14/01/2018, 18:13

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 ...

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10

. Đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Chúng tôi đã cập nhật đáp án đầy đủ và chính xác. Mời các bạn tham khảo.

 Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm 2015 - 2016 

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm học 2015 - 2016 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: mARN khác với tARN và rARN ở đặc điểm nào?

A. Mạch đơn xoắn phức tạp            B. Có nhiều liên kết hidro hơn.
C. Không có liên kết hidro               D. Cấu trúc một mạch đơn polinuclêotit

Câu 2: Cấu trúc nào sau đây ở tế bào nhân thực không có màng bao bọc?

A. Bộ máy Gongi              B. Lưới nội chất               C. Nhân                D. Ribosom

Câu 3: Nhờ đặc tính nào sau đây mà nước được coi là dung môi tốt để hòa tan các chất:

A. Các liên kết hidro luôn bền vững
B. Tính phân cực
C. Các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục
D. Trạng thái lỏng

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào không có bản chất là steroit?

A. Insulin            B. Estrogen             C. Cholesteron                 D. Testosteron

Câu 5: Trong các loại cacbohydrat sau, loại nào thuộc nhóm đường đa:

A. Saccarozo       B. Fructozo            C. Lactozo             D. Xenlulozo

Câu 6: "Sinh vật đa bào, nhân thực, lối sống cố định, tự dưỡng, khả năng cảm ứng chậm" là những đặc điểm của giới:

A. Động vật              B. Nấm              C. Thực vật             D. Nguyên sinh

Câu 7: Đường đi của Protein từ khi được hình thành cho đến khi được đưa ra khỏi tế bào sẽ đi qua các cấu trúc theo trình tự như sau:

A. Bộ máy Gôngi → Túi tiết → Lưới nội chất hạt → Túi tiết → Màng sinh chất
B. Lưới nội chất trơn → Túi tiết → Bộ máy Gôngi → Màng sinh chất → Túi tiết
C. Lưới nội chất hạt → Lưới nội chất trơn → Bộ máy Gôngi → Túi tiết → Màng sinh chất.
D. Lưới nội chất hạt → Túi tiết → Bộ máy Gôngi → Túi tiết → Màng sinh chất

Câu 8: Cho các trình tự nu sau, trình tự nào không thể là trình tự của AND?

A. GGGXAATTXA            B. AAGGGXUAGX          C. XXAGAGXXTA              D. TGGAXATAXT

Câu 9: Sắp xếp các nhóm sinh vật sau vào đúng giới của nó:

Nhóm sinh vật

Giới

1. Rêu

I. Động vật

2. Vi khuẩn lam

II. Nấm

3. Tảo

III. Khởi sinh

4. Nấm nhầy

IV. Thực vật

5. Địa y

V. Nguyên sinh

Tổ hợp đúng là:

A. 1 – IV, 2 – III, 3 – V, 4 – I, 5 – II.            B. 1 – IV, 2 – III, 3 – V, 4 – V, 5 – II.
C. 1 – IV, 2 – V, 3 – IV, 4 – II, 5 – II.           D. 1 – IV, 2 – III, 3 – V, 4 – V, 5 – IV.

Câu 10: Liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung trên phân tử axit nuclêic là:

A. A liên kết với G (hoặc U) bằng 2 liên kết hiđrô và T liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
B. A liên kết với T (hoặc G) bằng 2 liên kết hiđrô và U liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
C. A liên kết với T (hoặc U) bằng 2 liên kết hiđrô và G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
D. G liên kết với T (hoặc U) bằng 2 liên kết hiđrô và A liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

Câu 11: Cho các đặc điểm sau:

I. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
II. Có tính phân cực
III. Thành phần chủ yếu của tế bào
IV. Dung môi hòa tan chất béo
V. Môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào

Những đặc điểm nào nói về nước (H2O)?

A. II, III, IV, V               B. I, II, V             C. II, III, V               D. III, V

Câu 12: Một đoạn phân tử AND (1 gen) của một tế bào nhân thực có chiều dài bằng 4760 A. Tổng số nuclêôtit (nu) và tổng số liên kết cộng hóa trị giữa các nu (liên kết phosphodieste) của đoạn AND đó lần lượt là:

A. 1400 nu, 1398 liên kết             B. 1400 nu, 1399 liên kết
C. 2800 nu, 2799 liên kết             D. 2800 nu, 2798 liên kết

Câu 13: Sau khi ăn xong, hàm lượng glucozo trong máu tăng lên, cơ thể chuyển hóa glucozo trong máu thành glycogen dự trữ trong gan và cơ. Khi cơ thể vận động mạnh cần nhiều glucozo, glycogen lại được chuyển hóa ngược lại để cung cấp glucozo cho cơ thể. Đây là một ví dụ cho đặc điểm nào của các cấp tổ chức sống?

A. Cấp độ tổ chức cao hơn có đặc tính nổi trội.       B. Tổ chức sống là hệ thống mở
C. Khả năng tự điều chỉnh của tổ chức sống.          D. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Câu 14: Cacbohydrat có vai trò gì trong cơ thể người?

A. Năng lượng                      B. Cấu tạo tóc và móng tay
C. Cấu tạo thành tế bào         D. Mang thông tin di truyền

Câu 15: Trong các loại vitamin sau, loại nào không phải là lipit?

A. Vitamin A             B. Vitamin B1              C. Vitamin D             D. Vitamin E

Câu 16: Đơn phân của AND và ARN khác nhau ở:

A. Đường, bazo nito                         B. Nhóm phosphas
C. Nhóm phosphas, đường               D. Bazo nito

Câu 17: Đặc điểm nào của AND giúp nó có khả năng sửa chữa những sai sót về trình tự nu khi bị hư hỏng ở một mạch đơn?

A. AND được tìm thấy chủ yếu trong nhân hoặc vùng nhân của tế bào.
B. Đại phân tử với kích thước và khối lượng lớn nên mang được rất nhiều thông tin di truyền.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là nu, có 4 loại nu là A, T, G, X.
D. Chuỗi xoắn kép, các nu ở 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 18: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Dầu, mỡ được cấu tạo bởi 1 gốc glyxerol và 3 axit béo.
B. Dầu được cấu tạo bởi axit béo không no, mỡ được cấu tạo bởi axit béo no.
C. Dầu, mỡ được cấu tạo bởi 1 gốc glyxerol, 2 axit béo và 1 gốc phosphas
D. Các axit béo có tính chất kỵ nước nên dầu, mỡ không tan trong nước.

Câu 19: Khi người uống rượu, thì loại tế bào nào trong cơ thể phải làm việc nhiều nhất để cơ thể khỏi bị đầu độc?

A. Tế bào biểu bì          B. Tế bào thần kinh               C. Tế bào bạch cầu               D. Tế bào gan

Câu 20: Thành phần nào của tế bào vi khuẩn giúp cho vi khuẩn có thể bám vào tế bào người?

A. Roi             B. Thành tế bào                C. Lông                   D. Vỏ nhầy

Câu 21: Điều nào sau đây là đúng với học thuyết tế bào?

A. Tất cả tế bào đều có khả năng quang hợp.            B. Tất cả tế bào đều có kích thước hiển vi.
C. Tất cả cơ thể sống đều có cấu tạo từ tế bào.        D. Tất cả tế bào đều có nhân hoàn chỉnh.

Câu 22: Cho các đặc điểm sau:

- Cấu tạo gồm 1 đoạn AND ngắn mạch kép, vòng, trần
- Có khả năng nhân đôi độc lập
- Mang các gen giúp vi khuẩn thích nghi với những thay đổi của môi trường.
- Được sử dụng nhiều trong kỹ thuật di truyền ngày nay

Các đặc điểm trên nói về thành phần nào của vi khuẩn?

A. Ribôsom           B. Plasmit              C. Vùng nhân           D. Thành tế bào

Câu 23: Tại sao cùng một thể tích nhưng nước đá lại nhẹ hơn nước thường?

A. Các phân tử nước trong nước đá không có tính phân cực.
B. Sự phân bố các phân tử nước trong nước đá không đồng đều như nước thường.
C. Nước đá có mật độ phân tử ít hơn so với nước thường.
D. Nước đá có ít liên kết hidro hơn nước thường

Câu 24: Trong các đại phân tử sau, đại phân tử nào không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. Lipit                 B. Tinh bột                 C. mARN                D. Protein

Câu 25: Ribosom là nơi tổng hợp:

A. Axit nuclêic             B. Protein                C. Cacbohydrat                D. Lipit

Câu 26: Tim thuộc cấp độ tổ chức nào của thế giới sống?

A. Hệ cơ quan            B. Quần thể              C. Mô              D. Cơ quan

Câu 27: Dựa vào cấu trúc này mà người ta chia vi khuẩn thành 2 loại là: Gram dương và Gram âm. Cấu trúc đó là:

A. Thành tế bào           B. Vỏ nhầy             C. Màng sinh chất               D. Plasmit

Câu 28: Nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên hồng cầu ở người là:

A. Zn                  B. Fe                 C. I                  D. Cu

Câu 29: Thành phần nào cấu tạo nên 1 nuclêôtit?

A. 1 nhóm phosphas, 1 đường C5, 1 bazo nito              B. 1 glyxerol, 1 nhóm phosphas, 2 axit béo.
C. 1 nhóm phosphas, 1 nhóm amino, 1 bazo nito           D. 1 nhóm phosphas, 1 đường C5, 4 bazo nito

Câu 30: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước tiên tìm xem ở đó có nước hay không?

A. Vì nước có thể hòa tan tất cả các chất nên là dung môi tốt nhất cho tế bào.
B. Vì nước là chất dự trữ năng lượng cho cơ thể sống, thiếu nước tế bào không đủ năng lượng sống.
C. Vì nước là chất dinh dưỡng cần thiết để tổng hợp nên các đại phân tử của cơ thể.
D. Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết.

Câu 31: Loại tế bào nào ở người không có nhân?

A. Tế bào biểu bì          B. Tế bào hồng cầu             C. Tế bào gan              D. Tế bào bạch cầu

Câu 32: Cho các đặc điểm sau:

I. Có hai lớp màng bao bọc
II. Không có màng bao bọc
III. AND mạch kép, vòng, trần
IV. Nhân con
V. AND liên kết với protein tạo thành chất nhiễm sắc.
VI. AND mạch kép, thẳng

Đặc điểm nào có ở nhân của tế bào nhân thực? Vùng nhân của tế bào nhân sơ?

A. Nhân: II, IV, VI; Vùng nhân: I, III, V           B. Nhân: I, IV, V, VI; Vùng nhân: II, III
C. Nhân: I, IV, V; Vùng nhân: II, III, VI           D. Nhân: I, III, IV, V; Vùng nhân: II, VI

Câu 33: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào có sự phân bố rộng rãi nhất trên trái đất?

A. Động vật nguyên sinh           B. Tảo
C. Nấm                                    D. Vi khuẩn

Câu 34: Liên kết được hình thành giữa axit amin này với axit amin khác để tạo nên cấu trúc bậc 1 của protein được gọi là liên kết gì?

A. Peptit                B. Hiđro               C. Polipeptit               D. Glicozit

Câu 35: Trong các loại đường sau, đường nào không phải đường đôi?

A. Mantozo             B. Galactozo        C. Saccarozo            D. Lactozo

Câu 36: Cấu trúc nào có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

A. Bộ máy gongi              B. Vỏ nhầy              C. Màng sinh chất                  D. Lưới nội chất

Câu 37: Cho các đặc điểm sau, đặc điểm nào không thuộc nhóm nguyên tố vi lượng?

A. Thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử trong tế bào.
B. Một số là thành phần không thể thiếu trong các enzim.
C. Nếu thiếu chúng cơ thể không sinh trưởng và phát triển bình thường.
D. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống.

Câu 38: Sau khi luộc trứng xong, albumin (protein lòng trắng trứng) bị thay đổi về cấu trúc nên lòng trắng trứng đang ở trạng thái trong suốt và lỏng chuyển sang trạng thái màu trắng đục và cứng lại. Đây là một minh chứng cho hiện tượng:

A. Prôtêin bị biến tính
B. Các axit amin bị chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
C. Prôtêin tuy thay đổi cấu trúc nhưng vẫn thực hiện chức năng của nó.
D. Prôtêin cuộn xoắn lại từ cấu trúc bậc 2 chuyển sang cấu trúc bậc 3.

Câu 39: Kích thước nhỏ đem lại cho vi khuẩn lợi thế:

A. Sinh sản nhanh.             B. Bảo vệ cơ thể tốt hơn.
C. Thích nghi nhanh           D. Di chuyển nhanh

Câu 40: Nguồn dự trữ năng lượng chủ yếu ở thực vật là:

A. Glycogen                B. Xenlulozo                C. Glucozo.               D. Tinh bột

----------- HẾT ----------
Ghi chú: Chữ viết tắt trên đề: "nuclêôtit" viết tắt: "nu"

0