Khái niệm và tác dụng
Khái niệm: Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu và đề ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Hoạch định ở đây là một thuật ngữ để chỉ hoạch định chính thức, nó được ...
Khái niệm:
Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu và đề ra các chiến lược, kế hoạch, biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó.
Hoạch định ở đây là một thuật ngữ để chỉ hoạch định chính thức, nó được xây dựng trên những kỹ thuật rõ ràng và thủ tục chính xác và hướng tới tương lai, nó vạch rõ con đường để đi đến mục tiêu đã định.
Tác dụng (vai trò):
Trong điều kiện ngày nay ta thấy môi trường luôn biến động, nội bộ các tổ chức luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn của nó, để thích nghi với những biến động của môi trường cũng như tối thiểu hóa những rủi ro bên trong trước hết nhà quản trị cần sử dụng đến chức năng hoạch định vì nó đem lại cho tổ chức 04 lợi ích (tác dụng) sau đây:
+ td1: Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai
Theo quan điểm của các nhà kinh doanh Nhật bản, thời cơ kinh doanh có ảnh hưởng 80% đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Thời cơ là một khỏan thời gian ngắn xuất hiện sự giao thoa giữa khả năng của doanh nghiệp và các cơ hội có được trên thi trường, có nghĩa là :
Thời cơ KD = Khả năng của DN + các cơ hội có được trên thị trường
Thời cơ kinh doanh xuất hiện khi hội đủ các yếu tố sau (bảng 4.1):
- Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện cần
- Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện đủ
Điều kiện cần và đủ để xuất hiện thời cơ kinh doanh
Qúa trình hoạch định sẽ xác định được các điều kiện cần và đủ trên, từ đó giúp doanh nghiệp nhận diện được thời cơ kinh doanh, chớp lấy thời cơ để hành động hướng tới mục tiêu chung với hiệu qủa cao nhất.
+ td2: Dự kiến trước và né tránh các nguy cơ, khó khăn.
+ td3: Triển khai kịp thời các chương trình hành động, có nghĩa là tạo tính chủ động trong thực hiện, vì các kế họach, chương trình đã thiết kế sẵn…nên việc thực hiên sẽ kịp thời nhanh chóng.
+ td4: Do hoạch định đặt ra những mục tiêu, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm soát được dễ dàng, thuận lợi.
Phân loại hoạch định: Gồm hai loại hoạch định được so sánh bảng sau
So sánh giữa hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp
