Đền Cờn

Đến đời Trần Nhân Tông, đạo Phật ở nước ta đã bước vào giai đoạn cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ Kinh đô đến thôn xóm, từ đồng bằng đến trung du và các miền ven biển. Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên thắng lợi, vào các năm 1285 và 1292, cũng ...

Đến đời Trần Nhân Tông, đạo Phật ở nước ta đã bước vào giai đoạn cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ Kinh đô đến thôn xóm, từ đồng bằng đến trung du và các miền ven biển. Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên thắng lợi, vào các năm 1285 và 1292, cũng nhường ngôi lại cho con, rồi xuống tóc đi tu, trở thành vị Tổ thứ nhất của phái Tu thiền Trúc lâm với pháp danh Điều Ngự. Số người tu hành của thời đó rất đông. Nhiều người xuất gia từ bé, nhưng nhiều người đã từng lập gia đình rồi do trắc trở nhân duyên, nên mới tìm đến cửa Phật. Trong trường hợp ngược lại, nhiều vị tu hành nhưng do những hoàn cảnh đặt biệt nào đó đưa đẩy, đã hoàn tục trở lại, thì điều ấy, xét ra cũng là lẽ thường tình mà nhà sư trụ trì ở ngôi chùa cửa Cờn là một ví dụ.

(Xem thêm sụ tích đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh)

      Thuở ấy ở xã Hương Cần thuôïc Quỳnh Lưu (Nghệ An) bây giờ, có một ngôi chùa dựng trên một hòn đảo nhỏ ở cửa Cờn. Tiếng là chùa nhưng kiến trúc còn đơn sơ, chỉ là ngôi nhà lá ba gian ở khuất hướng gió biển và bên trong đặt vài pho tượng Phật. Trụ trì trong chùa là một vị sư ông ở độ tuổi ngoài bốn mươi và một chú tiểu nhỏ giúp việc. Hai thầy trò tình nguyện ra đây, vừa tu hành nhưng cũng để vừa giúp đỡ những người đi biển gặp nạn vì đảo cũng thường xuyên là nơi tránh bão của dân chài.

     Nhà sư vốn xuât thân là một nho sinh, đã từng liều chõng đến trường thi, nhưng do không đỗ lại gia cảnh sa sút nên cũng đành xếp bút nghiên, để gởi mình vào cửa Phật. Ở nơi đảo vắng, quanh năm chỉ nghe tiếng sóng vỗ bờ, lương thực chính yếu do dân chài ghé qua cung cấp, tưởng cũng là nơi tốt nhất để có thể dứt bỏ bụi trần một cách thực hiệu nghiệm. Vừa tu luyện vừa năng giúp người cứu người, quả là một điều kiện lý tưởng cho một vị tu hành muốn mau đắc đạo. Nào ngờ sự đời cũng thật lắm nỗi éo le, không thể lường trước được. Khi mà nhà sư đang còn là một con người khang kiện, buổi thiếu thời đã từng xây dựng nhiều mộng ước đẹp cho tương lai, thì việc có bị "nhuốm" lại bụi trần, âu cũng là điều cần được thể tất, như ở phần sau này sẽ rõ.

     Thời ấy ở Trung Hoa, nhà Kim sau khi diệt xong nhà Bắc Tống liền cho viên tướng là Trương Hồng Phạm đi đánh úp quân Nam Tống ở Nhai Sơn. Quân Nam Tống đại bại. Quân Kim thừa thắng đang ào ạt tràn tới Kinh đô , triều đình Nam Tống thật vô cùng nguy ngập. Nhiều vị đại thần đã phải tự sát. Trong tình thế ấy, viên Tả thừa tướng Lục Tú Phu vội vã hộ giá nhà vua vừa mới lên ngôi là Đế Bính xuống thuyền để đi lánh nạn. Cả hoàng cung, các triều thần và gia quyến của họ cũng vội vã xuống thuyền. Quân hồi vô lệnh, tất cả quân lính và tướng sĩ thấy thế cũng ùa cả theo. Thuyền bè chưa kịp chuẩn bị, lại có quá nhiều người đeo bám, nên ra đến ngoài khơi, gặp phải một cơn bão không phải lớn lắm mà tất cả thuyền bè đều bị đắm. Nhà vua, hoàng hậu, các đại thần ... Thẩy cũng đều chung số phận ...

