Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh Đề thi thử đại học môn Văn 2015 là đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia môn Văn của tỉnh Tây Ninh mà VnDoc xin được gửi tới các bạn ...
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh
là đề minh họa kỳ thi THPT Quốc gia môn Văn của tỉnh Tây Ninh mà VnDoc xin được gửi tới các bạn tham khảo, luyện thi đại học môn Văn tốt, luyện nhiều đề thi, chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi Quốc gia quan trọng sắp tới.
Đề thi thử Quốc gia môn Văn
Tổ : Ngữ Văn - Trường THPT Tây Ninh
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT TÂY NINH
ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 180 phút.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.
(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.
(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm).
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 7:
Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi.
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
Câu 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 5. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ “ Sống trong cát, chết vùi trong cát - Những trái tim như ngọc sáng ngời”. (0,5 điểm)
Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 7. Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả trong đoạn cuối. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác. Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
(Tây Tiến - Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập1, NXB GD - 2009, tr 89).
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
(Việt Bắc - Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD - 2009, tr 112)
------Hết----