Dạy chữ Hán trong trường phổ thông- Đúng hay Sai?
Vũ Ngọc Phương Sau phát biểu ngày 27/08/2016 tại hội thảo ở Viện Hán – Nôm của PGs Ts Đoàn Lê Giang đề xướng dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đã gây những phản ứng trái chiều rộng khắp trên thông tin đại ...
Vũ Ngọc Phương
Sau phát biểu ngày 27/08/2016 tại hội thảo ở Viện Hán – Nôm của PGs Ts Đoàn Lê Giang đề xướng dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đã gây những phản ứng trái chiều rộng khắp trên thông tin đại chúng và xã hội. PGs Ts Đoàn Lê Giang cũng có bài viết “ Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dậy chữ Hán trong trường phổ thông” đăng trên báo điên tử SOHA ngày 04/09/2016 có những phản ứng không kém phần gay gắt với những câu, từ “ Thế rồi cứ hè nhau, đọc nhau rồi chửi,….”. Lâu không thấy trên văn đàn có những cuộc tranh luận như vậy cũng mừng cho công khai, dân chủ của báo chí, truyền thông.
Để có ý kiến phân tích, trước hết hãy xem quan điểm lý luận của PGs Ts Đoàn Lê Giang như thế nào. Trong bài “Dạy chữ Hán cho học sinh Việt Nam: Đừng sợ hãi TQ như vậy” của tác giả Sông Hàn (?) ngày 05/09/2016 có các luận giải như” Tiến hành Duy tân thành công, nhưng Minh Trị Thiên Hoàng không quên nhắc nhở thần dân của mình rằng: Chúng ta là người Nhật. Người Do thái sau khi trở về lập quốc tại vùng Trung Cận Đông (1946) đã đồng lòng học lại chữ Hebrew lấy đó làm quốc ngữ của nước Israel. Họ thành công, điều đó rất rõ ràng”, một dẫn giải khác:” Xin chớ đừng quên người Việt Nam là ai! Từng hiện diện thế nào, văn hiến ra sao ở khu vực Á Đông đầy sóng gió này. Và chớ quên rằng Hán văn, chữ Nôm là dòng văn Bác học, là những gì tinh túy nhất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta” – Bài viết đã dẫn. Để sự lập luận có sức thuyết phục, tiếp theo tác giả đã dẫn một loạt các văn học cổ điển Việt Nam từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô Đại cáo, tuy vậy tác giả lại quên bộ Đoạn trường tân thanh của Đại Thi hào Nguyễn Du đều có các bản khắc viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.
Để tăng sức thuyết phục, tác giả Lê Văn còn ghi rõ “ Đồng tình với quan điểm này, PGs Ts Trịnh Khắc Mạnh (Viện nghiên cứu Hán Nôm) khẳng định, việc dậy Hán Nôm trong nhà trường phổ thông dứt khoát là phải đặt ra” – Trích nguyên văn bài viết đã dẫn. Rồi để cho thêm sức khẳng định, tác giả Lê Văn còn dẫn tiếp các ý kiến của Ts Nguyễn Tô Lan (Viện nghiên cứu Hán Nôm), PGs Ts Hà Minh (Phó chủ nhiệm khoa ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà nội),…Các tác giả còn dẫn lời đề xuất của GS Ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo trên tạp chí Kiến thức ngày nay năm 1994 : “Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai họa không hoán cải được nữa, nhưng ta có thể bổ cứu sự mất mát ấy bằng cách dạy chữ Hán như một môn bắt buộc ở nhà trường phổ thông” . Gs Cao Xuân Hạo còn nhấn mạnh lại ý kiến của nhà Hán học người Pháp Léon Vandermeersch cho rằng những con rồng châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore sở dĩ lớn mạnh được là do dùng chữ Hán. Hàng loạt bài viết khác của các tác giả Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Văn Quán v.v… cũng đã tán thành với quan điểm mà Cao Xuân Hạo nêu ra: “Cần phải đưa chữ Hán vào dạy và học trong trường phố thông” tập hợp các ý kiến nhằm xác quyết quan điểm của PGs Ts Đoàn Lê Giang phải dậy chữ Hán trong các trường phổ thông Việt Nam tại hội thảo 27/08/2016.
Khi đọc kỹ các bài viết của Nhóm đề xuất dậy chữ Hán trong trường phổ thông mới thấy các vị này viết ngữ pháp tiếng Việt chấm, phẩy tùy tiện, không chủ ngữ, cách viết tối nghĩa. Tất cả chúng ta chỉ cần trình độ nói thông, viết thạo chữ Việt khi đọc các bài viết trên đều không khỏi ngạc nhiên. Có ngữ pháp mà các Vị này viết chưa được vậy lớn tiếng phải giữ “ Trong sáng tiếng Việt” ? Cần thấy rằng tất cả các đề xuất dậy chữ Hán trong trường phổ thông hơn 20 năm qua đều lý giải theo ý chủ quan, thiếu dẫn bằng chứng khách quan.
Mới đây, ý kiến của PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt Chủ nhiệm Bộ môn Việt ngữ học, Khoa Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) trả lời phỏng vấn: “Sao bắt con em ta học tử ngữ?” của PV Hoàng Đan đăng trên báo điện tử SOHA ngày 02/09/2016 08:02 làm chúng ta phải suy nghĩ:
“Thực tế qua 40 năm giảng dạy ở trường Đại học, tôi dạy rất nhiều thế hệ học sinh Hán Nôm thì thấy, cũng có những người rất giỏi nhưng đa phần các bạn học chữ Hán Nôm thì viết tiếng Việt thường kém hơn các bạn học các sinh ngữ như tiếng Anh, Nga, Pháp…Thậm chí có giáo sư nổi tiếng ngành Hán Nôm viết một cuốn chuyên luận mà nhà thơ Trần Mạnh Hảo đọc xong phải viết một bài phê phán gọi là giáo sư không “rành” tiếng Việt đăng trên báo Người Hà Nội cách đây vài năm.Trước đây, ở khoa Ngữ Văn của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (cũ) có một thầy giỏi chữ Hán thuộc hạng nhất nhì nước mà ai cũng gọi là cây từ điển bởi thầy có thể giải nghĩa được tất cả các chữ Hán một cách làu làu, thông tuệ. Vốn chữ Hán của thầy không mấy ai sánh được. Nhưng viết một văn bản tiếng Việt hiện đại thì thầy bối rối vô cùng, thậm chí diễn đạt còn sai nữa…Điều đó, chứng tỏ, học chữ Hán là một cản trở lớn đối với tư duy tiếng Việt hiện đại”.
Đã là văn nghị luận phải có dẫn giải cho đúng nhưng các Vị Học Giả khởi xướng dậy chữ Hán trong trường phổ thông viện dẫn và khẳng định một cách rất hồ đồ. Chúng ta hãy phân tích đoạn văn: “ Tiến hành duy tân,… Họ thành công, điều đó rất rõ ràng” rất không thuyết phục. Sự thật lịch sử thành công của Nhật Bản, của Israel hoàn toàn không vì Nhật Bản giữ chữ Nhật có đồng âm chữ Hán, không vì Israel giữ chữ Hebrew. Trước đó cả mấy nghìn năm người Nhật, người Do Thái vẫn dùng thứ chữ đó nhưng nước họ vẫn nghèo, vẫn loạn. Cường thịnh của một Quốc gia – Dân tộc là một kết quả phức hợp của nhiều nguyên nhân trong đó Thể chế Nhà nước, trọng dụng Nhân Tài, phát triển Nhân Lực là ba quan yếu nhất, cơ chế này không liên quan đến chữ viết là kiểu ký tự gì. Cách dẫn giải như vậy vừa ấu trĩ lại bộc lộ kiến thức hời hợt về chính trị, kinh tế, xã hội, … sau hết là không có tư duy lozic.
Nguyên nhân người Việt phải dùng chữ Hán là từ biến động lớn của lịch sử. Sử sách Trung Quốc ghi rõ lãnh thổ của người Việt (Bách Việt) trong đó Lạc Việt (tên nước là Việt Thường là lớn và hùng mạnh hơn cả) từ nam sông Dương Tử (Trường Giang) xuống đến Bắc và Trung Việt Nam ngày nay. Năm 218 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng sai Hiệu úy Đồ thư thống lĩnh 50 vạn (nửa triệu) quân Tần vượt sông Dương tử (Trường Giang) đánh chiếm Bách Việt. Năm 217 Tr.CN, đại quân Tần đã chiếm được gần hết vùng đất của các tộc Ngô Việt, Điền Việt, Dạ Lang (Việt) Quỳ Việt, Mân Việt, Đông Việt, Ư Việt, … Quân Tần tiến vào Tây Âu ( Việt, thuộc vùng đông bắc Quảng Tây) giết được Quận trưởng Tây Âu Việt là Dịch Hu Tống, giáp với đất của người Lạc Việt. Sau khi chiếm đất của người Việt,“Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ,… Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử ký Tư Mã Thiên). Sử ký Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng bản kỷ ghi: “ Chính thay lập làm Tần Vương (năm 247 Tr.CN ),… Năm thứ ba mươi ba (năm 214 Tr.CN), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể, những người đi buôn đánh đất Lục Lương (nay là Quảng Đông, Quảng Tây và các tỉnh phía nam sông Trường Giang), lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người đi đày đến canh giữ”. Đây là lần đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ, sau này gọi là Hán (Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện – Sử ký Tư Mã Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 trước Công nguyên – Sách đã dẫn). Nhà Tần đã bước đầu thực hiện chính sách nô dịch, đồng hóa cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên người Việt bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Như vậy, từ năm 217 Tr.CN, Nhà Tần thực hiện chính sách đồng hóa tàn khốc lên người Việt trong đó bắt học và dùng chữ tượng hình Giáp cốt, Kim văn là tiền thân sau này của chữ Hán (Danh từ chỉ chữ viết được gọi từ thời Tây Hán), đồng thời chữ Hán còn được truyền bá vào xã hội Việt bởi các Nho sinh trốn nạn đốt sách, giết học trò của Lý Tư -Thừa Tướng thời Tần Thủy Hoàng đế. Hiện nay, tại các vùng đất xưa của Người Việt ở phía nam sông Dương Tử, Trung quốc, tàn dư tiếng Việt vẫn được gọi là Việt ngữ (粵語) thường có tên là tiếng Quảng Đông, dù tiếng Việt đã bị biến thái, pha trộn nhiều vẫn là ngôn ngữ chính được sử dụng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hongkong, Macao. Ngay về Nhân chủng học, họ không nhận là người Hán (Hoa Hạ). Nhiều lần chính quyền Bắc Kinh ra sắc lệnh phải dùng tiếng Bắc Kinh (tiếng Quan thoại), năm 2010 dân Quảng Đông biểu tình chống dùng tiếng Bắc Kinh, gần nhất là tháng 9/2014, sự phản kháng của dân miền nam Trung Quốc dữ dội khiến Bắc Kinh không thực hiện được. Ngày nay ở Trung Quốc có gần 400 triệu người không nói tiếng Bắc Kinh (Quan Thoại – Hán).
Lãnh thổ Việt cổ có dẫy núi Ngũ Lĩnh chạy từ Tây sang phía Đông ở địa giới các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc, làm thành đường phân thủy giữa hai con sông lớn là Dương Tử và Châu Giang, ngăn cách đất cũ của người Việt là vùng Lưỡng Quảng Trung Quốc ngày nay với phần lãnh thổ phía bắc của người Hoa Hạ. Ngũ Lĩnh gồm 5 dãy núi hợp thành, khu vực phía nam dãy núi Nam Lĩnh gọi là Lĩnh Nam.Từ cổ xưa, dẫy núi cao nhất trong Ngũ Lĩnh được đặt tên là Việt Thành lĩnh có đỉnh Miêu Nhi Sơn (猫儿山) cao 2.142 m. Việt Thành Lĩnh có nghĩa là núi cao như tòa thành của nước Việt Thường ngăn cách với phương Bắc. Ngày nay vẫn còn đôi câu đối cổ khắc vào vách đá núi Đại Minh: “ Thiên đài đại đại phân Nam, Bắc / Lĩnh địa niên niên giữ Việt thường”, nghĩa là: ” Thiên đài đời đời phân chia Nam, Bắc/ Đất cũ ngàn năm của Việt Thường”, vì sự linh thiêng, người Trung Quốc nay vẫn gọi là Việt Thành lĩnh. Trường Sa là thủ phủ của tỉnh Hồ Nam. Tất cả di tích hiện còn của người Việt cổ tại hồ Động Đình, núi Tam Sơn, núi Ngũ Lĩnh, sông Tương, Thiên Đài, Tương Đài, cánh đồng Tương đều nằm ở đây. Tiến sĩ đời Đường là Chu Minh Văn viết sách Thiên đài di sự lục vào niên hiệu Trinh Quán (Niên hiệu của vua Đường Thái Tôn Lý Thế Dân. Năm Đinh Hợi – 627 sau CN là năm Trinh quán thứ 1 đến năm Kỷ Dậu – 649 sau CN) có ghi rõ:“ Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài có từ thời vua Đế Minh, vua Kinh Dương. Đến thời Đông Hán, một tướng của vua Bà ( Hai Bà Trưng) tên Hiển Hiệu được lệnh rút khỏi Trường Sa. Khi quân tới Quế dương, Ngài cùng với nghìn quân lên Thiên đài lễ, nghe người giữ Đền kể sự tích xưa của Quốc Tổ Kinh Dương Vương và Quốc mẫu Thiên Hoàng Liễu Nghi (Thánh Mẫu Việt). Ngài đã cùng quân sĩ quyết tử để giữ đất Việt, giết chết hàng vạn quân của Phó Tướng Lưu Long. Về sau đến đời Nhà Đường để xóa vết tích Việt Thường, các quan khi được sai sang đô hộ Lĩnh Nam là đất cũ của người Việt mới cho xây chùa tại đây “. Bên ngoài miếu thờ Đào Hiển Hiệu tướng của Hai Bà Trưng cùng một nghìn quân sỹ đã quyết tử tại ải hiểm yếu độc đạo phía bắc núi Nam Lĩnh để ghìm chân đại quân Mã Viện do Lưu Long làm Phó tướng, vẫn còn đôi câu đối: “Nhất kiếm Nam hồ kinh Vũ-đế /Thiên đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long”,nghĩa là : “Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động đình làm kinh sợ vua Vũ đế (Ý nhắc đến sự kiện nữ tướng Phật Nguyệt của Hai Bà Trưng đón đánh Mã Viện ở phía Nam hồ Động-đình. Vũ đế là Hán Quang Vũ nhà Đông Hán)/ Một nghìn tay đao Bắc Lĩnh giữ Lưu Long”. Nhận định của PGs Ts Đoàn Lê Giang “ Chữ Hán là chữ được sinh ra từ nền văn hóa Trung Hoa cổ đại, vào nước ta từ đời Hán (đầu CN),…” – Trích nguyên văn bài”Lời tạm kết cho cuộc tranh luận dạy chữ Hán trong trường phổ thông” đăng báo điện tử SOHA ngày 04/09/216 là sai sự thật lịch sử.
Chính sử sách, thư tịch Việt Nam, Trung Quốc đều ghi rõ các triều đại phong kiến Phương Bắc xâm lược, cai trị Giao chỉ – Việt Nam rất tàn bạo, hà khắc như hoạn thiến đàn ông, bắt giết trẻ con con trai Việt, cấm không được thờ Đạo Thánh Mẫu, đốt sách, phá hủy văn bia, chùa, đền, đình, miếu,… bắt ăn mặc, giáo dục, phong tục theo cách người Hán. Tiêu biểu có thể dẫn nội dung các chiếu dụ của vua Nhà Minh thời Vĩnh Lạc từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 chép trong Việt Kiệu thư:” Minh Thành Tổ (chữ Hán – 明成祖, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1360, mất ngày 12 tháng 8 năm 1424, tên thật là Chu Lệ Đệ 朱棣, dân tộc Hán, là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị 22 năm từ 1402 – 1424, niên hiệu Vĩnh Lạc – 永樂) có chiếu ngày 21 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5, cho bọn Trương Phụ: “Ta nhiều lần dụ cho các ngươi phàm tất cả sách vở, ván khắc chữ của An Nam, kể cả mảnh giấy con chữ của trẻ con làng quê dùng để mới học chữ và những tấm bia xứ ấy dựng lên, hễ thấy là hủy ngay, chớ bỏ sót. Các ngươi nay phải làm theo sắc chỉ trước đây, lệnh cho quân lính hễ gặp một mảnh văn tự của xứ ấy thì phải đốt ngay, không được giữ lại”. Như vậy, cho đến cuối thời Trần ở Việt Nam vẫn còn dậy chữ Việt cổ. Nếu là chữ Hán – là thứ giáo dục theo chính sách Hán hóa từ thời Nhà Tây Hán đến Nhà Minh là hơn 1,700 năm thì không lý gì Nhà Minh lại phá bỏ.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 7 mùa thu năm Mậu Tuất kỷ Lê Thái Tổ (tức năm thứ 16 niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh), “Người Minh sai hành nhân Hạ Thanh, Tiến sĩ Hạ Thời đến lấy các sách ghi chép sự tích cổ kim của nước ta”, lời tựa Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí của Phan Huy Chú nói: “Cuối đời Trần do sự biến người Minh, thư tịch đã mất hết…”. Phan Huy Chú viết là: “nhà Hồ thất thủ, bấy giờ tướng nhà Minh Trương Phụ thu lấy sách vở cổ kim đưa hết về Kim Lăng”. Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục phần chính biên quyển 13, Bình Định Vương năm thứ 2 (tương đương với niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 17, tức năm 1419) có chú thích và ghi kèm theo danh mục thư tịch bị Nhà Minh cướp đi.
Chữ viết là một kỹ thuật ký tự, là phương tiện, một công cụ ghi chép. Lịch sử Nhân Loại có hàng nghìn dạng ký tự chữ viết khác nhau. Về phương diện kỹ thuật không thể quyết xác ký tự chữ kiểu nào hơn chữ kiểu nào. Sự khác nhau cơ bản là nội dung, tinh thần được ghi lại bằng ký tự đó. Vì vậy không có kiểu chữ gọi là Chữ Thánh Hiền, sự dẫn giải của Nhóm khuyến học chữ Hán viết: ” Và chớ quên rằng Hán văn, chữ Nôm là dòng văn Bác học, là những gì tinh túy nhất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta. Hơn nữa mỗi một chữ Hán còn mang theo nó toàn bộ văn hóa truyền thống” – Trích nguyên văn. Không thể hiểu chữ Hán là ký tự ngôn ngữ nào mà mỗi chữ ghê gớm vậy? Chẳng qua đây là copy mù quáng nguyên văn cách truyền dậy áp đặt của quan lại Phương Bắc cho người Việt. Nhận xét về hậu quả của chính sách Hán hóa và nô dịch của thực dân Pháp, nhân kỷ niệm 40 năm Hòa đàm Paris 1973 – 2013, ông Nguyễn Mạnh Cầm, 85 tuổi, nguyên Bộ Trưởng Ngoại giao 1991 – 2000, nguyên Phó Thủ Tướng Chính Phủ thời kỳ 1997 – 2002 đã trả lời phỏng vấn, ông nói:“ Tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống vẫn lấn lướt,… Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán”.
Để có luận cứ chính xác, chúng ta hãy phân tích sơ bộ chữ Hán – Nôm và chữ Quốc Ngữ. Chữ Hán là một cách gọi chữ viết Trung Quốc, là một dạng ký tự tượng hình, thay đổi nhiều theo lịch sử Trung Quốc. Khi chữ tượng hình Trung quốc áp đặt vào văn hóa Lạc Việt được người Việt phát âm theo tiếng Việt, vậy nên có cách gọi là Hán – Việt. Khoảng những năm đầu sau CN, với tinh thần phản kháng Phương Bắc, lại không được truyền dậy công khai chữ Việt cổ – chữ Khoa đẩu, các học giả Việt dùng chữ Hán ghép lại nhiều nét để ghi phát âm tiếng Việt thành chữ Nôm. Chữ Hán là thứ chữ tượng hình, khi học phải nhớ từng chữ, học có khi cả đời vẫn không nhớ hết, hiểu hết. Chữ Nôm còn khó hơn do kết hợp chữ Hán, có nhiều nét, càng khó hiểu hơn. Cả hai loại chữ Hán – Nôm khi viết ngoài ngữ, nghĩa lại còn xem hình chữ để giải thích theo lối chiết tự. Từ chữ Hán cổ đến nay Trung Quốc đã rất nhiều lần khổ công cải biên cho dễ học, dễ nhớ, kể cả đưa phiên âm La tinh kèm theo chữ Bắc Kinh ngày nay. Ngay cách viết cũng cố sửa theo nguyên lý chung ngôn ngữ thế giới như cách viết cũ chữ Hán là viết ngược từ phải sang trái, nay đổi viết từ trái sang phải cho thuận tay. Đây chính là một trong những hạn chế vô cùng lớn chữ Trung Quốc rất khó truyền bá tư tưởng ra nước ngoài, nhất là thời Đại Cách mạng Công nghiệp trên thế giới đã sang thời kỳ thứ 4. Theo các tài liệu nghiên cứu, chữ Nôm xuất hiện ở Giao chỉ vào khoảng thế kỷ I sau CN, đến thế kỷ XIII được Danh nhân Hàn Thuyên Nguyễn Sĩ Cố hoàn chỉnh.
