24/05/2018, 17:21

Địa lý 10. Bài 6. Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển

Những hành tinh trong Hệ Mặt trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh, Mặt Trời sau khi hình thành di chuyển trong Dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do sức hấp dẫn của Vũ Trụ, khí bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ ...

Những hành tinh trong Hệ Mặt trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh, Mặt Trời sau khi hình thành di chuyển trong Dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do sức hấp dẫn của Vũ Trụ, khí bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elíp. Trong quá trình chuyển động, đám mây bụi và khí đó dần dần ngưng tụ thành các hành tinh.

CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT.

Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp.

Lớp vỏ Trái Đất.

Vỏ Trái đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km ( ở đại dương) đến 70 km ( ở lục địa). Vỏ Trái đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái đất.

Vỏ Trái đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

Lớp Manti.

Dưới vỏ Trái đất cho tới độ sâu 2900km là lớp Manti ( còn gọi là bao Manti), lớp này gồm hai tầng chính, càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn.

Nhân Trái Đất.

Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với lớp khác. Từ 2900km đến 5100km là nhân ngoài, nhiệt độ khoảng 5000ºC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100km đến 6379km là nhân trong, áp suất từ 3 đến 3, 5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái đất là những kim loại nặng như niken ( Ni), sắt ( Fe) nên còn gọi là nhân Nife.

CÂU HỎI TỰ LUẬN.

Câu 1:

Hãy nêu nội dung chính của học thuyết Ot – to Xmit.

Câu 2:

Dựa vào kiến thức đã học trong bài, hãy điền các nội dung thích hợp vào bảng dưới đây.

Các lớp đặc điểm Lớp vỏ Lớp Manit Nhân
1. Độ dày
2. Trạng thái
3. Thành phần cấu tạo  

Câu 3:

Hãy nêu sự khác nhau về độ dày, thành phần cấu tạo của lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.

  • độ dày
  • thành phần cấu tạo.

Câu 4:

Vì sao nói quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.

Câu 1:

Theo học thuyết của Ot – to Xmit.

  • Hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi khổng lồ
  • Các hành tinh của hệ Mặt trời được hình thành từ vật chất của Mặt Trời
  • Các hành tinh của hệ Mặt trời được hình thành sau khi Mặt trời đi qua đám mây bụi và khí
  • Mặt trời và các hành tinh được hình thành cùng một thời gian.

Câu 2:

Ý nào sau đây là không đúng.

  • Vỏ Trái đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn
  • Độ dày của lớp vỏ Trái đất không đều, dao động từ 5km đến 70km
  • Từ ngoài vào trong, ở mọi nơi vỏ Trái đất đều có ba lớp đá: trầm tích, granit, badan
  • Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit có độ dày lớn hơn lớp vỏ đại dương.

Câu 3:

Các tầng đá của lớp vỏ Trái đất đều được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.

  • Đúng
  • Sai.
0