     Chỉ có ba mẹ con một vị phu nhân, vốn là công chúa con gái út của đời vua trước, may mắn thoát nạn nhờ cùng bám vào một cây cột buồm lớn. Vị phu nhân cũng khá lanh lợi, đã biết kịp lấy dây ở cột buồm buộc vào người, cho mình và cho hai con gái, nên đã không bị sóng biển đánh bật đi. Cả ba mẹ con cùng chiếc cột buồm theo luồng nước, trôi mãi về biển phương Nam, dạt đến bên ngoài vùng cửa Cờn, nơi có hòn đảo, ngôi chùa và nhà sư trụ trì , như đã nói ở phần trước.

     Buổi sáng hôm ấy, ở cửa Cờn, cơn bão cũng đã ngớt. Nhà sư, như thường lệ sau khi xảy ra bão, đã ra phía đông hòn đảo để nhìn xem sự thể thế nào, thì bỗng thấy có những vật gì trôi ở phía xa xa. Đoán là có người bị bão nên nhà sư quay lại lấy mảng rồi vội vã trèo đi cứu nạn. Chú tiểu lúc này vừa mới thức dậy, đang quét dọn trong chùa. Vì nghĩ chú còn bé quá, nên nhà sư cũng không gọi đi theo.

     Khi mảng chèo tới nơi thì nhà sư nhận ra ba người phụ nữ, trong đó hai người còn nhỏ và một người là thiếu phụ. Chắc họ là ba mẹ con, nhà sư đoán như vậy. Không nề hà, nhà sư vội vã kéo từng người lên mảng rồi cho mảng trở mũi vào bờ. Lúc này, cả ba người hoàn toàn bất tỉnh, như ba cái xác không hồn, mặt mũi chân tay tím tái, chỉ còn thoi thóp thở. Qua quần áo và cách trang điểm đầu tóc, lại đeo đầy vàng bạc, nên nhà sư hiểu họ đều là người quý tộc.

     Giữa thanh thiên bạch nhật, trong khi đưa chiếc mảng nhỏ vào bờ, ba người phụ nữ dường như thỏa thân hoàn toàn ở ngay dưới mặt nhà sư, do quần áo quá mỏng bị nhúng nước đã bó sát lấy người. Và lần đầu tiên trong đời , nhà sư nhìn thấy một thân hình khác giới ở độ tuổi trưởng thành, nằm như vậy. Những cảm giác bấy lâu dường như yên ngủ trong lòng nhà sư bỗng nhiên đều như bừng thức. Nhà sư cố dùng lý trí để kìm nén, nhưng vô hiệu. Những cảm giác ấy trổi dậy một cách tự phát, nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí. Lý trí của nhà sư chỉ có khỏi tỉnh táo để giữ cho mình khỏi có những hành vi quá trớn, những hành vi tội lỗi, còn sự trổi dậy của những cảm giác ấy cũng đành chịu, và nó làm cho máy chèo của nhà sư khua lên loạn xạ, phải một lúc lâu sau mới lấy được thân bằng.

     Vừa chèo mảng, nhà sư vừa phải nhắm mắt để khỏi nhìn thấy cảnh tượng phía trước, nhưng chỉ được một lúc, đã thấy máy trèo khua không thật hướng, nên lại phải mở mắt ra. Ba khuôn hình vẫn mở ra trước mặt. Nhà sư vẫn đưa mắt đi hướng khác, nhưng cũng chẳng được bao lâu, vì nhận ra mảng đã chệch ra hướng bờ, nên cuối cùng lại đành phải nhìn thẳng. Và vì nhìn thẳng như vậy, nên ba khuôn hình phụ nữ vẫn luôn luôn ở ngay trước mắt. Thật trớ trêu, bởi vì chỉ còn cách ấy mới có thể đưa mảng về đúng đích. Nhà sư thấy bàng hoàng cả người, cho rằng con mắt mình đã phạm vào giới luật, và trong cơ thể đã có những đòi hỏi tội lỗi. Vừa khua mảng, nhà sư vừa tự lên án, xỉ vã bản thân mình, nhưng mặc dù vậy, những gì mà nhà sư nhìn thấy cứ còn lưu mãi trong đầu óc, mà không cách gì có thể tẩy xóa đi được.