Về chữ Việt cổ, các công trình nghiên cứu của nhiều học giả phương Tây,Việt nam và các Nhà Khoa học Trung Quốc chuyên ngành về Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, Dân tộc học khảo sát tại Việt Nam và trên đất cổ của người Việt ở Quảng Đông, Quảng Tây trong hơn 100 năm qua đã chứng minh vào thời kỳ cách đây hơn một vạn năm người Việt Cổ đã có chữ viết là các ký tự hình học khắc trên đá ở cao nguyên đá Sapa và Đồng Văn, trên đồ gốm và đồ đồng (in trên thân trống Lũng Cú) thời kỳ văn hóa Gò Mun và Đông Sơn. Năm 1925, Nhà Khảo cổ học M.Colani đã phát hiện ở hang Lèn đất, tỉnh Lạng Sơn rìu đá thời kỳ Bắc Sơn niên đại 10,000. năm đến 8,000. năm Tr.CN có khắc chữ Việt cổ trước khi có chữ Giáp – Cốt đời Ân – Thương (1392 – 1122 trước Công nguyên).Cần thấy rằng Chữ viết và Triết học là hai vấn đề hữu cơ thể hiện văn minh của một dân tộc. Đây chính là nguyên nhân sâu sắc nhất lý giải tại sao về cơ bản Dân tộc Việt không bị đồng hóa trong suốt quá trình bị nô dịch khắc nghiệt, tàn bạo của ngoại bang.
Những tài liệu Khảo cổ học đã phát hiện chữ Việt cổ trên vùng đất Trung Quốc bây giờ gồm có chữ khắc trên bình gốm 12,000. năm tuổi tại Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây. Các chữ khắc trên yếm rùa ở di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9,000. năm tuổi. Một số chữ Việt cổ phát hiện rải rác ở vùng Sơn Đông. Chữ viết của dân tộc thiểu số Thủy là một nhánh của Việt tộc còn sót lại 25,0000 người hiện đang sống tại Quý Châu. Bộ sưu tập chữ Giáp cốt và chữ Kim văn là biến thái chữ Việt cổ được phát hiện ở kinh đô cũ của nhà Thương tại phía nam tỉnh Hà Nam xưa là vùng đất cổ của Bách Việt nay thuộc Trung Quốc. Hiện nay, một số các nhà Ngôn ngữ và Khảo cổ Mỹ, Châu Âu và một số Nhà nghiên cứu Việt Nam đã đọc được một phần chữ Việt cổ.
Giới khoa học cổ sử Trung quốc và một số nước khác trên thế giới qua nghiên cứu về Ngôn ngữ học cho rằng chữ Giáp cốt, đồ đồng Nhà Thương và chính ngay cả Vua Nhà Thương là Thành Thang theo sự miêu tả của cổ sử Trung Quốc cũng có gốc là một người Việt cổ. Học giả Trung Quốc Lí Nhĩ Chân (117.6.129) websitenews.xinhuanet.com January 03, 2012(6) Date: January 03, 2012 08:17PM đã viết:” Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, thì thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ bãi đá Sapa đi. Nhà Thương là một dòng dõi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng hình này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa,… Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước công nguyên, phá bỏ quan niệm tổ tiên của dân tộc Tráng là người Lạc Việt không có chữ viết. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những khởi nguồn của văn hóa Trung Hoa” ” (Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Lịch sử – Khảo cổ học Trung Quốc ngày 20/2/2012).
Nhiều di chỉ cúng lễ của người Việt cổ đã được phát hiện tại Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, thành phố Bách sắc. Trên các khối đá lớn và rìu có vai tiêu biểu của văn hóa Hòa Bình ( Việt nam ) mà các nhà Khoa học Trung Quốc gọi là xẻng, các công cụ này được đẽo gọt, mài nhẵn công phu, trên mặt công cụ có khắc kín hàng nghìn chữ Việt cổ. Tháng 10 năm 2011, phát hiện di chỉ đàn cúng lễ lớn của người Việt cổ ở trên núi Đại Minh, Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây. Trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và hình vẽ khắc lên đá biểu tượng của Đạo Thánh Mẫu được xác nhận niên đại bằng C14 là cách đây 4,897 năm – Đó chính là phong tục thờ cúng Gia tiên có ba bát hương. Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt – tỉnh Quảng Tây còn phát hiện mấy chục khối mảnh vỡ xẻng đá lớn và tấm đá có khắc đầy chữ Việt cổ. Quán trưởng Bác vật quán Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy viên Hội giám định văn vật Quảng Tây là Tưởng Đình Du cho rằng các hình khắc vẽ cúng tế của người Lạc Việt vào thời đại Đồ Đá Mới có niên đại 12,000. năm Tr.CN đến 10,000. năm Tr.CN (Như vậy cách ngày nay 14,000.năm đến 12,000. năm). Tại di chỉ Phùng Nguyên và Đồng Đậu ở Việt Nam cũng phát hiện tro than trong 3 hố đất có niên đại 3,000 năm đến 2,500. Tr.CN là phong tục thờ ba bát hương Thần linh và Gia tiên của Đạo Thánh Mẫu Việt, thể hiện triết học Việt lấy cơ cấu hoàn thiện gia đình làm gốc của xã hội.Văn học dân gian Việt Nam có câu ca dao cổ còn truyền tụng :” Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương, là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Sự kiện lịch sử du nhậpVăn hóa – giáo dục Phương Tây vào Việt Nam có tính quy luật. Theo nghiên cứu của Phạm Thận Duật sự hình thành chữ Quốc Ngữ là hệ quả tất yếu kết hợp chữ Việt cổ kiểu Khoa Đẩu viết theo chiều ngang, từ trái sang phải với 17 chữ cái theo vần bằng là phụ âm đi thanh không và với 16 chữ cái theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền, 11 nét phụ cho những từ vần bằng thành nguyên âm kết hợp với chữ Latinh do các Giáo sỹ đến truyền đạo Kito ở Việt Nam thực hiện từ cuối thế kỷ 17 sau CN. Lịch sử truyền giáo Đạo Kito cũng ghi như sau: ”Đầu năm 1625, Alexandre de Rhodes cùng với bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ”. Trong sách ” Tự điển Việt – Bồ – La” của Alexanre de Rhode viết: “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé,…”. Đây là sự xác nhận khách quan lịch sử của một Giáo sỹ phương Tây với chữ Việt cổ vẫn còn lưu truyền trong dân gian Việt Nam ở thế kỷ XVII. Trong một ít số văn cúng tế do Pháp sư, Thầy cúng viết lễ tại các Đền, Phủ ở miền Bắc bây giờ vẫn được còn được viết bằng chữ Việt cổ.
Từ khi có chữ Quốc Ngữ chỉ cần vài chục mẫu tự để ghép lại nên sự giảng dậy, truyền bá thuận tiện rất nhiều so với chữ Hán – Nôm. Việc giảng dậy chữ Hán – Nôm rất cần được đào tạo cho những Nhà nghiên cứu hệ thống văn bản cổ Việt Nam và Trung Quốc. Ngay từ năm 1961, sau khi thành lập Viện Nghiên cứu Văn học là nơi tập trung cao độ gần hết các Nhà Văn hóa lớnViệt Nam thế kỷ XX, Viện Nghiên cứu Văn học đã mở hai lớp đào tạo trí thức gồm lớp Nghiên cứu và Lý luận Văn học, lớp Hán – Nôm do Danh Nho Cao Xuân Huy chủ trì giảng dậy. Sau có thêm các Vị Phạm Thiều, Nguyễn Đức Vân. Trong thời kỳ sơ tán 1965 – 1968 tại thôn Mã Cháy, xã Trung Hòa, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Giang), lớp có hai Nhà Hán học uyên thâm là Nhà sư Thiện Chiếu và Nữ Thi sỹ Lê Hằng Phương ( Học Hán – Nôm từ nhỏ, thân sinh là Sở Cuồng Lê Dư, bà gọi Phan Khôi là cậu). Lớp sinh viên đầu tiên là các Gs Nguyễn Huệ Chi, Trần thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu,… sau Ủy Ban Khoa học Xã hội lập ra Ban Hán – Nôm tiền thân Viện nghiên cứu Hán – Nôm ngày nay. Dẫn chứng như vậy để thấy Đảng – Nhà nước rất coi trọng đào tạo Chuyên gia về Hán – Nôm, song sự đưa chữ Hán vào dậy phổ thông là không có giá trị gì về giáo dục. Học sinh học chữ Hán xong để làm gì? Đọc cổ văn, làm thơ Đường luật, ngâm vịnh? Dùng chữ Hán trong cuộc sống hàng ngày đọc gì, viết gì, giao tiếp thế nào, ai dậy chữ Hán trong công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Việt Nam.
PGs Ts Đoàn Lê Giang xác quyết:” Trước đây chúng ta cứ nói rằng không dùng chữ Hán để giữ gìn sự trong sang tiếng Việt nhưng hiện nay phải nói ngược lại, phải học chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Tác giả Lê Văn trong bài viết: ” Cần dậy chữ Hán để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”đã dẫn lời nói của ông Giang như một chuẩn mực về việc học sinh Nhật, học sinh Hàn quốc tốt nghiệp phổ thông phải biết đến 3,000 chữ Hán đến 1,000 chữ Hán,…Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2.000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc đang làm. Khoa học phân tích cho thấy chữ Nhật Bản, chữ Hàn Quốc (Nam – Bắc Triều tiên) đến nay đều là chữ tượng hình, gốc cổ là chữ Giáp cốt – Kim văn sau cải biên nhiều. Đến thời nhà Tây Hán, sau khi Hán Cao Tổ chết, các quan đại thần dẹp loạn Lữ hậu đưa Lưu Hằng (劉恆) là con thứ của Cao Tổ đang làm Đại Vương (代王), nước Đại, đóng đô ở Tấn Dương (晉陽,Thái Nguyên, Sơn Tây ngày nay) lên ngôi vua hiệu là Hán Văn Đế (汉文帝, 202 Tr.CN – 6 tháng 7, 157 TrCN), đưa Khổng giáo (Nho giáo) trở thành chính thống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự cực thịnh của Khổng giáo thời Hán Văn đế không cứu vãn được suy tàn, bạo loạn của Trung Quốc.
Nhật Bản, Triều Tiên ( gồm có Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên – Hàn quốc) từ khi lập quốc đều lấy chữ Hán làm gốc để xây dựng chữ Nhật, chữ Hàn theo kiểu chữ tượng hình. Ngay trong tiếng nói của Nhật Bản, Triều tiên ngày nay khi phát âm đều có ngữ âm Trung Quốc. Về ngữ nghĩa còn giống tiếng Trung Quốc đến mức người giỏi tiếng Trung Quốc vẫn đọc giải nghĩa được một số nội dung văn viết của Nhật Bản, Triều Tiên.
Sự phiên âm Hán – Việt, chúng ta hãy dẫn ra một bài thơ Hoàng Hạc Lâu rất nổi tiếng của Thôi Hộ đời Nhà Đường để phân tích nguyên âm Hán – Việt có làm trong sáng tiếng Việt hay không.
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Dân Việt chịu chết không mấy ai hiểu nổi nghĩa là gì. Ngày nay, giả thuyết học sinh Việt Nam được Nhóm khởi xướng dậy chữ Hán trong trường phổ thông khi tốt nghiệp nhớ hẳn 10,000 chữ Hán cũng không thể hiểu thơ Hoàng Hạc Lâu hay ở chỗ nào. Từ Nhà Đường ( năm 618 – 907 sau CN) phải chờ tới khoảng 1,204 năm sau khi có chữ Quốc Ngữ mới được nhiều danh nhân Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Nhất Lang dịch ra Việt văn, … trong đó được coi là hay nhất là bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939) ra Quốc ngữ mới thấm hết sự trác việt của Hoàng Hạc Lâu:
Lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dầy cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Tính từ năm 217 Tr.CN bị Nhà Tần đánh chiếm đất Việt đến năm 1919 Việt Nam chính thức bỏ chữ Hán là 2,136. Trong 2,136 năm chỉ dùng chữ Hán, số người Việt được cho là biết chữ Hán, sau nữa là chữ Nôm chỉ chiếm chưa đến 20,000 người. Những nhà Hán – Nôm uyên thâm tính có vài chục người. Như vậy, chữ Hán – Nôm không có giá trị nhiều đến văn hiến Dân tộc, chẳng qua là thứ ký tự để viết lại những tư tưởng, hiện trạng mà thôi. Nếu thời đó nếu Nước ta có chữ khác, như chữ A Rập chẳng hạn, cũng vẫn ghi được như vậy.
