DÂU DA ĐẤT
Dâu da có tên khoa học là Baccaurea, có hoa thuộc họ Phyllanthaceae. Họ của cây Dâu da này bao gồm hơn 100 loài và được phân bố từ Indonesia đến phía Tây các nước Thái Bình Dương. Cây dâu da ở Việt Nam được trồng làm cây ăn quả. Quả cỡ nhỏ, khi chín màu vàng có vị ngọt ...
Dâu da có tên khoa học là Baccaurea, có hoa thuộc họ Phyllanthaceae. Họ của cây Dâu da này bao gồm hơn 100 loài và được phân bố từ Indonesia đến phía Tây các nước Thái Bình Dương. Cây dâu da ở Việt Nam được trồng làm cây ăn quả. Quả cỡ nhỏ, khi chín màu vàng có vị ngọt và hơi chua. Dâu da có nguồn gốc là cây rừng nên không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chỉ cần bón phân một lần vào tháng 10 Âm lịch sau khi thu hoạch mỗi năm là đủ cho cây phát triển và cho quả vào vụ sau. Dâu da đất cũng không cần thay thế trồng mới vì cây trồng càng lâu năm cho quả càng nhiều. Cây thích hợp với lớp đất màu chừng 20 phân trên mặt đất, dưới là đất sét. Muốn cải tạo giảm bớt độ chua và tăng độ ngọt cho quả sau khi cây bén rễ nên làm bồn và rắc một ký vôi vào mỗi cây.
Khoảng cách trồng cây: cách nhau 2_3m là hợp lý sau khi xác định vị trí trồng, nếu bờ cao thì không cần đắp mô để trồng cây, đào hố rộng 50cm, sâu 60cm. trộn đất với tro trấu và phân chuồng đã ủ hoai mục.
Đặt cây con: dùng dao tháo bỏ bầu cây, đặt cây con vào giữa hố sao cho mặt bầu cây cao hơn mặt bờ 4-5cm, lấp đất và nén lại quanh gốc. Sau đó, phủ lên mặt bầu cây mới trồng một lớp đất mỏng 1-2 cm, cắm cọc giữ cho cây cố định tránh làm lay gốc và tưới nước. Sau khi trồng cây một tháng tháo bỏ dây ở mối mắt ghép.
Che mát: Cần che nắng cho cây dâu lúc nhỏ vì lúc này cây đang rất yếu, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng nhâm mát.
Tưới nước: Phải để ý tưới nước đủ trong 3 năm đầu thì cây mới phát triển tốt, để thiếu nước cây sẽ bị còi nhỏ và chết.Khi cây dâu trưởng thành, có thể để tự nhiên không cần tưới nước.
Bón phân: Nên bón phân cân đối, cây dâu thích hợp với phân lân NPK.
Sâu bệnh: Cây dâu da thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá phá, dùng các loại thuốc như: Fastac, Cyper Alpha, Lannate, Decis,.... Tốt nhất nên phun theo định kỳ hoặc phun ngăn ngừa sâu bệnh khi cây mới ra chồi non. Trường hợp khi lá dâu đã bị sâu hại ăn nhiều nên dùng các loại thuốc Regent , Azorin phun vào ban đêm thì tốt.
Bệnh: Bệnh cháy lá, đốm lá hại dâu da lúc cây còn nhỏ. Bệnh này thường xuất hiện trong vườn ươm cây giống mật độ dâm cây con nhiều, các loại nấm phát sinh thành bệnh. Dùng các loại thuốc Ridomit Dacolin, Bavistin, Antracol để trị bệnh
Liều lượng sử dụng nên theo hướng dẫn trên bao bì phun vào sáng sớm hoặc chiều tối hiệu quả sẽ tốt hơn.