     Hơn một tiếng đồng hồ sau mảng mới cập vào đảo. Nhưng hơn một tiếng đồng hồ ấy cũng đủ để làm nhà sư bải hoải còn hơn cả chục năm khổ công tu luyện. Tuy vậy, lý trí nhà sư vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Ông gọi gấp chú tiểu và hai thầy trò bế từng người vào nhà bếp ở mé cạnh Phật điện. Ba cơ thể vẫn hoàn toàn bất tỉnh, lạnh ngắt, hai mắt nhắm nghiền, chỉ có nhịp thở thoi thóp là còn dấu hiệu của sự sống. Cần phải sưởi ấm cho họ gấp. Nhà sư cùng chú tiểu vội lấy củi nhóm lửa, nhưng khi ngọn lửa bùng lên thì họ nhận thấy không thể cứ để ba người như thế mà sưởi được. Quần áo dài bằng lụa mỏng không thể đặt cạnh lửa vì lụa rất dễ bốc cháy. Vả lại họ cũng cần phải được lau qua bằng nước ngọt thì mới có thể sưởi, vì nếu không, lớp muối bám vào bên ngoài sẽ làm cho cơ thể họ bỏng rát. Không còn cách nào khác, nhà sư đành phải quyết định cởi quần áo của họ và gỡ các đồ trang sức ra, để lấy khăn tẩm nước ngọt lau qua, rồi đem quần áo dự trữ của mình và của chú tiểu mặc vào cho họ. Tình trạng ba cơ thể phụ nữ lần lượt khỏa thân hoàn toàn trước mắt cả hai thầy trò, tuy là một hành động, nhưng quả thực đã gây thêm hậu quả tai hại về mặt tâm lý với hai thầy trò, và nhất là, đối với nhà sư. Những gì mà cặp mắt nhìn thấy và hai bàn tay cảm nhận đuợc, sẽ còn lưu giữ, và sẽ làm phương hại đến quãng đời tu hành của nhà sư kể từ đó trở đi, nó làm cho nhà sư đã không thể bình thản được như trước nữa.

     Tuy vậy, đấy là những điều tiếp tục xảy ra về sau này, còn bây giờ, hai thầy trò đang phải chú ý vào việc "vần" từng người quanh đống lửa để sưởi ấm cho đều. Gần một tiếng đồng hồ thì ba người phụ nữ mới hồi tỉnh, mắt đã he hé mở và nhịp thở cũng mạnh dần lên. Họ đã được cứu sống.

     Nhà sư bảo chú tiểu đi bắc một niêu cháo, còn tự mình cũng đi ra vườn hái lá tía tô, đem rửa rồi thái nhỏ. Khi cháo chín, nhà sư trộc lá tía tô vào, rồi cùng chú tiểu ngồi bón cho họ ăn. Ăn gần xong niêu cháo, ba người đã bình phục trở lại, tuy sức hãy còn rất yếu và trong người còn rất mệt mỏi.

     Họ nhìn nhà sư, chú tiểu trong phong cảnh, và hiểu rằng đây là nơi tu hành. với những cặp mắt đờ đẫn nhưng trìu mến, môi họ khẽ mấp máy nói những lời như thể cảm ơn. Tuy nghe mà không hiểu gì vì ngôn ngữ bất đồng, nhưng nhà sư cũng gật gật đầu, tỏ ý tán thưởng. Ông dùng ngón tay trỏ viết mấy chữ lên không khí, thấy người thiếu phụ nhìn theo và gật gật đầu trở lại. Thế là ông bảo chú tiểu đi lấy giấy bút và nghiên mực ra để họ "bút đàm". Sau cuộc bút đàm, nhà sư hoàn toàn biết rõ xuất xứ và hoàn cảnh của họ.

     Những ngày sau đó, ba mẹ con người thiếu phụ ăn nghỉ tại chùa, trong gian buồng của nhà sư và chú tiểu khi trước. Còn hai thầy trò thì phải ngủ ngay tại nhà thờ Phật. Những ngày này, lại nằm trong mùa biển động nên dân chài thường ở nhà đan lưới, chẳng có mấy ai ra khơi, và do thế, cũng không có thuyền nào ghé vào đảo. Nhà sư phải dùng mảng vào bờ mấy làn để tìm mua lương thực, thực phẩm. Tuy vậy, tin tức về ba người phụ nữa lâm nạn được cứu sống thì chưa lần nào ông trò chuyện với ai. Ông chần chừ chưa quyết định bởi vì những ngày này, trong lòng ông đã thực sự xảy ra một cơn giông bão. Vả lại, nếu ông có quyết định sớm, thì trong tình trạng sức khỏe như hiện tại, cả ba mẹ con cũng không thể vào đất liền ngay được.

     Sau khi lại sức và nhận rõ hoàn cảnh hiện tại, người thiếu phụ, tuy buồn rầu nhưng vẫn luôn tỏ ra là một phụ nữ yêu kiều, duyên dáng. Ba mẹ con nàng cùng chú tiểu lo việc bếp núc, còn những lúc rãnh rỗi thì thủ thỉ ngồi chuyện trò bằng thứ ngôn ngữ riêng của họ. Cả hai thầy trò đều nghe nhưng không hiểu gì, tuy vậy, sự lạ lùng cũng có sức hấp dẫn riêng của nó.

     Nếu trước kia, chỉ có hai thầy trò thì không khí trong chùa lúc nào cũng có vẻ trang nghiêm, thậm chí hơi buồn tẻ, còn bây giờ, do sự xuất hiện của ba mẹ con, nên vẻ trang nghiêm ấy đã hết, để thay vào đó, là sự sum họp đầm ấm, tựa như không khí một gia đình. Nhất là những lúc tất cả cùng ngồi xung quanh mâm cơm, bây giờ đã có cả thức ăn cá, thì bầu không khí gia đình ấy lại càng hiện lên rõ rệt. Nhà sư nhìn mọi người bằng cặp mắt trìu mến, động viên ba mẹ con hãy gắng ăn cho mau lại sức, và trong lòng ông cũng hiện về những ý nghĩ, những tình cảm mà bấy lâu nay đã từng bị ghìm nén và bị lãng quên. Ông nhớ lại thuở bé thơ của mình được quây quần cùng chị cùng anh xung quanh bố mẹ. Ông cũng nhớ lại hồi còn trai trẻ ông đã từng mơ ước có một gia đình thật đầm ấm và vui vẻ, mà sau đó, chỉ do thời thế đưa đẩy, bất đắc dĩ ông mới phải chọn con đường tu hành.

     Trong thâm tâm, ông hoàn toàn thương cảm cho số phận của ba mẹ con người thiếu phụ. Cõi lòng của họ đã thực tan nát mà chỉ có những ai hoàn toàn thông cảm và thương yêu họ mới có thể cứu vãn được và mang lại cho họ một chút niềm vui. Ông nhận thấy tình cảm của ông đã dành cả cho mẹ con nàng và ông muốn được chia sẻ số phận cùng với họ.

     Ông nhớ lại ba thân thể gần như khỏa thân nằm sõng soài trên mảng. Ba thân thể ấy lại khỏa thân hoàn toàn khi ông cùng chú tiểu lau người và mặc quần áo cho họ. Đấy những việc bất đắc dĩ và trong khi làm ông không có một hành vi lợi dụng nào, nhưng tuy vậy, bây giờ nhớ lại, và cảm nhận số phận đã đẩy đưa ông sang một hướng khác, không thể tiếp tục cuộc đời tu hành được nữa.

     Ông thấy mình đã bị "nhuốm" nặng bụi trần, không còn cách gì có thể cởi bỏ đi được. Đã nhiều đêm ông ngồi trước Phật điện, miệng tụng kinh và tay gõ mõ, mà cuối cùng mối thương cảm và những hình ảnh kia lại vẫn hiện về. Lý trí của ông đã bị khuất phục trước những tình cảm và những hình ảnh ấy. Thôi thì đành vậy, cuộc đời ông sẽ phải đổi hướng, chứ không thể ở mãi nơi đây. Giáo lý đạo Phật không thể chấp nhận một người như ông, sau khi đã có những hành vi dù không muốn, và những ý nghĩ như vậy, ông hoàn toàn hiểu như thế. Phải chi, ông là con người yếu đuối hay một ông lão khô héo, luôn luôn sống giữa làng nước thì đã đi một lẽ, đằng này ông lại là một người đàn ông đang còn tráng kiện, đã từng một mình ra biển cứu nạn khi có sóng to bão lớn, thì việc tiếp tục ở lại tu hành là điều không thể, sau khi đã có những hành vi và ý nghĩ như thế xảy ra. Dứt khoát ông sẽ phải hoàn tục trở lại.