Việt Nam, trải qua hơn 2,100. năm bị bao vây, nô dịch Hán hóa, đến tận thời Dực Tông ( Tự Đức 1847 – 1883 thế kỷ XIX sau CN) lúc đó tình trạng giáo dục, văn hóa Việt Nam theo chữ Hán, Nho giáo:
” Nhưng lúc bấy giờ tình thế nguy ngập lắm, sự sinh hoạt và học thuật của thiên hạ đã tiến bộ nhiều. Thế mà những người giữ trách nhiệm chính trị nước mình chỉ chăm văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì phi Nghiêu, Thuấn lại Hạ, Thương, Chu, việc mấy nghìn năm trước cứ đem làm gương cho thời hiện tại, rồi cứ nghễu nghện tự xưng mình hơn người,…. Không am hiểu thời thế mới, dẫu có muốn cải cách duy tân cũng không kịp nữa, cho nên mọi việc đều hỏng cả”– Trích Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, sách đã dẫn. Đó là sự tai hại của chủ nghĩa Nho giáo được truyền giảng qua chữ Hán. Trung Quốc ngày nay cũng chống Nho giáo vì các biến thể hơn 2,000 năm của Đạo Nho đã bị các triều đại phong kiến tận dụng phục vụ lợi ích cho vua chúa.
Chính Khổng Tử còn gọi là Khổng Phu Tử ( 孔夫子, sinh ngày 27 tháng 8 âm lịch năm 551 – mất năm 479 Tr CN) là một nhà tư tưởng, Nhà Triết học lớn của Trung Hoa thời cổ đại, đã viết trong thiên Trung Dung :” Độ lượng bao dung, ôn hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của Phương Nam, người Quân tử ở đấy. Mặc giáp, cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của Phương Bắc, kẻ cường bạo ở đấy”. Câu này được cho là nguyên tác vì được ghi trong Sử Ký Tư Mã Thiên. Ngày nay, đến chính Trung Quốc cũng không thể phân biệt được sách Nho giáo đâu là nguyên bản, đâu là dị bản. Tai hại hơn, từ đề xuất dậy chữ Hán trong trường phổ thông đã trở thành vấn đề nghiêm trọng về truyền thống, Văn hiến Dân tộc Việt nam: “ý kiến của ông Giang (Gs Ts Đoàn Lê Giang) cho rằng, trong số các quốc gia khu vực đồng văn (các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc – PV) chỉ có Việt Nam là từ bỏ chữ Hán hoàn toàn nên thế hệ sau ít hiểu biết về quá khứ dân tộc. Từ bỏ chữ Hán cũng là lý do khiến thanh niên Việt Nam đơn giản nhất, hời hợt nhất, các nhà khoa học xã hội Việt Nam cũng kém nhất so với các học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc,…Thế nên, so với các nước Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… thanh niên Việt Nam hiện đại hóa yếu nhất, nhưng đồng thời cũng giữ bản sắc dân tộc kém nhất”. PGS. TS Đoàn Lê Giang giải thích lý do tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại nhà trường phổ thông Việt Nam:” Nền giáo dục của chúng ta rất kém trong việc giáo dục văn hóa truyền thống mà việc loại bỏ chữ Hán là biểu hiện đầu tiên và gây ấn tượng nhất” – Trích bài viết “Tại sao nên đưa chữ Hán quay trở lại trường phổ thông?” Đăng ngày 30/08/2016 14:32 GMT+7 VietNamNet.
Chúng ta hãy đối chiếu sự thật lịch sử xem có bằng chứng, căn cứ xác đáng nào không? Xét lịch sử, năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương – Hội – Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp – Việt, chữ Quốc ngữ chính thức được sử dụng. Như vậy, sự bỏ chữ Hán ở Việt Nam theo kết luận của Gs Ts Đoàn Lê Giang, tính đến nay là 97 năm. Khoan hãy nhắc đến những Đoàn quân Việt phần lớn là thanh niên ra trận chống ngoại xâm trong suốt hơn hai nghìn năm trước, hãy chỉ nhắc đến thời kỳ Việt Nam bỏ chữ Hán đã có hàng triệu người thuộc thế hệ thanh niên bỏ chữ Hán thành chiến sỹ ra trận chống xâm lược Pháp từ các cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 – 1918, khởi nghĩa Lạng sơn 1921, khởi nghĩa Yên Bái 1930, cùng nhiều phong trào cách mạng từ 1925 của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng đến Cách mạng tháng 8/1945 trường kỳ chống Pháp, Nhật, Mỹ để thống nhất nước Việt Nam năm 1975, rồi sau đó là chiến tranh Biên giới 1979 – 1988. Hàng triệu người thế hệ thanh niên Việt không biết chữ Hán hy sinh anh dũng trên chiến trường, trong ngục tối để chống ngoại xâm. Sau khi bỏ chữ Hán năm 1919 đến nay, trong các thế hệ thanh niên Việt Nam đã có một số người được xếp vào hạng những Nhà Khoa học hàng đầu của Thế giới, sự kiện chưa có trong suốt lịch sử hàng vạn năm của Dân tộc Việt.
Cực đoan hơn, những người này còn phủ nhận tất cả lớp lớp các bậc Tiền bối:” Các nhà khoa học xã hội Việt Nam cũng kém nhất so với các học giả các nước và nước ta nghèo nhất, lạc hậu nhất so với Nhật, Hàn hay Trung Quốc”. Không phải chúng ta, mà chính các nhà khoa học, học giả toàn thế giới nhận định thế hệ Trí thức – Danh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX đã để lại những tác phẩm giá trị lớn về Văn, Thơ,Họa, Nhạc, … không thua kém bất cứ một hệ thống tác phẩm Khoa học Xã hội nào trên thế giới. Những thành tựu rực rỡ của Văn hiến Việt Nam sau khi bỏ chữ Hán đã được cả thế giới đánh giá và công nhận. Có thể nói thời kỳ sau khi bỏ chữ Hán, Văn hiến nước ta rực rỡ nhất, vĩ đại nhất từ khi lập quốc đến nay trong toàn bộ lịch sử Dân tộc Việt. Nhân định của Gs Ts Đoàn Lê Giang thể hiện một nhận thức thiển cận rất nghiêm trọng, miệt thị Văn Hiến thời đại rực rỡ nhất của Dân tộc Việt Nam – Thời đại Hồ Chí Minh.
Các Vị này còn nhắc:“Xin chớ đừng quên người Việt Nam là ai! Từng hiện diện thế nào, văn hiến ra sao ở khu vực Á Đông đầy sóng gió này. Và chớ quên rằng Hán văn, chữ Nôm là dòng văn Bác học, là những gì tinh túy nhất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta”– Trích nguyên văn bài viết đã dẫn.Vậy chúng ta – người Lạc Việt, Việt Thường, Việt Nam là ai, các Vị này định hàm ý gì? Phải chăng người Việt là Man Di như người Hán từng nói. Về nguồn gốc người Lạc Việt, trong hơn một trăm năm qua, khoa học về Nhân chủng và Cổ sinh học đã có rất nhiều các Luận thuyết khác nhau. Từ cơ sở các di chỉ linh trưởng người hóa thạch (hoá thạch Lucy) được phát hiện năm 1974 ở Etiopi, Đông Phi với niên đại 3,2 triệu năm đã có Thuyết Trung tâm cho rằng con người xuất phát từ đây với mtDNA của một người đàn ông và 3 người đàn bà, từ đó tỏa đi khắp thế giới và là Thủy tổ người hiện nay trên Thế giới. Ngày 3/7/2009, Tiến Sỹ Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoàn khảo cổ từ Pháp, Thái Lan và Myanmar đã tìm thấy ở Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005 các hoá thạch gồm xương hàm và răng 38 triệu năm tuổi là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanina, một loài mới trong họ linh trưởng dạng người ở châu Á đã tuyệt chủng, có tên là Amphipithecidae. Các di vật tìm được thể hiện nét đặc trưng của loài linh trưởng bao gồm loài khỉ cổ xưa và con người hiện đại, chứng minh rằng tố tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Các phát hiện này đã công bố trên Tạp chí Proceedings of The Royal Society B tại London. Kết quả nghiên cứu là dẫn chứng thuyết phục bác bỏ Thuyết Trung tâm cho rằng loài người tiến hoá từ châu Phi.
