06/06/2017, 14:55

Soạn bài ôn tập tác phẩm trữ tình tiếp theo

SOẠN BÀI ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÍNH TIẾP THEO LUYỆN TẬP Bài tập 1. Đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi. Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thê hiện của những câu thơ đó. Gợi ý: Nội dung trữ tình: Bốn câu thơ đã nói lên nỗi lòng lo nghĩ cho nhân dân, cho đất nước của Nguyễn Trãi, nỗi niềm đó ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÍNH TIẾP THEO LUYỆN TẬP Bài tập 1. Đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi. Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thê hiện của những câu thơ đó. Gợi ý: Nội dung trữ tình: Bốn câu thơ đã nói lên nỗi lòng lo nghĩ cho nhân dân, cho đất nước của Nguyễn Trãi, nỗi niềm đó luôn thường trực, canh cánh trong lòng tác giả. Hình thức thê hiện: ở dòng thứ nhất trong mỗi câu thơ, tác giả đã dùng phương thức kể và tả đê thể hiện tình cảm của mình một cách ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÍNH TIẾP THEO

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Đọc những câu thơ của Nguyễn Trãi. Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thê hiện của những câu thơ đó.

Gợi ý:

Nội dung trữ tình: Bốn câu thơ đã nói lên nỗi lòng lo nghĩ cho nhân dân, cho đất nước của Nguyễn Trãi, nỗi niềm đó luôn thường trực, canh cánh trong lòng tác giả.

Hình thức thê hiện: ở dòng thứ nhất trong mỗi câu thơ, tác giả đã dùng phương thức kể và tả đê thể hiện tình cảm của mình một cách trực tiếp, ở câu thơ thứ hai, thông qua phương thức kể và tả ở câu thơ thứ nhất, tác giả gián tiếp biểu lộ tình cảm của mình, cùng với việc dùng lối ấn dụ đã tô đậm thêm tình cảm của tác giả.

Như vậy có thể nói, với sự kết hợp hài hoà các hình thức thể hiện (trực tiếp và gián tiếp), người đọc đã nhận thấy nét nổi bật trong bốn câu thơ đó là một tư tuởng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Trãi: lo nước, thương dân thường trực trong tâm hồn nhà thơ.

Bài tập 2. So sánh tình huống thế hiện tình yêu quê hương và cách thế hiện tình cảm qua hai bài thơ Cám nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Gợi ý:

Nếu như bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh biểu hiện tình cảm lúc xa quê một cách trực tiếp, qua đó tác giả đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê hương trong đêm trăng thanh tĩnh, thì Hạ Tri Chương với bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê với giọng điệu hóm hỉnh, ngậm ngùi mà sâu sắc, đã biếu hiện tình quê hương đăm thắm một cách gián tiếp của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.

Bài tập 3. So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (phần đọc thêm, bài 9) với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: Cảnh vật được miêu tả và tình cảm thế hiện.

Gợi ý:

Đến với bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều của Trương Kế và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, ta nhận thấy cả hai bài thơ đều có sự hoà quyện giữa cảnh và tình và đều có mặt của các sự vật: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông... Tuy vậy, cảnh vật được miêu tả và tình cảm biểu hiện lại có phần khác nhau.

- Về cảnh vật: bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều cảnh vật yên tĩnh và chìm trong đêm tối; bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh cảnh vật tuy có nét huyền ảo nhưng cơ bản rất sống động, thực và trong sáng.

- Tình cảm biểu hiện: bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều chủ thể trữ tình là một lữ khách, thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ; bài thơ Rằm tháng giêng là hình ảnh một người chiến sĩ vừa hoàn thành một công việc trọng đại của cách mạng.

Bài tập 4. Đọc kĩ ba bài tuỳ bút trong bài 14,15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:

Gợi ý:

Những câu có nội dung đúng gồm:

b- Tuỳ bút không có cốt truyện và có thề không có nhân vật.

c- Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm. thuyết minh, lập luận), nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

e- Tuỳ bút có những yếu tố tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

0