     Khoảng chừng nửa tháng sau, khi ấy sức khỏe của ba mẹ con người thiếu phụ đã hoàn toàn bình phục, không khí trong đảo cũng thật yên vui, đầm ấm như trong một gia đình, thì cũng là lúc nhà sư thực sự đương đầu với vấn đề đưa hay không đưa ba mẹ con nàng trở vào đất liền để trình báo với quan sở tại. Nhà sư hình dung ra trước mọi việc sẽ xảy ra như thế nào.

     Có thể, khi trình báo với quan huyện xong, thì huyện sẽ đưa lên phủ, rồi phủ sẽ đưa lên triều đình. Cũng có thể, chỉ đến huyện hoặc phủ thôi, thì bị giữ lại. Mà dẫu có đưa đến đâu thì mẹ con nàng cũng sẽ bị xung vào làm tỳ thiếp cho người ta. Nước của nàng đã mất, nhà của nàng đã tan, tất cả các người thân thích đều không còn, thì việc bị xung làm tỳ thiếp sẽ là điều chắc chắn, không thể có chuyện và có lúc trở về cố quốc được. Những vị quan trên kia, dù ở huyện ở phủ hay ở triều đình, thì có bao giờ lại thiếu đàn bà con gái đẹp? Ấy vậy mà họ vẫn có quyền lấy thêm đàn bà con gái nữa ở các nơi khác đưa tới, trong khi đó, ông, một người hoàn toàn và khỏe mạnh, lại không thể có cái quyền ấy? Thế là bao nhiêu công phu khó nhọc, kể cả sự nâng niu giữ gìn và những tình cảm trìu mến của ông, hóa ra chỉ để làm tôi tớ cho người ta thôi. Ý nghĩ ấy làm cho ông cảm thấy như bị lừa gạt, sau ở đời lại có thể bất công đến như thế?

     Cũng có thể, ông vẫn suy nghĩ tiếp, chỉ vừa vào đến đất liền, trên đường giải lên huyện lên phủ thì ba mẹ con nàng sẽ bị bọn lính hay một bộ bọn côn đồ nào đó đến cưỡng bức. Cả ba mẹ con nàng đều đẹp như thế, sẽ khó mà tránh khỏi tai vạ. Những tên cường bạo sẽ đè nghiến những thân thể kia ra để hành hạ cho đến kiệt sức mà chẳng thương tiếc gì. Ý nghĩ ấy làm cho ông thấy chua chát, tựa như chính bản thân mình vừa đánh mất đi một vật gì đó thật quý giá.

     Thế mà ông, chaÜng lẽ ông lại để cho tất cả những điều ấy có thể xảy ra hay sao? Cuộc đời tu hành của ông, vì tất cả những gì liên quan đến ba mẹ con nàng, nên sẽ không thể còn tiếp tục được nữa, thì bây giờ đây sẽ phải xử trí ra sau? Chẳng lẽ ông phải sống nốt cuộc đời, sau khi đã hoàn tục trở lại, trong buồn thương quạnh vắng và trong nhớ thương vô hồi vô hạn, cho đến lúc xuống mồ? Không, ông không thể buông xuôi cho những điều ấy có thể xảy ra được. Ông phải là người che chở, là chỗ dựa vững chắc cho cả ba mẹ con nàng. Ông cảm thấy số phận ông từ nay sẽ gắn bó vĩnh viễn với số phận của ba mẹ nàng, mà không cách gì, không thế lực nào có thể chia cách nỗi. Ông sẽ hoàn tục, sẽ mang ba mẹ con nàng và chú tiểu vào đất liền, đi đến một nơi nào đó, để làm ăn sinh sống như mọi người. Hai bàn tay săn chắc và tài sông nước của ông chắc chắn có thể đem lại một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc, và ông hoàn toàn tin tưởng như vậy.

     Và ông đã đi tới quyết định. Một buổi tối, sau khi tụng kinh niệm Phật xong lần cuối cùng, và mọi người đã đi ngủ, thì ông vẫn ngồi viết một lá thư thật dài, trong đó kể hết nông nổi nguồn cơn và các hoàn cảnh mà mẹ con người thiếu phụ sẽ lâm phải. Cuối thơ ông ngỏ lời muốn cưới nàng làm vợ rồi cùng nhau đi khỏi nơi đây. Lời trong thư của ông thật chân thành, cảm động, và ông không hề dấu nàng một điều gì. Không thể trực tiếp trao đổi bằng lời vì ngôn ngữ bất đồng, nên ông chỉ có cách ấy để biểu lộ tình cảm, và phấp phỏng chờ mong thư phúc đáp của nàng.

     Sáng hôm sau, lựa lúc chỉ có hai người, ông trao bức thư cho nàng, rồi lên mảng vào bờ đi mua lương thực, thực phẩm như mọi lần.

     Trong lúc ông đi vắng, ở nhà, tìm được lúc thuận lợi, nàng mở thư ra đọc. Vừa đọc, sắc mặt nàng vừa biến đổi. Nó chuyển từ màu hồng sang màu tím tái. Sự việc mà trong thư vẽ ra thật quá đột ngột, đối với nàng. Là người phụ nữ quyền quý vào bậc nhất nhì của một đất nước, lại quá ư nhạy cảm, nên nàng hình dung ngay ra cái cảnh vợ chồng thường dân mà bức thư đã đề cập tới. Đây là điều nàng không thể chấp nhận, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phải chi nàng chỉ là một cô hầu, hoặc là một người xuất thân từ trong đám bình dân, thì đã đi một lẽ khác. Đằng này, đường đường là một công chúa, rồi là một mệnh phụ, từ thuở lọt lòng đã quen sống trong nhung lụa và đài các, nên nàng không thể tưởng tượng và chấp nhận nổi một đời sống thường dân. Nó là những gì tối tăm, bần hàn và nhục nhã đối với nàng. Nếu sau này có phải lâm vào tình trạng ấy thì nàng cũng quyết không thể nào chấp nhận. Trong sâu thẳm cõi lòng, nàng vẫn còn le lói chút hy vọng sẽ có lúc được trở về cố quốc, nếu không còn được hưởng cuộc đời phú quý, thì chí ít cũng sống thanh bạch cho đến hết tuổi già. Và vì vậy, việc chấp nhận lấy nhà sư sau khi đã hoàn tục, đối với nàng, hoàn toàn sẽ là điều không thể.

     Là người phụ nữ đã từng sống giữa một triều đình Nho giáo từ tấm bé, nên nàng cũng không có cách giải quyết nào khác hơn là tuân theo tam cương nhũ thường. Khi chưa đủ ba năm, thì dù muốn, nàng cũng không thể nào tính đến chuyện tái giá được. Vả lại, hình ảnh cả triều đình tan tác, người bị giết, người phải tự sát, còn số đông phải chết đuối giữa biển khơi, trong đó có cả nhà vua và hoàng hậu và vị đại thần chồng nàng, bấy lâu nay vẫn luôn luôn ám ảnh mỗi giấc ngủ của nàng và trở thành những giấc mơ kinh hoàng nhất. Trong tình trạng như vậy, nàng không thể nghĩ đến chuyện tái giá, cho dù đấy là nơi môn đăng hộ đối đi nữa.

     Dẫu trong lòng nàng có thực sự mang ơn cứu mạng của nhà sư và nhận thấy trong các cử chỉ, hành vi của nhà sư không có điều gì khuất tất, thì nàng cũng không thể chấp nhận một cuộc hôn nhân với nhà sư được. Lòng biết ơn và sự thành kính nàng vẫn luôn ghi nhớ trong lòng. Trước lúc đi khỏi nơi đây, nàng sẽ gởi lại một số đồ trang sức quý giá để tỏ lòng biết ơn, còn việc kết duyên thì dù thế nào cũng không để xảy ra. Nàng vẫn còn nhớ về cố quốc, và hơn nữa, còn nhớ mình đã từng là một công chúa và một mệnh phụ.

     Sau khi suy nghĩ kỹ càng, người thiếu phụ xin chú tiểu giấy bút mực để viết một lá thư, nói thác là để gởi cho quan sở tại (tất nhiên là bằng ngôn ngữ cử chỉ). Trong thư gởi nhà sư, nàng trình bày hết mọi lẽ để nhà sư hiểu hoàn cảnh của mình. Nàng cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành của ba mẹ con, một mực gọi nhà sư là "ân nhân", và "xin ân nhân không nên nghĩ đến chuyện này nữa để khỏi sao nhãng con đường tu hành".

