06/06/2017, 14:55

Soạn bài từ và cấu tạo từ tiếng Việt

SOẠN BÀI TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Từ là gì ? - Từ là đơn vị ngôn ngừ nhỏ nhất dùng đế đặt câu. - Tiếng là đơn vị câu tạo từ. Ví dụ: Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. (Con Rồng, cháu Tiên). Câu trên có 12 tiếng, nhưng chỉ có 9 từ (Thần/ dạy / dân/ cách/ ...

SOẠN BÀI TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN a. Từ là gì ? - Từ là đơn vị ngôn ngừ nhỏ nhất dùng đế đặt câu. - Tiếng là đơn vị câu tạo từ. Ví dụ: Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. (Con Rồng, cháu Tiên). Câu trên có 12 tiếng, nhưng chỉ có 9 từ (Thần/ dạy / dân/ cách/ trồng trọt, / chăn nuôi/ và / cách/ ăn ở). b. Cấu tạo từ tiếng Việt - Từ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức. Ví dụ: Câu trên có các ...

SOẠN BÀI TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Từ là gì ?

- Từ là đơn vị ngôn ngừ nhỏ nhất dùng đế đặt câu.

- Tiếng là đơn vị câu tạo từ.

Ví dụ: Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. (Con Rồng, cháu Tiên).

Câu trên có 12 tiếng, nhưng chỉ có 9 từ (Thần/ dạy / dân/ cách/ trồng trọt, / chăn nuôi/ và / cách/ ăn ở).

b. Cấu tạo từ tiếng Việt

- Từ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.

Ví dụ: Câu trên có các từ thần, dạy, dân, cách, và là những từ đơn;

các từ trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở là những từ phức.

- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy.

Ví dụ:

- Tươi đẹp, đi đứng, nhà cửa, xe đạp, bến tàu, hợp tác xã,... (từ ghép)

- Đẹp đẽ, long lanh, đủng đà đủng đỉnh,... (từ láy)

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, dùng để tạo câu, tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp) dùng để tạo từ. Những tiếng có thế dùng độc lập đế đặt câu gọi là từ đơn. Ở trường hợp này, ranh giới giữa từ và âm tiết trùng nhau.

- Dựa vào hình thức câu tạo (số lượng tiếng) đế phân ra từ đơn, từ phức. Từ phức lại chia làm hai loại: từ ghép và từ láy.

Một số trường hợp từ ghép có tiếng bị mờ nghĩa. Ví dụ các tiếng búa, má, sá, cộ,... trong các từ ghép chợ búa, lúa má, đường sá, xe cộ,... là những tiếng cổ hiện nay bị mờ nghĩa.

Dựa vào quan hệ về nghĩa giữa các tiếng, người ta chia từ ghép thành từ ghép đẳng lập (còn gọi là từ ghép hợp nghĩa) và từ ghép chính phụ (còn gọi là từ ghép phân nghĩa).

Dựa vào quan hệ về âm giữa các tiếng, người ta chia từ láy thành nhiều loại: từ láy có một tiếng có nghĩa, láy toàn bộ tiếng, láy bộ phận tiếng.

- Những từ mà trong đó các tiếng không quan hệ ngữ nghĩa, không có quan hệ láy âm với nhau như: mặc cả, bồ hóng, dã tràng, bồ hòn, bù nhìn,... sẽ được coi là ngoại lệ.

- Ranh giới giữa từ ghép và cụm từ trong tiếng Việt có những trường hợp khó xác định. Đế nhận biết một tổ hợp nào đó là từ ghép hay cụm từ, ta có thế dựa vào các dấu hiệu sau:

+ Nghĩa của tổ hợp ấy có tính thành ngữ không (tức là có nghĩa mới không), nếu có thì đó là từ ghép.

+ Cấu tạo cua tố hợp ấy có chặt chẽ không, nếu chặt chẽ thì đó là từ ghép.

Ví dụ, nghĩa của tố hợp cà chua không phải là nghĩa cộng của cà và chua mà là nghĩa mới, nghĩa có tính thành ngữ; cà chua có cấu tạo chặt chẽ, không chêm xen được một từ nào tiếng nào vào giữa (chẳng hạn thêm cà rất chua thì nghĩa đã khác so với cà chua). Do đó, cà chua là từ ghép.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Đọc các câu sau đây và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:

[...] Người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

(Con Rồng cháu Tiên)

a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào?

b. Tìm các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên.

c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà...

Gơi ý:

a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ ghép.

b. Các từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc trong câu trên: cội nguồn, gốc gác

c. Các từ ghép chi quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà... gồm: cậu mợ, cô dì, chú bác, anh em...

2. Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?

Gơi ý:

Các em sắp xếp theo các tiêu chí sau đây:

- Theo giới tính (nam, nữ): Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ...

- Theo bậc (bậc trên, bậc dưới): bác cháu, chị em, cha con,...

3. Tên các loại bánh đều được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gối, bánh tôm, bánh tẻ, bánh gai, bánh xốp, bánh khoái, bánh khúc, bánh khoai,... Theo em, các tiếng đứng sau (kí hiệu x) trong những từ ghép trên có thế nêu những đặc điếm gì đế phân biệt các thứ bánh với nhau? Hãy nêu ý kiến của em bằng cách điền những tiếng thích hợp vào các chỗ trống trong bảng.

Gợi ý:

 Cách chế biến bánh

 bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh tráng,..

 Tên chất liệu của bánh

  bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối, bánh đậu xanh,...

 Tính chất của bánh

 bánh xốp, bánh dẻo, bánh phồng,...

 Hình dáng của bánh

 Bánh gối, bánh tai voi, bánh tròn,...

4. Từ láy được in nghiêng trong câu sau miêu tả cái gì:

Nghĩ tủi thân, công chúa út ngồi khóc thút thít.

(Nàng Út làm bánh ót)

Hãy tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy.

Gơi ý:

Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả: Tiếng khóc của con người (ở đây là của công chúa út). Những từ láy khác có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi, sụt sịt, ti tí, rưng rức, hu hu, ...

5. Thi tìm nhanh các từ láy:

a) Tả tiếng cười, ví dụ: khanh khách.

b) Tả tiếng nói, ví dụ: Ồm Ồm.

c) Tả dáng điệu, ví dụ: lom khom.

Gợi ý:

a) Tả tiếng cười: sằng sặc, khúc khích, hô hố, ha hả, hề hề, hềnh hệch,...

b) Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, the thé, lầu bầu, léo nhéo,...

c) Tả dáng điệu: lom khom, lừ dừ, lả lướt, nghênh ngang, tất bật, bộ vệ, lênh khênh,...

0