Tại khu vực Châu Á, kết quả của các Nhà khoa học thế giới cho thấy có hai đại chủng Mongoloid và Australoid là nguồn gốc toàn bộ người Châu Á và một phần Châu Mỹ, Châu Âu ngày nay. Khảo sát 76 sọ cổ tìm thấy ở Việt Nam, từ sọ Sơn Vi có niên đại 32.000 năm Tr.CN đến các sọ Đông Sơn 2,000 năm Tr.CN chủ yếu là chủng Mongoloid phương Nam là người Việt cổ. Khảo cổ đã phát hiện bộ xương Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Liujiang, Quảng Tây, chứng minh cho giả thuyết người Mongoloid từ Đông Dương đi lên Tây Bắc Trung Hoa. Trong đó, Đại chủng Mongoloid phương Nam hòa huyết với Australoid sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Tuyệt đại bộ phận người Hán hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Nhà Nhân Chủng học S. Ballinger phát hiện những người Mông Cổ cũng từ Đông Nam Á đi lên tây bắc Trung Hoa. Với thời gian, từ săn bắt, hái lượm, họ chuyển sang phương thức sống du mục và trở thành tổ tiên người Mông Cổ hiện đại. Trong đó, người Indonesian mang tỷ lệ máu Mongoloid cao nhất nhưng do tính trội của cư dân Việt cổ thuộc nhóm loại hình Australoid nên không thể hiện được đặc tính Mongoloid điển hình. Khoảng 50.000 năm trước Người Việt cổ đã từ vùng Nam sông Dương Tử và bắc Bộ Việt Nam di cư sang châu Úc, New Guinea, các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Miến Điện, Ấn Độ, sau đó lên Trung Quốc. Các nghiên cứu ty thể mtDNA là của người Việt cổ đã chứng minh cho kết luận này. Sống thời gian dài ở Việt Nam và Trung Hoa, trong những điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, từ bốn chủng Việt cổ phân ly thành những nhóm địa phương khác nhau, được lịch sử gọi là Bách Việt. Người Bách Việt từ Trung Hoa di cư tới Triều Tiên, Nhật Bản, rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ. Đến nay, nhiều nghiên cứu của giới khoa học Thế giới đã đưa ra thuyết Người Việt cổ là một trong những Đại chủng lớn góp phần hình thành nên loài người hiện nay – Đây chính là khoa học đã chứng minh rõ chúng ta là ai trong buổi bình minh của xã hội loài người.
Kinh tế Việt thời cổ đại đã phát triển rất cao từ bên trong, hoàn toàn không có bất cứ sự ảnh hưởng nào từ Trung Quốc. Khoa học thế giới công nhận Việt Nam là nơi phát sinh, phát triển kỹ thuật trồng lúa nước, lúa cạn từ thời kỳ Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn có niên đại hơn từ 10,000.năm đến 8,000.năm Tr.CN. Oppenheimer Tiến sỹ Đại học Oxford Anh quốc khi nghiên cứu hệ thống các chứng cứ khảo cổ học của nền Văn minh Đông Nam Á đã đề ra thuyết Văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây. Vào cuối kỷ băng hà Pleistocen khoảng 10.000 năm Tr.CN khi nước biển dâng cao, người Việt cổ đã di cư đến vùng Lưỡng Hà – Trung Đông mang theo kỹ thuật trồng trọt và sự tích Đại Hồng thủy. Về di tích lúa gạo do canh tác, các khảo cổ phân tích qua sự tăng phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silicat) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths – thạch thể lúa đã xác nhận trồng lúa nước phát sinh đầu tiên ở Việt Nam, qua việc thuần hóa giống lúa hoang Oryza falua Koenig hiện vẫn còn thấy ở một số vùng Việt Nam, rồi từ đó giống lúa Việt này được truyền bá tới các khu vực khác trên thế giới ( M.O Cosven TL49, T.Rosevich T.L 13, Sasato T.L 148)
Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về trồng lúa nước ở Việt Nam từ xa xưa như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, … sách Dị vật chí của Dương Phù thế kỷ I Tr.CN, sách Thủy Kinh chú cũng viết rằng:” Lúa ở Giao chỉ chín hai mùa vậy, nơi gọi là bạch điền thì trồng lúa trắng, tháng bẩy làm thì tháng mười chín. Nơi gọi là xích điền thì trồng lúa đỏ, tháng chạp làm thì tháng tư chín”. Sách Quảng chí của Quách Nghĩa viết thế kỷ thứ III sau CN kể hơn 10 giống lúa đặc sắc của người Việt Giao chỉ thời kỳ này. Sách Thái Bình hoàn vũ, sách Đông quan Hán ký viết năm 124 sau CN:” Ở Cửu Chân, sinh 156 gốc lúa được 768 bông thóc”. Như vậy năng suất sinh sản của lúa Việt cách đây 1,889 năm đã có năng suất rất cao. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm và để trong thạp đồng. chứng tỏ sự phát triển của nông nghiệp lúa nước từ thời tiền sử của người Việt. Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch có niên đại khoảng 9,260-7,620 năm Tr.CN. Năm 300 Tr.CN, kinh tế nông nghiệp của Việt Nam đã ở trình độ cao lúc bấy giờ trong khu vực. Sách Quảng Đông tân ngữ có ghi: “Vậy Giao chỉ hàng năm phải cống nộp 924,800,000. Kg thóc ( Hệ đo lường Trung Quốc, tương đương 462. Tấn thóc ngày nay) con số không nhỏ với một nước có 746.237 người”.