     Sau khi đọc xong lá thư trả lời của người thiếu phụ, nhà sư hoàn toàn thất vọng. Có một cái gì đó sụp đổ trong tâm hồn ông. Bao nhiêu hy vọng của ông đã tan thành mây khói, mà những hy vọng ấy mới chân thành làm sao! Nhà sư tự cảm thấy mình thật tội nghiệp, cô đơn, côi cút ở trên cõi đời này. Không thể tiếp tục cuộc đời tu hành vì mình đã phạm giới luật, cũng không thể hoàn tục được vì như thế sẽ phải mãi mãi sống trong cô đơn, thương nhớ cho đến mãn đời, và đó sẽ là một điều kinh khủng nhất đối với một người đã từng yêu!

Trước mặt nhà sư bây giờ chỉ còn là một vực sâu thăm thẳm mà ông sẽ nhảy vào đó để cho quên hết mọi sự đời. Suốt đêm sau đêm đọc lá thư, ông ngồi cầu kinh niệm Phật trước Phật điện. Mọi người đã đi ngủ hết mà ông vẫn còn ngồi như thể hóa đá. Ông xin Đức Phật tổ hãy tha thứ cho Những lỗi lầm mờ tối của ông. Ông cũng xin Đức Phật tổ chấp nhận cho ông được chết để chuộc lại mọi lỗi lầm.

     Gần sáng, ông uống trọn môït liều thạch tính đã chuẩn bị ngay từ lúc mới nhập Phật điện. Một lúc sau thuốc ngâm. Ông dẫy nhẹ mấy cái rồi từ từ khép vành mắt lại. Ba người phụ nữ và chú tiểu lúc ấy đều ngủ say, nên không ai hay biết gì cả.

     Sáng hôm sau, mọi người thức dậy, thấy nhà sư đã chết. Thiếu phụ là người đầu tiên nói rằng nhà sư chắc bị cảm mạo nên mới bị chết đột ngột như thế để cho hai con gái và chú tiểu yên tâm, còn trong thâm tâm, nàng hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân và liều thuốc độc đã giết chết nhà sư như thế nào. Sau khi mai táng chu đáo cho nhà sư xong, nàng âm thầm lặng lẽ như một cái xác không hồn. Nàng tự trách mình đã là nguyên nhân gây ra cái chết ấy. Nhớ lại những việc nhà sư đã làm cùng lá thư mà nhà sư đã viết, nàng thấy ông là một con người hoàn toàn tử tế và đáng kính trọng biết bao. Ông là ân nhân thực sự của ba mẹ con nàng. Một người như thế mà bỗng nhiên phải chết! Giánhư mẹ con nàng cứ bị chết đuối ở ngoài biển khơi, để nhà sư khỏi phải trông thấy thì đâu đến nỗi một người tử tế như thế phải chết oan khốc thế này? Càng nghĩ, người thiếu phụ càng thấy xiết bao ân hận, những ước mơ của nhà sư sau khi hoàn tục, đâu có phải là điều gì xấu xa, trái lẽ? Nhà sư không phải là một người quyền quý nhưng con người ông chẳng chân thành và cao quý đó sao? Giá như nàng có thể đáp ứng được ước nguyện của ông thì đâu đã xảy ra cơ sự này?

Người thiếu phụ cũng nghĩ đến tương lai mà lá thư trước đây đã thử vẽ ra. Bị ô nhục giữa đường hay bị xung làm tỳ thiếp thì cũng đều nhục nhã cả. Con đường về cố quốc quả là xa lơ xa lắc, không còn chút hy vọng nào nữa, bởi vì quân thù vừa mới đặt chân đến mà triều đình thì đã tan tành, chẳng còn ai sống sót. Giang sơn không thể khôi phục được, nếu có cố công tìm về thì cũng bị rơi vào tay ngoại bang, rồi làm tỳ thiếp hay làm kẻ hầu người hạ ngay tại quê hương của mình, và điều ấy lại còn nhục nhã hơn bao giờ hết.

     Người thiếu phụ thấy hiện ra trước mắt con đường đầy chông gai, còn mình thì hoàn toàn lẻ loi cô độc, không có người bảo trợ. Sau cái chết của nhà sư, nàng hiểu chắc chắn rồi đây mẹ con nàng sẽ chẳng tìm thấy đâu một người ân cần tử tế như thế nữa. Cuộc đời cả ba mẹ con nàng quả đang ở ngay trước ngõ cụt. Thà chẳng bao giờ thấy mình phải rơi vào sự ô nhục là hơn.

