Đề thi khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 10 lần 2 năm học 2014-2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 10 lần 2 năm học 2014-2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh Đề khảo sát chất lượng môn Vật lý 10 có đáp án là đề thi tham khảo môn Vật lý dành cho các bạn và thầy ...
Đề thi khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 10 lần 2 năm học 2014-2015 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
là đề thi tham khảo môn Vật lý dành cho các bạn và thầy cô nghiên cứu học tập, ôn thi Vật lý lớp 10, ôn thi cuối học kì 2 lớp 10 cũng như hệ thống kiến thức Vật lý 10 chuẩn bị cho chương trình Vật lý lớp 11 sắp tới.
Đề thi khảo sát chất lượng môn Vật lý
SỞ GD&ĐT BẮC NINH Trường THPT Hàn Thuyên Đề thi gồm 5 trang |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VẬT LÝ LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề (25 câu trắc nghiệm và 3 bài tự luận) |
Họ, tên thí sinh:...............................................Số báo danh:................... Mã đề 136
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm/25 câu)
Câu 1: Chọn câu SAI. Công của lực:
A. Được tính bằng biểu thức: A = F.s. cosα B. Là đại lượng vô hướng.
C. Có giá trị đại số. D. Luôn luôn dương
Câu 2: Khi khối lượng giảm một nửa và vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động lượng của vật:
A. tăng gấp 2 B. tăng gấp 4 C. không đổi D. tăng gấp 8
Câu 3: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo cũng theo phương ngang, ta thấy nó dãn được 2cm. Công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến 3,5cm là:
A. 0,062J B. -0,04J C. 0,04J D. -0,062J
Câu 4: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây có phương hợp góc 60o so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Tính công của lực đó khi hòm trượt đi được 20m.
A. 150 J B. 2595 J. C. 2959 J. D. 1500 J.
Câu 5: Một viên đạn khối lượng m = 40g bay ngang với vận tốc 80m/s xuyên qua một bao cát dày 40cm. Lực cản trung bình của bao cát tác dụng lên viên đạn là 315 N. Sau khi ra khỏi bao đạn có vận tốc:
A. 10m/s B. 30m/s C. 20m/s D. 15m/s
Câu 6: Một con lắc lò xo nằm ngang có k = 40N/m, m = 0,4kg. Kéo vật tới vị trí cách VTCB 5cm rồi truyền cho nó vận tốc v = 50cm/s. Độ biến dạng cực đại của lò xo là:
A.5 2cm B.3 5cm
C. 5cm D. 7,24cm
Câu 7: Một xe tải có khối lượng M chuyển động ngược chiều xe taxi có khối lượng m. Khi đi ngang qua nhau, xe tải có vận tốc v1, xe taxi có vận tốc v2. Đối với người ngồi trên xe taxi thì xe tải có động năng bằng:
A. M(v1 + v2)²/2. B.Mv²1/2. C. M(v1- v2)²/2 D.Mv²1/2 + Mv²2/2
Câu 8: Chọn câu sai
A. Va chạm đàn hồi là loại va chạm mà sau khi va chạm, hai vật tiếp tục chuyển động tách rời nhau với vận tốc riêng biệt.
B. Tổng động lượng của hệ được bảo toàn đối với cả hai loại va chạm.
C. Tổng động năng của hệ được bảo toàn đối với cả hai loại va chạm
D. Va chạm mềm là va chạm mà sau khi va chạm, hai vật dính vào nhau thành một khối chung và chuyển động với cùng một vận tốc.
Câu 9: Một vật khối lượng 2 kg, rơi tự do g = 9,8 m/s2. Trong khoảng thời gian 0,5s, độ biến thiên động lượng của vật là:
A. 0,5 kg.m/s B. 9,8 kg.m/s C. 4,9 kg.m/s D. 5 kg.m/s
Câu 10: Một vật có khối lượng 5kg chịu tác dụng một lực F làm vật thu được gia tốc 0,6m/s2. Độ lớn của lực là:
A. Một giá trị khác. B. 5N C. 3N. D. 1N.
Câu 11: Một quả pháo thăng thiên có khối lượng 150g. Khi đốt pháo, toàn bộ thuốc pháo có khối lượng 50g cháy tức thì phụt ra với vận tốc 98m/s. Lấy g = 10m/s2. Biết pháo bay thẳng đứng, độ cao cực đại của pháo so với vị trí đốt pháo là:
A. 120m B. 100m. C. 90m. D. 60m.
Câu 12: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 120°. Độ lớn của hợp lực là
A. 90 N. B. 30N. C. 15 N D. 60 N.
Câu 13: Vật có khối lượng m = 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc cao 20 m. Khi tới chân dốc thì vật có vận tốc 15 m/s. Tính công của lực ma sát ( lấy g = 10m/s2)
A. 875J B. -3125J C. –875J D. 3125J
Câu 14: Lực nào sau đây không phải là lực thế
A. trọng lực B. ma sát C. đàn hồi D. hấp dẫn
Câu 15: Khi một vật chuyển động có vận tốc biến thiên từ
Câu 16: Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h. Động năng của ôtô
A. 40000 J B. 14400J C. 200000 J D. 20000J
Câu 17: Vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 60m. Độ cao h mà tại đó động năng bằng 1/3 cơ năng là :
A. 40m. B. 30m. C. kết quả khác D. 20m.
Câu 18: Một vật có khối lượng 1kg, có thế năng 1J đối với mặt đất khi nó ở độ cao. Lấy g = 9,8 m/s2:
A. 0,102m. B. 32m C. 9,8m D. 1m.
Câu 19: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s . Sau khi va chạm hai xe dính nhau và chuyển động cùng ' Bỏ qua mọi lực cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là
A. 0,63m/s B. 1,4m/s C. 1,24m/s D. 0,43m/s
Câu 20: Một vật có khối lượng 2kg ở trên mặt đất có trọng lượng 20N. Nếu di chuyển vật tới một địa điểm cách tâm trái đất 2R,thì nó có trọng lượng bao nhiêu?
A. 1N B. 0,5N C. 10N D. 5N
Câu 21: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình vật rơi:
A. Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi
B. Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
C. Động năng của vật không thay đổi.
D. Thế năng của vật không thay đổi.
Câu 22: Hệ thức liên hệ giữa động năng Wđ và động lượng của vật khối lượng m là:
A. 2Wđ = mp²
B. Wđ = mp²
C. 2mWđ = p²
D. 4mWđ = p²
Câu 23: Trong những chuyển động sau, chuyển động nào có động lượng không đổi:
A. chuyển động tròn đều B. chuyển động thẳng đều
C. cả 3 loại trên D. chuyển động thẳng biến đổi đều
Câu 24: Chọn câu SAI:
A. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
B. Công của trọng lực có thể có giá trị dương hay âm.
C. Công của trọng lực không phụ thuộc vào dạng đường đi của vật.
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.
Câu 25: Một viên đạn nằm yên sau đó nổ thành hai mảnh có khối lượng mảnh này gấp ba mảnh kia. Cho động năng tổng cộng của 2 mảnh là Wđ. Động năng của mảnh bé là?
A.2/3Wđ B.3/4Wđ C.1/3Wđ D.1/4Wđ
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Bài 1 (2 điểm)
Một vật m có khối lượng 200g đang bay với vận tốc 100m/s theo phương ngang thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh 1 bay theo phương thẳng đứng, hướng xuống với vận tốc 346 m/s.
a. Xác định độ lớn và vẽ hình biểu diễn các vectơ động lượng của vật m và mảnh 1
b. Xác định vectơ vận tốc của mảnh 2
Bài 2 (2 điểm)
Một con lắc đơn gồm 1 sợi dây không giãn, không khối lượng có chiều dài l = 100cm, 1 đầu gắn vào điểm treo cố định, 1 đầu gắn với 1 vật nặng có khối lượng m = 100g. Vật nặng chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng người ta cung cấp cho vật một vận tốc v0 = 3 m/s theo phương ngang. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi lực cản.
a. Xác định cơ năng của vật.
b. Xác định vận tốc của vật nặng và lực căng dây khi dây treo lệch với phương thẳng đứng 1 góc 300
Bài 3 (1 điểm)
Một con lắc lò xo trên mặt sàn nằm ngang gồm 1 vật nặng khối lượng m = 1kg gắn vào lò xo có độ cứng k = 100N/m, đầu còn lại của lò xo gắn vào điểm cố định. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Lấy g = 10 m/s2 . Ban đầu giữ cho vật ở vị trí sao cho lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ.
a. Xác định độ giãn cực đại của lò xo.
b. Xác định tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng lần đầu tiên.