24/05/2018, 17:21

Khái niệm và vai trò của chuyển tiền điện tử trong ngân hàng thương mại

Khái niệm về thanh toán vốn giữa các ngân hàng Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính lớn nhấtcủa nền kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Dù hoạt động dưới hình thức nào cũng được ...

Khái niệm về thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính lớn nhấtcủa nền kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Dù hoạt động dưới hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh toán quyết toán do đó thanh toán là một chức năng quan trọng của ngân hàng. Tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa các ngân hàng( cùng hệ thống hay khác hệ thống) mà các ngân hàng áp dụng cac phương thức thanh toán khác nhau. Hiện nay thanh toán vôn giữa các ngân hàng có thể thực hiện theo năm phương thức chủ yếu sau:

- Thanh toán liên hàng trong cùng hệ thống

- Thanh toán bù trừ khác hệ thống

- Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ

- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước

- Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán

  • Thanh toán liên hàng

Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng trong nội bộ hệ thống phát sinh trên cơ sở nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở các chi nhánh ngân hàng khác nhau hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng

Tuỳ theo đặc điểm và điều kiện về ứng dụng công nghệ thông tin riêng mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một hệ thống thanh toán một cách thích hợp. Có những hệ thống ngân hàng tổ chức hệ thống thanh toán liên hàng toàn hệ thống nhưng có một số hệ thống ngân hàng, bên cạnh hệ thống TTLH toàn hệ thống còn thiết lập thêm hệ thống TTLH nội tỉnh để phục vụ cho việc thanh toán giữa các chi nhánh ngân hàng trong cùng một tỉnh, một thành phố và thực hiện kiểm soát, đối chiếu liên hàng nội tỉnh theo sự uỷ quyền của cấp TƯ

Hiện nay Việt Nam có các hệ thống thanh toán liên hàng sau:

- Hệ thống thanh toán liên hàng của NHNN

- Các hệ thống thanh toán liên hàng của các NHTM NN

- Các hệ thống thanh toán của các NHTM cổ phần

- Các hệ thống thanh toán của các chi nhánh NH nước ngoài

- Hệ thống thanh toán của kho bạc Nhà nước

Trong thanh toán liên hàng tiến hành các nghiệp vụ thanh toán liên hàng theo sự uỷ nhiệm chi của hệ thống thanh toán liên hang mà họ tham gia nên không phải trực tiếp thanh toán vốn với nhau. Việc thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng thông qua kiểm soát, đối chiếu liên hàng và theo dõi số dư tài khoản liên hàng di, liên hàng đến của các đơn vị liên hàng tại trung tâm thanh toán ( nếu là thanh toán liên hàng toàn hệ thống ) Và chi nhánh ngân hàng cấp tỉnh ( nếu là thanh toán liên hàng nội tỉnh).Như vậy tuy đơn vị ngân hàng tham gia thanh toán liên hàng không phải là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập nhưng là đơn vị hạch toán nội bộ phải có đầy đủ vốn để đảm bảo hoạt động tanh toán liên hàng nói riêng. Trường hợp thiếu vốn thì phải nhận vốn điều hoà của hệ thống và phải chịu chi phí trả lãi nhận điều hoà.

  • Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng (TTBT) là phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch ( kết quả bù trừ). TTBT phát sinh trên cơ sở các khoản tiền hàng hoá, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. TTBT được áp dụng giữa các ngân hàng khác hệ thống với nhau hoặc có thể áp dụng giữa các đơn vị ngân hàng thuộc cùng một hệ thống ngân hàng. Tuỳ thuộc vào phương pháp trao đổi chứng từ, chuyển số liệu mà có cơ chế TTBT trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) và TTBT điện tử .Đối với các chứng từ giấy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và Kho Bạc Nhà nước, kể cả các đơn vị trực thuộc được phép làm dịch vụ thanh toán tham gia TTBT được gọi là ngân hàng thành viên. Các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tại tiền gửi tại ngân hàng chủ trì. Đối với TTBT khác hệ thống thì các ngân hàng thành viên phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì là NHNN trên địa bàn. Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp các kết quả thanh toán bù của các ngân hàng thành viên. Ngân hàng chủ trì được quyền trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên để thanh toán. TTBT có thể tổ chức trong phạm vi địa bàn ( nội thành, nội thị và các đơn vị ngân hàng có cự li gần đẻ đảm bảo giao nhận chứng từ TTBT theo phiên giao dịch trong ngày), hoặc có thể tổ chức TTBT theo khu vực hay toàn quốc.

Hiện nay do trình độ phát triển của công nghệ thông tin,các ngân hàng có thể thực hiện TTBT với nhau theo phương thức bù trừ điện tử thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN, theo đó các NHTM chỉ phải mở một tài khoản duy nhất tại NHNN và thực hiện toàn bộ các giao dịch thanh toán của ngân hàng mình qua tài khoản này.Nếu trước kia, mọi hoạt động thanh toán diễn ra giữa các ngân hàng được tổ chức phân tán tại các chi nhánh NHNN trên địa bàn thì hiện nay việc thực hiện từ khâu xử lý chứng từ đến khâu thanh toán đều được kết nối với tất cả thành viên. Nhờ đó giúp cho NHNN và các ngân hàng thành viên hàng ngày có thể nhận biết, kiểm tra và tổng hợp được toàn bộ hoạt động thanh toán toàn hệ thống của mình với các ngân hàng khác một cách nhanh chóng. Vì thế các ngân hàng có thể cân đối nguồn vốn và sử dụng một cách kịp thời, khi cần thiết có thể vay và cho các ngân hàng khác vay từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn hệ thống.

  • Thanh toán qua tài khoản của NHNN

Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN dược áp dụng đối với những ngân hàng khác hệ thống khác địa bàn đều mở tài khoản tại NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh, sở giao dịch NHNN).

Việc thanh toán giữa các ngân hàng theo phương thức này được thực hiện từng lần theo số tiền ghi trên bảng kê các chứng từ thanh toán.Ngân hàng bên trả tiền lập bảng kê kèm chứng từ gốc gửi đến NHNN nơi mở tài khoản yêu cầu NHNN trích tài khoản nhà nước thanh toán trả cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng của nguời thụ hưỏng và ngân hàng của người trả tiền cùng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh NHNN thì việc thanh toán rất đơn giản, chi nhánh NHNN chỉ cần căc cứ vào các chứng từ gốc được gửi đến để hạch toán vào các tài khoản tiền gửi tương ứng.Nếu hai NHTM này mở tài khoản tại các chi nhánh NHNN khác nhau thì chi nhánh NHNN phải căn cứ vào chứng từ gốc để lập lệch chuyển tiền di nơi ngân hàng của người thụ hưởng mở tài khoản. Hiện nay NHNN đã xây dựng riêng một hệ thống CTĐT nên việc thanh toán theo phương thức này càng trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn.

  • Thanh toán uỷ nhiệm thu hộ chi hộ

Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là phương thức thanh toán được áp dụng đối với ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống theo sự thoả thuận cam kết với nhau, ngân hàng sẽ thực hiện thu hộ chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài khoản của ngân hàng kia.

Để thực hiện phương thức thanh toán này thì hai ngân hàng phải tiến hành kí kết hợp đồng với nhau để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung thanh toán.Việc thu hộ, chi hộ giữa hai ngân hàng chỉ được tiến hành trong phạm vi những khoản thanh toán đã được thoả thuận và qui định trong hợp đồng.

  • Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán

Phương thức nay có thể áp dụng giữa hai ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống với điều kiện ngân hàng kia để hạch toán các khoản thanh toán qua lại giữa hai ngân hàng và các ngân hàng phải đăng kí mẫu dấu chữ ký của người có thẩm quyền ra lệnh thanh toán với nhau. Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán có trách nhiệm lập chứng từ thanh toán (nếu là tài khoản của chính mình) Hoặc bảng kê có kèm theo chứng từ thanh toán của khách hàng (đối với khoản thanh toán của khách hàng) gửi tới ngân hàng có quan hệ tiền gửi để yêu cầu thanh toán.

Trên đây là năm phương thức mà các ngân hàng có thể sử dụng để thanh toán cho nhau , tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà mỗi ngân hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán thích hợp. Ngày nay, cùnh với sự phát triẻn của khoa học kĩ thuật cũng như phần mềm thanh toán hiện đại ra đời đã hỗ trỡ đắc lực cho công tác thanh toán của ngay càng trở nên nhanh chóng và chính xác.

