06/06/2017, 14:55

Soạn bài bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

SOẠN BÀI BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. MỐI QUAN HỆ GIỮA Bố CỤC VÀ LẬP LUẬN Câu hỏi: Đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Xem sơ đồ (SGK, tr. 30) theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét bố cục, cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài. Gợi ý: - Với ...

SOẠN BÀI BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. MỐI QUAN HỆ GIỮA Bố CỤC VÀ LẬP LUẬN Câu hỏi: Đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Xem sơ đồ (SGK, tr. 30) theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét bố cục, cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài. Gợi ý: - Với văn bản “Lòng yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ luận điểm xuất phát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ...

SOẠN BÀI BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA Bố CỤC VÀ LẬP LUẬN

Câu hỏi: Đọc lại bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Xem sơ đồ (SGK, tr. 30) theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét bố cục, cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài.

Gợi ý:

- Với văn bản “Lòng yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ luận điểm xuất phát: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Để làm được điều đó, tác giả đã sử dụng hệ thông lập luận chặt chẽ với một bố cục gồm ba phần tương đối rõ ràng:

Mở bài: Giới thiệu truyền thông yêu nước quý báu của dân tộc ta.

Thân bài: Chứng minh bằng cách nêu lên những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

Kết bài: Khẳng định vai trò của lòng yêu nước và nêu lên trách nhiệm, bổn phận của mỗi công dân.

- Mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài đều tương ứng với một đoạn và mỗi đoạn văn đều tương ứng với các luận điểm sau:

Mở bài gồm đoạn vãn đầu tiên và tương ứng với luận điểm xuất phát là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

Thân bài gồm hai đoạn văn tương ứng với hai luận điểm:

- “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”.

- “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Kết bài gồm một đoạn văn tương ứng với các câu văn mang luận điểm: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý đem ra trưng bày”.

- Với bố cục và các luận điểm như trên, tác giả đã lập luận theo các cách như sau:

+ Lập luận hàng ngang (1) theo quan hệ nhân quả: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (nguyên nhân) -> nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước (kết quả).

+ Lập luận hàng ngang (3) theo quan hệ tổng phân hợp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (Kết quả) -> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ...(cụ thể) -> Đều giong nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước (kết quả).

+ Lập! luận hàng ngang (4) theo quan hệ tương đồng: Bổn phận của chúng ta -> giải 1 thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo —> làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc kháng chiến.

+ Lập luận hàng dọc (1) theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước -> Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại -> đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước —> Bổn phận của chúng ta.

Như vậy, với bố cục và cách lập luận như trên, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ luận điểm đến các luận chứng để cuối cùng đi đến kết luận. Các luận điểm có quan hệ chặt chẽ với các luận chứng, tạo nên sự thống nhất giữa bố cục và lập luận.

LUYỆN TẬP

Đọc bài văn Học cơ bản mới trở thành tài lớn trong SGK và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi:

a. Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thế hiện ở những luận điềm nào? Tìm những câu mang luận điểm

b. Bài văn có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng trong bài.

Gợi ý:

a. Đọc bài văn “Học cơ bản mới trở thành tài lớn”, chúng ta nhận thấy tư tưởng chủ đạo của bài văn là: Muốn trở thành những người tài giỏi, nổi tiếng thì phải học những điều cơ bản nhất.

- Tư tưởng trên của bài văn thể hiện ở nhừng câu văn mang luận điếm cụ thế như sau:

+ “Chỉ ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ”.

+ “Và cũng chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho những điều cơ bản nhất., chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi...”.

b. Bài vãn có bố cục gồm ba phần, mỗi phần tương ứng với một đoạn văn và mồi một đoạn văn lại có cách lập luận riêng, tạo nên sự thông nhất, chạt chẽ trong toàn bài. Điều này được thế hiện cụ thể:

Mở bài: (đoạn 1) “Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài”. Tác giả lập luận ở đoạn văn này theo cách suy luận tương phản, đối lập: “nhiều người” >< “ít ai”

Thân bài: (đoạn 2) Từ “danh họa” đến “họa sĩ lớn thời Phục hưng”. Tác giả kể chuyện Đơ Vanh-xi học vẽ trứng để làm dẫn chứng, chứng minh cho luận điểm ở phần mở bài và kết luận ở phần kết bài.

- Tác giả đã lập luận theo quan hệ nhân quả (Thầy giáo dạy trò luyện những nét cơ bản nhất -> kết quả trò đã trở thành tài lớn).

Kết bài: (đoạn 3) phần còn lại. Tác giả lập luận theo quan hệ nhân quả: “Ai chịu khó luyện tập những động tác cơ bản thật tốt, thật tinh”, “những ông thầy lớn”, “thầy giỏi”(nhân); “có tiền đề”, “mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất” (quả).

0