14/01/2018, 13:28

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Ngô Thì Nhậm Đề thi thử đại học môn Vật Lý có đáp án có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích với các bạn ôn thi tốt nghiệp môn vật lý, ...

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật Lý trường THPT Ngô Thì Nhậm

có đáp án kèm theo là tài liệu tham khảo hữu ích với các bạn ôn thi tốt nghiệp môn vật lý, luyện thi đại học khối A. Các bạn có thể thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2015, tự tổng hợp lại kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất trong các kì thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý

TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
Lần thứ 1
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn thi: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 90 phút.

Cho hằng số Plăng: h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1u = 931,5 MeV/c2; điện tích electron 1,6.10-19 C; khối lượng electron 9,1.10-31 kg.

Câu 1: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = 10cos(20t + π/3). Chu kì dao động của vật là

A. 20s.                      B. 10s                           C. π/20s                     D. π/10s.

Câu 2: Lực kéo về tác dụng lên một vật dao động điều hòa luôn biến thiên

A. cùng pha với li độ.    B. ngược pha với li độ.    C. sớm pha so với li độ.      D. trễ pha so với li độ.

Câu 3: Một vật dao động điều hoà, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật qua vị trí cân bằng là 0,5s; quãng đường vật đi được trong 2s là 32cm. Tại thời điểm t = 1,5s vật qua li độ theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là?

A. 4cos( 2t + π/6) cm   B: 4cos( 2t - 5π/6) cm     C: 4cos( 2t - π/6) cm           D: 4cos( 2t + 5π/6) cm

Câu 4: Con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số là f = 2 Hz, khối lượng vật nặng m = 100 (g). Độ cứng của lò xo là:

A. k = 200 N/m          B. k = 160 N/m               C. k = 16 N/m              D. k = 100 N/m

Câu 5: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do

A. lực cản môi trường.               B. trọng lực tác dụng lên vật.

C. lực căng dây treo.                 D. dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 6. Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cùng k = 40N/m và vật năng có khối lượng m = 400g . Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao động.Trong quá trình dao động thì công suất tức thời cực đại của lực hồi phục là

A. 0,25W               B. 2W                C. 0,5W                 D. 1W

Câu 7: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa với chu kì 0,2 s và cơ năng là 0,18 J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng); lấy π2 = 10. Tại li độ 3√2 cm, tỉ số động năng và thế năng là

A. 1.                   B. 4.                    C. 3.                      D. 2.

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với biên độ 2 cm và chu kì 1 s. Quãng đường vật đi được trong 4 s là

A. 64 cm.           B. 16 cm.             C. 32 cm.               D. 8 cm.

Câu 9: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có chiều dài dao động điều hòa với chu kì 2,83 s. Nếu chiều dài của con lắc là 0,5 thì con lắc dao động với chu kì là

A. 1,42 s.         B. 2,00 s.              C. 3,14 s.               D. 0,71 s.

Câu 10: Cho hai chất điểm dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có phương trình dao động tương ứng là: x1 = A1cos(ωt + φ1); x2 = A2cos(ωt + φ2). Biết rằng 4x12 + 9x22 = 25. Khi chất điểm thứ nhất có li độ x1 = -2 cm, vận tốc bằng 9 cm/s thì vận tốc của chất điểm thứ hai có độ lớn bằng:

A. 8 cm/s.          B. 12 cm/s.            C. 6 cm/s.           D. 9 cm/s.

Câu 11: Hai nhạc cụ khác loại cùng chơi một bản nhạc, ta nhận biết được loại nhạc cụ là nhờ âm sắc. Âm sắc khác nhau là do

A. tần số khác nhau, năng lượng khác nhau.      B. độ cao và độ to khác nhau.

C. số lượng các họa âm khác nhau.                  D. số lượng, loại họa âm và cường độ các họa âm khác nhau.

Câu 12: Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,5m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Vận tốc truyền sóng trên dây là

A. 10 m/s.             B. 20m/s.              C. 15 m/s.              D. 7,5 m/s.

Câu 13: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứngvới phương trình uA = uB = 2cos20πt (u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt thoáng cách A, B lần lượt là d1=5 cm, d2=22,5 cm. Biên độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là

A. 4 cm.               B. 2 cm.                   C. 0 cm.                D. 1cm.

Câu 14. Giao thoa giữa hai sóng kết hợp A và B trên mặt nước với các phương trình lần lượt là u1 = a1cosωt và u2 = a2cos(ωt + π/6). Trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động cực đại thì điểm M gần đường trung trực nhất cách đường trung trực một khoảng bằng:

A. 1/24 bước sóng và M nằm về phía A.        B. 1/12 bước sóng và M nằm về phía B.

C. 1/24 bước sóng và M nằm về phía B.        D. 1/12 bước sóng và M nằm về phía A.

Câu 15: Một nguồn âm S có công suất P, sóng âm lan truyền theo mọi phía. Mức cường độ âm tại điểm cách S 10 m là 100 dB. Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Cường độ âm tại điểm cách S 1m là :

A. 2 W/m2.           B. 1,5 W/m2.            C. 1 W/m2.              D. 2,5 W/m2.

Câu 16: Trong một thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, có hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số f = 20Hz, cách nhau 8cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 30cm/s. Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD là:

A. 11 điểm.            B. 5 điểm.                C. 9 điểm.                D. 3 điểm.

Câu 17: Đặt điện áp u = 200√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 100Ω, cuộn cảm thuần và tụ mắc nối tiếp. Khi đó, điện áp giữa hai đầu tụ điện có biểu thức uC = 200cos(100πt - π/2) V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng

A. 300 W.             B. 400 W.                  C. 200 W.                 D. 100 W.

Câu 18: Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, để có cộng hưởng điện xảy ra ta phải

A. tăng điện dung của tụ điện. B. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.

C. giảm điện trở của đoạn mạch. D. giảm tần số dòng điện.

Câu 19: Một động cơ 200W-50V, có hệ số công suất bằng 0,8, được mắc vào hai đầu cuộn thứ cấp của một máy hạ áp có số vòng dây của cuộn này gấp 5 lần số vòng dây của cuộn kia. Coi mất mát năng lượng trong máy biến áp là không đáng kể. Nếu động cơ hoạt động bình thường thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong cuộn dây sơ cấp là:

A. 0,8A                    B. 1A                       C. 20A                    D. 25A

Câu 20: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, uAB = U√2cosωt. Chỉ có R thay đổi được và ω2 ≠ 1/LC. Hệ số công suất của mạch điện đang bằng 1/√2, nếu tăng R thì

A. tổng trở của mạch giảm.                      B. công suất toàn mạch tăng.

C. hệ số công suất của mạch giảm.           D. điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở R tăng.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý

1

D

11

D

21

A

31

A

41

B

2

B

12

A

22

D

32

A

42

B

3

D

13

C

23

D

33

C

43

D

4

C

14

A

24

D

34

A

44

C

5

A

15

C

25

B

35

A

45

A

6

B

16

B

26

A

36

A

46

D

7

A

17

B

27

D

37

B

47

A

8

C

18

D

28

D

38

B

48

D

9

B

19

B

29

D

39

A

49

A

10

A

20

D

30

C

40

D

50

B

0