Như vậy: Thanh toán vốn giữa các ngân hàng là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa cá ngân hàng nhằm tiếp tục quá trình hình thanh toán tiền giữa các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một ngân hàng hoặc thanh toán vốn trong nội bộ các hệ thống ngân hàng”

Khái niệm thanh toán CTĐT

Thanh toán là việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc chuyển tiền giữa các tổ chức cá nhân. Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán cuẩ người sử dụng dịch vụ thanh toán.Thanh toán có thể thực hiện dưới hình thai vô cùng đơn giản, tồn tại duới dạng trao đỏi vật chất như hàng đổi hàng, chi trả bằng tiền mặt và cho đến nay người ta có thể thực hiện dịch vụ thanh toán hoàn toàn phi vật chất: thanh toán điện tử.Thanh toán điện tử được thực hiện thông qua các ngân hàng, các ngân hàng cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các giao dịch thanh toán trong và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác theo yêu cầu của người thực hiện dịch vụ thanh toán

Thanh toán liên hàng điện tử hay chuyển tiền điện tử (CTĐT) là phương thức thanh toán vốn giữa các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm chuyển tiền điện tử với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng truyền tin nội bộ.

Chuyển tiền điện tử áp dụng phương thức “Kiểm soát tập trung, đối chiếu tập trung”. Do việc kiểm soát và đối chiếu được tập trung tại TTTT và kết thúc ngay trong ngày nên đảm bảo tất cả các chuyển tiền được kiểm soát trước khi trả tiền cho khách hàng, từ đó đảm bảo an toàn tài sản.

Theo văn bản qui trình nghiệp vụ CTĐT (ban hành theo quyết định số 516 ngày 26/07/2000 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam) thì: Chuyển tiền điện tử là quá trình xử lý một khoản chuyển tiền qua mạng máy tính, kể từ khi nhận được lệnh chuyển tiền của người phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ huởng (đối với chuyển tiền Có) hoặc thu tiền từ người nhận lệnh (đối với lệnh chuyển Nợ).

Thanh toán giữa các ngân hàng qua chuyển tiền điện tử có vai trò quan trọng trong quá trình luân chuyển vốn an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Đối với khách hàng:

Giúp thực hiện việc thanh toán hộ cho khách hàng chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Bằng khả năng nghề nghiệp và chuyên môn cao cũng như được sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các ngân hàng có thể thanh toán cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn nhất, đồng thời có thể cập nhật thường xuyên, liên tục số dư tài khoản, tình hình thanh toán của các ngân hàng. Ngoài ra, bằng khả năng nắm bắt tổng hợp các thông tin kinh tế cũng như am hiểu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách làm ăn có hiệu quả nhất

Đối với ngân hàng

Thanh toán điện tử thực hiện điều hoà vốn một cách nhanh chóng trong nội bộ hệ thống giữa các ngân hàng và góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ giữa các ngân hàng

Thanh toán vốn giữa các ngân hàng có tác dụng điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống ngân hàng với nhau và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Do nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế là luôn biến động nên không ngân hàng nào có thể đảm bảo chắc chắn là lượng vốn của mình có thể đáp ứng ngay được tất cả mọi nhu cầu phát sinh. Chính vì thế mà ngân hàng thiếu vốn sẽ nhận được sự điều chuyển của ngân hàng thừa vốn, ngân hàng thừa vốn sẽ không lâm vào tinh trạng huy động quá nhiều nhưng không cho vay được mà vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách còn ngân hàng thiếu vốn sẽ không phải chịu lãi suất tiền cao hơn lãi suất huy động do phải đi vay nóng của các tổ chức tín dụng khác để duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra các ngân hàng thừa vốn còn được tăng thêm thu nhập do được hưởng lãi suất điều hoà vốn

Bằng việc thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng có thể huy động một khối lượng vốn lớn với chi phí thấp.

Thanh toán vốn giữa các ngân hàng còn góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau nếu họ thanh toán một cách sòng phẳng nhanh chóng

Đối với nền kinh tế:

Tăng nhanh tốc độ tập trung thanh toán của ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân và phát huy vai trò giám đốc đối với nền kinh tế.

Thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển, giảm lưọng tiền mặt trong lưu thông, do đó góp phần giảm chi phí lưu thông xã hội như: in tiền, vận chuyển, bảo quản, cất giữ… tiền mặt, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và hạn chế rủi ro.

Hầu như tất cả các loại hình doanh nghiệp thực hiện kinh doanh đều có tài khoản tại ngân hàng nên bằng việc theo dõi tình hình thanh toán giữa các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế của khách hàng trong toàn bộ nền kinh tế ngân hàng có thể đánh giá được ngành nào có khả năng phát triển từ đó tư vấn được cho Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Như vậy có thể thấy thực hiện tốt công tác thanh toán chuyển tiền điện tử không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế, với các ngân hàng mà còn đem lại lợi ích cho cả tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

0