06/06/2017, 14:55

Đề Kiểm Tra Ngữ Văn 7 Học Kì 1

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I Thời gian làm bài 90’ (không kế thời gian chép hoặc giao đề). Có thế tham khảo đề kiểm tra sau đây: I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chừ cái trước câu trả lời đúng. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, ...

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I Thời gian làm bài 90’ (không kế thời gian chép hoặc giao đề). Có thế tham khảo đề kiểm tra sau đây: I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chừ cái trước câu trả lời đúng. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều gió lộng nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên ...

ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I

Thời gian làm bài 90’ (không kế thời gian chép hoặc giao đề).

 

Có thế tham khảo đề kiểm tra sau đây:

I. TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn vào chừ cái trước câu trả lời đúng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

“Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều gió lộng nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào nhừng giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở”

(Theo Sài Gòn tôi yêu - Ngữ văn 7, tập 1) 

1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Minh Hương                               B. Vũ Bằng.

C. Thạch Lam.                                D. Xuân Quỳnh.

2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự.                                         B. Miêu tả.

C. Nghị luận                                    D. Biểu cảm.

3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn.

B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.

C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn.

D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.

4. Cụm từ nào chỉ thời gian không được nhắc đến trong đoạn văn trên?

A. Sáng tinh sương.                             B. Buổi chiều.

c. Đêm khuya.                                     D. Giữa trưa.

5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Da diết.                                           B. Dập dìu.

C. Thưa thớt.                                      D. Phố phường.

6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sông Sài Gòn?

A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày.

B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng.

C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ.

D. Nhịp điệu sông đa dạng trong những thời điểm khác nhau.

7. Trong đoạn vãn trên, tác giá sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mây?

A. Ngôi thứ hai số ít.                     B. Ngôi thứ hai số nhiều.

c. Ngôi thứ nhất số ít.                   D. Ngôi thứ nhất số nhiều.

8. Từ cây mưa được dùng với phép tu từ gì?

A. Ân dụ.                                  B. Nhân hoá.

C. Hoán dụ.                              D. So sánh.

9. Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên?

A. Vắng vẻ.                               B. Vui vẻ.

C. Đông đúc.                            D. Đầy đủ.

10. Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào?

A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc.                B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp.

C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc.            D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc.

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,5 ĐlỂM).

Câu 1: (2 điểm).

Tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó.

Câu 2: (5,5 điểm).

Cảm nghĩa của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

 

Đáp án và biểu chấm.

I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)

(10 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

B

D

D

C

C

A

C

C

II. Phần tự luận (7,5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

- Tìm được một số VD về phép điệp ngữ trong bài Tiếng gà trưa (1 điếm)

- Nêu được tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm (1 điểm).

Câu 2: (5,5 điểm)

Mở bài (1 điểm).

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm xúc của em về bài thơ.

Thân bài (3 điểm).

- Câu thơ mở đầu cho biết về thời gian đã lâu lắm rồi nay bạn mới có dịp đến chơi; qua các từ ngữ xưng hô (bác) cho thấy tình cảm của hai người là sâu nặng và bền chặt.

- Sáu câu thơ tiếp tác giả đã cô' tình dựng lên một tình huống éo le: không có gì đế tiếp đãi bạn, đến cả miếng trầu cũng không có.

- Câu thơ cuối cùng đã khẳng định: tình bạn chân thành vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường.

- Bài thơ với giọng điệu hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết.

Kết bài: (1 điểm).

Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc về một tình bạn cao đẹp của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

(Bài viết đúng kiểu bài biểu cảm, diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm).

0