    Hoàn toàn thất vọng, người thiếu phụ thấy không còn muốn sống nữa. Nàng không ăn, không uống, suốt mấy ngày lặng lẽ âm thầm. Một buổi tối, khi hai con gái và chú tiểu đã ngủ say, thì nàng trở dậy, lặng lẽ bước ra khỏi nhà. Nàng đi ra phía biển, rồi cứ thế, lội mãi ra vùng nước sâu ...

     Sáng hôm sau, hai người con thức đậy không thấy mẹ đâu, thì vừa kêu khóc vừa bổ đi tìm. Một lúc sau, thấy xác mẹ nổi dập dềnh ở bên mép nước. Hai cô gái cùng chạy xuống, và trong nỗi đau thương tột độ, cùng nắm tay nhau, trầm mình vào làn nước biếc ...


     Đến lượt chú tiểu đi tìm thì thấy cả ba mẹ con người thiếu phụ đã chết. Chú bàng hoàng, kinh hãi, không biết phải xử trí thế nào. Vừa hay, lúc đó ở phía đất liền có vài cánh buồm xuất hiện. Chú ngồi chờ cho đến khi có thể vẫy tay ra hiệu được, liền làm dấu để cho thuyền tiến vào đảo. Khi các thuyền cập đảo, những người dân chài bước xuống nghe câu chuyện chú tiểu thuật lại, ai nấy cũngï đều thương xót. Họ cùng nhau vớt xác ba người phụ nữ, tìm đồ khâm liệm, rồi đem chôn ở bên cạnh ngôi mộ nhà sư. Thật vô tình mà như hữu ý, như khi còn sống nhà sư đã từng mơ ước, là từ nay số phận sẽ vĩnh viễn gắn bó cuộc đời của họ lại. Chỉ có điều, sự gắn bó ấy lại chẳng thể xảy ra ở chốn dương gian này! Âu đó cũng là số kiếp của họ vậy!

     Chùa bấy giờ không còn người trụ trì nữa. Chú tiểu còn quá nhỏ chưa đủ khôn lớn để có thể ở lại tu luyện một mình. Vả lại, sau mấy cái chết vừa rồi, bản thân chú cũng đã quá sợ hãi. Chú xếp đồ đạc rồi theo những người dân chài vào đất liền, trở về nhà thôi không đi tu nữa.

     Ngôi chùa lâu ngày cũng trở thanh nơi hoang phế, vì chẳng còn ai đến thăm nom. Tuy vậy, những người dân chài vẫn phải tiếp tục công việc làm ăn sinh sống của mình. Thỉnh thoảng họ vẫn phải ghé vào đảo mỗi khi xảy ra giông bão. Họ lấy làm tiếc vì không có người giúp đỡ những lúc khó khăn, nhưng khi còn nhà sư trụ trì. Và chính những lúc như thế, họ lại càng thấm thía công lao của nhà sư quá cố ...

     Mấy tháng sau, dân chài trong vùng cùng nhau góp công sức của để dựng ngôi đền, thờ bài vị của nhà sư. Đền được dựng ngay trên nền của ngôi chùa cũ. Ba mẹ con người thiếu phụ bất hạnh cũng được lập bài vị để phối thờ. Họ tin rằng những âm hồn bơ vơ, từ nay có nơi nương tựa, sẽ phù hộ độ trì, giúp cho họ đánh bắt được nhiều tôm cávà mọi sự cũng đều tai qua nạn khỏi.

     Những lời khấn nguyện của người dân chài ấy, vậy mà hóa ra ứng nhiệm. Cửa Cờn từ đó trở thành nơi đi về của nhiều thuyền bè đánh cá và có tiếng là một cửa biển mang lại nhiều tốt lành.

     Trải thời gian, ngôi đền được tu bổ thêm, rồi được xây cất trở nên khang trang, vững chải. Hương khói ở đó quanh năm không lúc nào dứt. Dân đi biển mỗi khi ghé qua, đều đến đền thắp hương tưởng niệm. Họ cầu mong sự phù hộ độ trì mà cũng là để chia sẻ nỗi niềm với những người thiên cổ ...

0