Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần 2 môn Lịch sử năm học 2014 - 2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần 2 môn Lịch sử năm học 2014 - 2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử 10 là đề tham khảo môn Lịch sử lớp 10 có đáp án, dành cho các bạn và ...
Đề khảo sát chất lượng khối 10 lần 2 môn Lịch sử năm học 2014 - 2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
là đề tham khảo môn Lịch sử lớp 10 có đáp án, dành cho các bạn và thầy cô nghiên cứu, ôn tập kiến thức Lịch sử 10, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 môn Lịch sử sắp tới.
Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN |
KÌ THI KSCL LẦN 2 - KHỐI 10 - NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1 (5,0 điểm).
Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Câu 2. (5,0 điểm).
Bằng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
b) Hãy nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và khoa học kỹ thuật.
---------- Hết ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:..............
Đáp án đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử
Câu 1: Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rôma phát triển hơn văn hoá cổ đại Phương Đông ở những điểm nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
- Lịch:
- Người Phương Đông tính được nông lịch: Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Người Rôma tính được một năm có 365 ngày và ¼ , họ tính được một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viết:
- Người Phương Đông phát minh ra chữ tượng hình, tượng ý, tượng thanh, khó học khó sử dụng, khả năng phổ biến bị hạn chế.
- Người Hy lạp, Rôma phát minh ra hệ chữ cái A, B, C....hệ thống chữ số La Mã I, II, III... tiện dụng và sử dụng linh hoạt ngày nay được nhiều nước sử dụng.
- Toán học:
- Người Phương Đông phát minh ra hệ số đếm từ 0 đến 1 triệu, làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, giải các bài toán về hình học, tính được số π = 3.16.
- Người Hy Lạp và Rô Ma để lại các tiên đề , định lý..... có giá trị khái quát cao và là cơ sở cho toán học ngày nay.
- Văn học:
- Người Phương Đông ( Ai Cập, Lưỡng Hà) cổ đại mới chỉ có văn học dân gian , đó là các bài thơ, truyện , huyền thoại được truyền từ người này qua người khác.
- Người Hy lạp và Rô Ma xuất hiện các nhà văn có tên tuổi với các tác phẩm nổi tiếng cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị như: Iliat và Ôđixê của Hôme...
- Những hiểu biết khoa học đén đây mới trở thành khoa học vì:
- Hình thành các định lý, các tiên đề có giá trị khái quát hoá cao, cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Các thành tựu khoa học gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học như: Toán học: Talét, Pi-ta-go, Ơclit, Vật lý: Acsimét ....
Câu 2 Bằng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a, Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
+ Nguyên nhân:
- Bước vào thế kỷ XV do nhu cầu phát triễn của nền kinh tế hàng hoá nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
- Con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, đòi hỏi phải tìm con đường khác để buôn bán giữa Phương Đông và Châu Âu.
+ Điều kiện:
- Các tiến bộ về khoa học kỷ thuật vào thời điểm đó là tiền đề cho các phát kiến địa lí như các hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái đất.
- Người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất các hòn đảo có cư dân.
- Các máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la.
- Kỹ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được những tàu lớn có hệ thống bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Caraven.
a) Hãy nêu và phân tích những tác động:
Các cuộc phát kiến địa lý vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và KHKT của nhân loại.
+ Kinh tế:
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triễn… thúc đẩy quá trình cướp bóc, buôn bán nô lệ mang lại nguồn lợi lớn cho thương nhân Châu Âu.
+ Chính trị - xã hội:
- Thúc đẩy quá trình tan rã, khủng hoảng của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu, đồng thời thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa.
+ Văn hoá và Khoa học kỹ thuật:
- Khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giáo lưu văn hoá giữa các châu lục.