Bằng cách áp đặt chính sách Hán hóa trong đó tuyên truyền Trung Quốc phát minh ra vải, tơ, lụa. Nay thì sự thật về lịch sử và khảo cổ đã chứng minh rõ là vải, sợi, tơ lụa đầu tiên do chính người Việt phát minh ra. Nhiều sử liệu Trung Quốc được công bố như Ngô Lục chí thế kỷ IV sau CN viết:” Huyện Định An, quận Giao chỉ có cây bông cao hơn một trượng, quả như chén rượu, miệng có tơ như tơ tằm, dệt thành vải được”. Sách Dị vật chí cũng viết rằng: “ cây bông ở Quảng Châu, Nhật Nam, Giao chỉ,… đều có cả”. Đối với Trung Quốc, cây bông đến thời kỳ này vẫn là một vật lạ. Sử sách Trung Quốc cho thấy đến đời nhà Tống (960 ~ 1279 sau CN) vẫn chưa dùng vải bông, chỉ dùng vải đay, gai, lụa và da thú. Theo chính tài liệu các Học giả Trung Quốc thì bông là truyền từ Việt Nam vào Trung Quốc khoảng gần 2000 năm trước đây. Nhiều sách cổ cho biết bông là đặc sản của Châu Ái và Châu Hoan ( Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Sách Sử ký ghi: “ Vải thạp là bạch diệp. Xét bạch diệp là từ bông dệt ra. Sản vật đó Trung Quốc không có”. Sách Nông thư đời nhà Nguyên cũng nói xưa Trung quốc không biết trồng bông, bông là sản vật quý của người Việt đưa vào. Sách Hán thư và Thái Bình hoàn vũ ký ghi: “ Người Việt đã dùng tơ dệt nhiều loại sản phẩm đặc sắc: lụa, sa, the,….”. Một loại vải đặc sắc khác của Việt Nam là vải sợi chuối. Sách Văn hiến thông khảo, Nguyên Hóa quận huyện chí, Quảng chí đều có viết: :” Thân chuối xé ra như tơ dệt thành vải gọi là Tiêu cát. Vải ấy dễ rách, mầu vàng nhạt sản xuất ở Giao Chỉ”. Sách Nam Phương dị vật chí, An Nam chí nguyên dẫn rằng:” Đem thân chuối nấu lên lấy tơ dùng để dệt,.. Phụ nữ lấy tơ chuối dệt ra loại vải Giao chỉ cát như the lượt, có hai loại là Hỉ và Khích”.
Thời đại kim khí cũng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam đồng nghĩa với sự biến đổi tổ chức xã hội từ Công xã Nguyên thủy sang hình thái Nhà nước có giai cấp. Hàng nghìn hiện vật đồng rất phong phú của Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn từ 3,500 năm Tr.CN đến 150 năm Tr.CN từ các đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, nhạc khí như chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục đục bẹt, đục vũm, đục một, nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây… Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại như thuổng, rìu, cuốc, mai, liềm hái, hiện vật khảo cổ 200 lưỡi cầy Việt bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, (khác lưỡi cầy Trung quốc), Đã phát hiện nhiều loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng, bằng sắt rất phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ sản xuất cũng có hàng chục các kiểu dáng khác nhau. Vũ khí của người Việt cổ được phát hiện với số lượng rất lớn có các loại dao, kiếm, mũi giáo, lưỡi qua mà trước đây cho rằng là vũ khí cổ của Trung quốc thì hiện vật khảo cổ tại Việt Nam cho thấy lưỡi qua đồng Việt có trước Trung quốc, mũ trụ đồng, áo giáp đồng, lẫy nỏ đồng, mũi tên đồng. Đặc biệt là trống đồng, với số lượng 140 trống đồng Đông Sơn được coi là tinh sảo nhất, kích thước lớn nhất tìm thấy trong các di chỉ tại miền Bắc Việt Nam chiếm tỷ lệ tới 60% số lượng trống đồng thời kỳ này đã được phát hiện ở khu vực Đông Nam Á. Trong một số di tích như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang đã phát hiện các di vật bằng sắt. Đối chiếu khảo cổ học cho thấy thời đại kim khí đồ đồng, đồ sắt ở Việt Nam có niên đại còn sớm so các nền văn minh cổ đại Ai cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, … cổ đại. Kỹ thuật đúc kim loại của người Lạc Việt thời kỳ này đã đạt trình độ rất cao khi đúc trống đồng Ngọc Lũ liền khối, dầy chỉ vài milimets , mặt và tang trống chi chít hoa văn chìm nổi, sau khi đúc xong không phải gia công nguội,… thì đến nay với kỹ thuật luyện kim hiện đại vẫn khó đúc được như vậy. Tại các di chỉ khảo cổ học ở miền Bắc Việt Nam đã phát hiện các xưởng đúc, khuôn đúc kim loại bằng đá, sa thạch tìm thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên… có những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc ở Đồng Đậu. Các khuôn đúc đồng bằng đá được tìm thấy là loại khuôn có hai mảnh giáp lại của khuôn được gia công nhẵn, phẳng kín tới mức giáp chặt 2 mảnh khuôn ngâm nước không thể thấm vào mặt 2 khuôn giáp nhau. Hội nghị Quốc tế họp ở Berkelay năm 1978 được xuất bản toàn văn năm 1980 cho thấy đồ đồng Đông Sơn và đồ đồng Tràng Kênh, Hải phòng tại Việt Nam có niên đại xưa nhất, hơn cả các đồ đồng cổ của Trung Hoa. Đồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao nhất về hợp kim, nghệ thuật tạo hình hoa văn rất tinh sảo mà các đồ đồng khai quật được của nhiều nền văn hóa trên thế giới cùng thời kỳ không thể đạt đến trình độ như vậy. Xét về các điều kiện tương quan kinh tế, xã hội lúc đó thì Việt Nam là một Cường Quốc khu vực.
Về tính cách giao thương văn minh của Người Việt cho đến tận thế kỷ XVII, trong sách Les Sĩ Voyages de Jean – Baptiste Tavernier “Sau cuộc hành trình” xuất bản năm 1675 theo lệnh của Vua Pháp Louis XIV, ông Jean – Baptiste Tavernier (1605 – 1689) là một Thương nhân Pháp buôn ngọc thế kỷ XVII đã đến miền Bắc Việt Nam (Xứ Đàng ngoài) thời Trịnh – Nguyễn phân tranh “Đã ở lâu năm tại Xứ Đàng Ngoài, được ra vào chốn triều trung, lại quen nghề buôn bán,…biết rõ Xứ ấy tơ lụa, xạ hương và nhiều hàng hóa bán rẻ hơn mọi nơi, trong việc buôn bán người ta còn trọng sự tín thực”. Jean – Baptiste Tavernier nhận xét ghi trong sách:”Những nguồn lợi lớn là tơ lụa, gỗ trầm hương bán cho dân Hòa Lan (Hollen – Hà Lan) và dân các nước khác. Buôn bán với người Đàng Ngoài (Bắc Việt Nam) biết trọng tín nghĩa và thực thà, thích và lợi hơn với Hoa Kiều sẵn lòng lừa ta nếu có thể được, vì khó mà biết mánh khóe của họ để mà đề phòng được. Trên thế gian này không có bọn lái buôn nào tinh khôn bằng Hoa Thương. Cái gì họ cũng mua, không từ chối thức gì, đi mua cả giầy cũ, mình bán một chiếc, họ cũng mua không hỏi tại sao mình không bán chiếc kia” – Trích nguyên văn, sách đã dẫn. Ngày nay, Hoa Thương vẫn sang vừa mua vừa phá kinh tế Việt Nam, chúng ta, ai cũng biết.
Về kỹ nghệ thời Vua Lê – Chúa Trịnh ở Xứ Đàng ngoài được Cha Cố Dòng Tên thuộc