu ta tổ chức điều kiện của ngôi nhà thật thích hợp để khi chim vào rồi thì muốn ở lại và không muốn đi nữa.

4/ Để cân bằng số lượng quần đàn chim trong ngôi nhà đó, cần thiết phải tăng nhiều đường luồng, khung gỗ ở trên – nơi chim yến làm tổ trong toà nhà. Đồng thời, nên chia nhà thành hai lầu để sức chứa của ngôi nhà càng lớn hơn.

5/ Cho thêm thức ăn tăng cường (extra fooding), đủ thoả mãn những yêu cầu chính trong mùa đông là mùa mà nguồn thức ăn thiên nhiên rất thiếu.

6/ Ngăn cản và loại bỏ các tác nhân gây hại chim, như địch hại, bệnh tật và sự xáo trộn làm mất cuộc sống yên tĩnh bình thường của chim. Cố gắng tổ chức mọi việc để không làm trở ngại đến sinh sống của nó.

Địch hại của chim yến

1/Chuột

Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến.

Phương pháp phòng chống. Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hỗng làm sao để chuột không vào nhà chim. Đóng cửa và cố gắng không để các dấu vết của giấy in, đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ

2/ Kiến

Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis geminata) và kiến gây ngứa. Các loài này thích cắn đốt và ăn chim con, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh.

Phương pháp phòng chống. Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn mà kiến thích để kiến bò ra. Rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó. Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến.

3/Gián

Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại, gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và có vị tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt.

Phương pháp phòng chống

Phun thuốc diệt côn trùng (loại không gây hại cho chim như ICON), làm sạch xung quanh nhà. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết để chúng không chiếm chỗ.

5/ Dơi

Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo trên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính lên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặc khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim.

Phương pháp phòng chống: Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc vỏ gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa.

6/ Rắn mối và tắc kè

Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè còn ăn cả chim con.

Phương pháp phòng chống: Săn đuổi nó hoặc bắt vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng phải bít lại, tuờng nhà phải nhẵn bóng và quét vôi.

7/ Chim cắt săn mồi

Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi.

8/ Trộm

Tường nhà và cửa phải chắc chắn, được khóa bằng phương pháp đặc biệt. Lổ hổng (cửa) chim ra vào không để quá to, có thể đóng lại với lưới mắc cáo bằng sắt, được mở ra trong thời gian ban ngày từ 5h sáng đến 19h00 (tùy theo thời gian đàn chim bay ra và trở về vào lúc nào).

0