Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - 2014
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - 2014 Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 cấp tỉnh có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 với 6 câu hỏi và đáp án đi kèm là tài ...
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - 2014
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
với 6 câu hỏi và đáp án đi kèm là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9 muốn nâng cao kiến thức môn Lý của mình. Đề thi học sinh giỏi môn Lý được làm trong thời gian 150 phút, mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 THCS tỉnh Thanh Hóa năm 2015
Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh Long An lớp 9 môn Vật lý
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2013 - 2014 Môn thi: VẬT LÝ Lớp 9 THCS Ngày thi: 21 tháng 03 năm 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 06 câu, gồm 02 trang |
Câu 1 (4,0 điểm)
Hai ô tô đồng thời xuất phát từ A đi đến B cách A một khoảng L. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với tốc độ không đổi v1 và đi nửa quãng đường sau với tốc độ không đổi v2. Ô tô thứ hai đi nửa thời gian đầu với tốc độ không đổi v1 và đi nửa thời gian sau với tốc độ không đổi v2.
a. Hỏi ô tô nào đi đến B trước và đến trước ôtô còn lại bao lâu?
b. Tìm khoảng cách giữa hai ô tô khi một ô tô vừa đến B.
Câu 2 (4,0 điểm)
Người ta đổ vào hai bình nhiệt lượng kế, mỗi bình 200 g nước, nhưng ở các nhiệt độ 300C và 400C. Từ bình "nóng" hơn người ta lấy ra 50 g nước, đổ sang bình "lạnh" hơn, rồi khuấy đều. Sau đó, từ bình "lạnh" hơn lại lấy ra 50 g, đổ sang bình "nóng" hơn, rồi lại khuấy đều. Hỏi phải bao nhiêu lần công việc đổ đi, đổ lại như thế với cùng 50 g nước để hiệu nhiệt độ trong hai bình nhiệt lượng kế nhỏ hơn 10C? Bỏ qua trao đổi nhiệt với cốc, môi trường và hai bình nhiệt lượng kế.
Câu 3 (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình 1, trong đó U = 24 V, R1= 12, R2 = 9 , R4 = 6 , R3 là một biến trở, ampe kế có điện trở không đáng kể.
a. Cho R3 = 6 . Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R3 và số chỉ của ampe kế.
b. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở rất lớn. Tìm R3 để số chỉ của vôn kế là 16 V. Nếu điện trở của R3 tăng thì số chỉ của vôn kế thay đổi thế nào?
Câu 4 (3,0 điểm)
1. Ở hình 2: biết đường đi của tia sáng (1) qua một thấu kính phân kỳ sẽ qua điểm A. Hãy vẽ đường đi của tia sáng (2) qua thấu kính.
2. Một cái chụp đèn mặt trong nhẵn để có thể phản xạ ánh sáng (hình 3), S là một điểm sáng đặt tại trung điểm của AB. Biết cạnh OA = OB, hãy tính góc ở đỉnh nhỏ nhất của chụp đèn, sao cho các tia sáng phát ra từ S chỉ phản xạ đúng một lần bên trong chụp đèn.
Câu 5 (3,0 điểm)
Một thanh đồng chất có tiết diện đều được thả vào trong một chất lỏng có khối lượng riêng D. Một đầu của thanh được buộc với một vật có thể tích V bằng một sợi dây mảnh không co dãn. Khi có cân bằng thì chiều dài của thanh chìm trong chất lỏng, (hình 4).
a. Tìm khối lượng riêng của thanh đó.
b. Cho trọng lượng của thanh là P. Tìm khối lượng riêng của vật và lực căng T của sợi dây.
Câu 6 (2,0 điểm)
Em hãy trình bày một phương án thí nghiệm để xác định giá trị của hai điện trở R1 và R2.
Chỉ dùng các dụng cụ sau đây:
- Một nguồn điện có hiệu điện thế U chưa biết.
- Một điện trở có giá trị R đã biết.
- Một ampe kế có điện trở RA chưa biết.
- Hai điện trở cần đo R1 và R2.
- Một số dây dẫn có điện trở không đáng kể.
----------------------------------HẾT-------------------------------------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA -------------------------------- ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Đáp án gồm 5 trang) |
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2013-2014 Môn thi: Vật lý. Lớp 9.THCS Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề thi) |
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
Câu 1 4,0 điểm |
a. Xác định xe nào đến B trước: * Thời gian để ô tô thứ nhất đi từ A đến B là: * Thời gian để ô tô thứ hai đi từ A đến B là: * Ta có: suy ra t1 > t2 * Vậy ô tô thứ hai đến B trước và đến trước một khoảng thời gian: b. Khoảng cách giữa hai xe khi xe thứ hai đã đến B. * Có thể xảy ra 3 trường hợp sau khi xe thứ hai đã đến B: - Xe thứ nhất đang đi trên nửa quãng đường đầu của quãng đường AB - Xe thứ nhất đang đi trên nửa quãng đường sau của quãng đường AB - Xe ô tô thứ nhất đến điểm chính giữa của quãng đường AB Cụ thể: * Xe thứ nhất đang đi trên nửa quãng đường đầu của quãng đường AB, khi đó khoảng cách giữa hai xe là: Trường hợp này xảy ra khi * Xe thứ nhất đang đi trên nửa quãng đường sau của quãng đường AB, khi đó khoảng cách giữa hai xe là: Trường hợp này xảy ra khi * Xe ô tô thứ nhất đến điểm chính giữa của quãng đường AB, khi đó khoảng cách giữa hai xe là: Trường hợp này xảy ra khi v2 = 3v1 |
0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |