Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ mầm non kể chuyện sáng tạo
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ mầm non kể chuyện sáng tạo Sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ mầm non kể chuyện sáng tạo ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ mầm non kể chuyện sáng tạo
Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ mầm non kể chuyện sáng tạo
là sáng kiến kinh nghiệm mẫu giáo được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn. Hi vọng tài liệu này giúp các thầy cô có thêm phương pháp dạy học mới, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện, tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh. Mời quý thầy cô tham khảo.
Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm - Sáng tạo đồ dùng từ chai nhựa cho trẻ mầm non
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ mầm non kể chuyện sáng tạo
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong những năm của thế kỷ XXI – thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại. Việc giáo dục con người hoàn thiện để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ của riêng các nhà giáo dục mà của toàn xã hội. Để đạt được sự hoàn thiện đó chúng ta không thể bỏ qua "thời thơ ấu" của mỗi con người. Trẻ em chính là trang sách mở đầu của mỗi cuộc đời, là nơi đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng nhân cách của con người. Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ ai nhất là đối với trẻ thơ. Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ. Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trở thành con người phát triển toàn diện. Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Vậy làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, là một giáo viên mầm non tôi không khỏi trăn trở băn khoăn về vấn đề này, làm thế nào để trẻ khi rời khỏi trường mầm non trẻ có một vốn ngôn ngữ phong phú, trẻ có thể mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh.
Đối với trẻ mầm non, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó...bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo"
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
"Một số kinh nghiệm trong công tác hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo"
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Với mục đích để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở độ tuổi mầm non với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về các biện pháp hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo
- Đề ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động dạy hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo
- Đánh giá kết quả và có ý kiến đề nghị để nâng cao chất lượng trong công tác hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo.
4. Giả thiết khoa học của đề tài nghiên cứu:
Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với các câu chuyện, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể, giáo viên sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Đồng thời qua các câu chuyện trẻ có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp về cuộc sống con người và môi trường xung quanh một cách gần gũi, thân thiện.
Trẻ mẫu giáo có nhu cầu và năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Nếu giáo viên nắm được khả năng này của trẻ mà tìm ra những biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ thì sẽ kích thích trẻ kể lại chuyện một cách sáng tạo, phát huy khả năng tự hoạt động văn học nghệ thuật và trí tưởng tượng phong phú ở trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đánh giá kết quả.
6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.
Với những phương pháp mà tôi đã áp dụng khá thành công, tôi mong muốn rằng những phương pháp này sẽ được bạn bè, đồng nghiệp tham khảo, vận dụng và áp dụng vào thực tế của mình góp phần vào việc hướng dẫn trẻ hoạt động một cách tích cực hơn và đạt được hiệu quả hơn trong việc hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo.