Đề kiểm tra số 6 (tiếp)
Đánh giá bài viết Đề kiểm tra số 6 (tiếp) Câu 11: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 7,80 B. 8,75 C. 6,50 D. 9,75 Câu 12: Có thể ...
Đánh giá bài viết Đề kiểm tra số 6 (tiếp) Câu 11: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 7,80 B. 8,75 C. 6,50 D. 9,75 Câu 12: Có thể phân biệt ba dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. Zn B. quỳ tím C. Al D. BaCO3 Câu 13: Cho dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu gì? A. màu xanh B. không xác định được C. màu đỏ D. không đổi màu Câu 14: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành bạc sunfua: Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O Nhận định nào sau đây đúng? A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa C. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử Câu 15: Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào trong các khí sau đây? A. H2S B. NH3 C. HI D. CO2 Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một kim loại có hóa trị II caand ùng hết 3,36 lít oxi (đktc). Kim loại đó là A. Zn B. Cu C. Fe D. Mg Câu 17: Trong các chất cho dưới đây, chất được dùng làm thuốc thử để nhận biết ion clorua trong dung dịch là A. AgNO3 B. Cu(NO3)2 C. Ba(NO3)2 D. Ba(OH)2 Câu 18: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 Câu 19: Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Muối thu được sau phản ứng là A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. Na2SO3 và NaHSO3 D. NaHSO3 và NaOH Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại gồm Mg, Cu và Fe trong dung dịch axit HCl, thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được kết tủa T. Nung hoàn toàn T trong không khí thu được chất rắn gồm A. Fe2O3 và CuO B. MgO và Cu C. MgO và Fe2O3 D. MgO và FeO Đáp án 11. D 12. D 13. C 14. B 15. D 16. D 17. A 18. C 19. C 20. C Câu 11: Quy đổi hỗn hợp về FeO (x mol), Fe2O3 (y mol). Ta có: 72x + 160y = 9,12; 127x = 7,62 => x= 0,06; y= 0,03 => m = 2.0,03.162,5 = 9,75 (gam) Câu 13: Phân tử khối của HCl nhỏ hơn của NaOH => phản ứng theo tỉ lệ mol 1: 1 => HCl dư => Quỳ tím chuyển màu sang màu đỏ. Câu 16: 2M + O2 → 2MO M = 7,2/0,3 = 24 (Mg) Câu 19: nNaOH/nSO2 = 0,15/0,1 = 1,5 => Muối thu được sau phản ứng là Na2SO3 và NaHSO3 Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoànBài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 11: Axit photphoric và muối photphatBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Con lắc đơn (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 -1939) (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 9: Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào (phần 2)Đề luyện thi đại học môn Địa lý số 12
Câu 11: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 7,80 B. 8,75 C. 6,50 D. 9,75
Câu 12: Có thể phân biệt ba dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Zn B. quỳ tím C. Al D. BaCO3
Câu 13: Cho dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng thì giấy quỳ tím chuyển sang màu gì?
A. màu xanh
B. không xác định được
C. màu đỏ
D. không đổi màu
Câu 14: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành bạc sunfua:
Ag + H2S + O2 → Ag2S + H2O
Nhận định nào sau đây đúng?
A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử
B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa
C. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa
D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử
Câu 15: Dùng H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào trong các khí sau đây?
A. H2S B. NH3 C. HI D. CO2
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một kim loại có hóa trị II caand ùng hết 3,36 lít oxi (đktc). Kim loại đó là
A. Zn B. Cu C. Fe D. Mg
Câu 17: Trong các chất cho dưới đây, chất được dùng làm thuốc thử để nhận biết ion clorua trong dung dịch là
A. AgNO3 B. Cu(NO3)2 C. Ba(NO3)2 D. Ba(OH)2
Câu 18: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + 2H2O
B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
C. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Câu 19: Sục 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Muối thu được sau phản ứng là
A. Na2SO3
B. NaHSO3
C. Na2SO3 và NaHSO3
D. NaHSO3 và NaOH
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại gồm Mg, Cu và Fe trong dung dịch axit HCl, thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được kết tủa T. Nung hoàn toàn T trong không khí thu được chất rắn gồm
A. Fe2O3 và CuO
B. MgO và Cu
C. MgO và Fe2O3
D. MgO và FeO
Đáp án
11. D | 12. D | 13. C | 14. B | 15. D | 16. D | 17. A | 18. C | 19. C | 20. C |
Câu 11:
Quy đổi hỗn hợp về FeO (x mol), Fe2O3 (y mol).
Ta có: 72x + 160y = 9,12; 127x = 7,62
=> x= 0,06; y= 0,03
=> m = 2.0,03.162,5 = 9,75 (gam)
Câu 13:
Phân tử khối của HCl nhỏ hơn của NaOH
=> phản ứng theo tỉ lệ mol 1: 1 => HCl dư => Quỳ tím chuyển màu sang màu đỏ.
Câu 16:
2M + O2 → 2MO
M = 7,2/0,3 = 24 (Mg)
Câu 19:
nNaOH/nSO2 = 0,15/0,1 = 1,5 => Muối thu được sau phản ứng là Na2SO3 và NaHSO3