Đánh nhau với cối xay gió của Đô- ki- hô- tê
Đề bài: Đánh nhau với cối xay gió Đô- ki- hô- tê. Xéc- van- téc là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha, ông có rất nhiều tác phẩm được yêu thích bởi đông đảo độc giả trên thế giới. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến tiểu thuyết “Đôn- ki- hô- tê”. Tiểu thuyết này dù đã ra ...
Đề bài: Đánh nhau với cối xay gió Đô- ki- hô- tê. Xéc- van- téc là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha, ông có rất nhiều tác phẩm được yêu thích bởi đông đảo độc giả trên thế giới. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến tiểu thuyết “Đôn- ki- hô- tê”. Tiểu thuyết này dù đã ra đời được rất nhiều năm, đến được với bao nhiêu thế hệ độc giả song chưa lúc nào tiểu thuyết này thôi say mê, lôi cuốn người đọc. Đoạn trích “đánh nhau với cối xay gió” là một trích ...
Đề bài: Đánh nhau với cối xay gió Đô- ki- hô- tê.
Xéc- van- téc là một nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha, ông có rất nhiều tác phẩm được yêu thích bởi đông đảo độc giả trên thế giới. Tuy nhiên, nổi bật nhất trong số đó phải kể đến tiểu thuyết “Đôn- ki- hô- tê”. Tiểu thuyết này dù đã ra đời được rất nhiều năm, đến được với bao nhiêu thế hệ độc giả song chưa lúc nào tiểu thuyết này thôi say mê, lôi cuốn người đọc. Đoạn trích “đánh nhau với cối xay gió” là một trích đoạn khá tiêu biểu của cuốn tiểu thuyết này. Ở đó Xéc- van- téc đã xây dựng một cách sinh động, chân thực nhân vật Đôn- ki- hô- tê cùng người bạn đồng hành của mình là Xan- chô- pan- xa.
Mở đầu của đoạn trích là hình ảnh của hai thầy trò Đôn- ki- hô- tê và cái khát vọng, quyết tâm đầy ngớ ngẩn của Đôn- ki- hô- tê, đó là muốn giao chiến với những chiếc cối say gió khổng lồ. Coi chúng là đối tượng cần phải tiêu diệt để thực hiện ước mơ làm một hiệp sĩ: “ Sự may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Xan- chô Pan- xa ơi, có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến hết bọn chúng”. Ta có thể thấy Đôn- ki- hô- tê hoàn toàn ngơ ngẩn, mơ hồ bởi vì đọc quá nhiều những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp, để rồi lúc nào cũng coi mình là một hiệp sĩ, vì chính nghĩa tiêu diệt những kẻ xấu xa, gây hại cho dân. Sự ngớ ngẩn đến đáng thương ấy khiến cho Đôn- ki- hô- tê không phân biệt đâu là cối xay gió, coi chúng là những gã khổng lồ.
Vì quá khát khao với ước mơ làm hiệp sĩ nên Đôn- ki – hô- tê cũng quá nhập thân vào vai trò này, dù người ngoài nhìn vào chỉ thấy hình ảnh một gã ngớ ngẩn, điên cuồng thì với Đôn- ki- hô- tê thì những việc làm của anh ta hoàn toàn là vì chính nghĩa, và nhằm thực hiện được những lí tưởng to lớn: “ Những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ trở nên giàu có: bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự của Chúa đấy”.
Khi nghe Xan- chô can ngăn vì đó chỉ là những chiếc cối xay gió, mọi sự chiến đấu đều là vô nghĩa thì Đôn- ki- hô- tê vẫn quyết tâm đến cùng với niềm tin của mình, hơn nữa còn cho rằng Xan- chô “không thành thạo gì về việc phưu lưu” và quyết tâm đến cùng “đấy chính là những tên khổng lồ, và nếu như anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng, một cuộc giao tranh không cân sức”, sau đó lao vào đánh nhau với những chiếc cối xay gió, mặc lời can ngăn của Xan- chô.
Nhà văn Xéc- van- téc đã sử dụng bút pháp trào phúng của mình để làm cho hình ảnh của Đôn- ki- hô- tê trở lên hài hước, ngớ ngẩn. Không chỉ chủ động lao vào những chiếc cối xay gió, mà khi đến gần anh ta còn thét lớn như những người hiệp sĩ thực thụ: “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”
Những đoạn độc thoại của Đôn- ki- hô- tê với chiếc cối xay gió cũng khiến cho người đọc cảm thấy thật nực cười “ Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a- rê- ô, các ngươi cũng sắp phải đền tội”. Đến đây, ta có thể thấy Đôn- ki- hô- tê đã quá bị ám ảnh bởi những cuốn thuyết mà mất hết khả năng nhận thức, ngớ ngẩn một cách hoang đường, mê mẩn đến mất cả đi sự tỉnh táo. Tuy nhiên, xét một cách công bằng, ngoài sự u mê, hoang tưởng thì khát vọng của Đôn- ki- hô tê là hoàn toàn cao đẹp, khát vọng là một hiệp sĩ, mong có thể bảo vệ được cho nhân dân. Anh ta cũng là một người rất dũng cảm, dù trong tâm thức của Đôn- ki- hô- tê những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ nhưng vẫn dũng cảm một mình lao vào.
Đến khi bị thương cũng không một lời rên rỉ bởi anh ta quan niệm “Ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột gan ra ngoài”. Như vậy, nhân vật Đôn- ki- hô- tê có khát vọng cao đẹp, chính nghĩa; là con người không màng đến những hiểm nguy, hết lòng vì lí tưởng ấy. Nhưng do quá u mê, không tỉnh táo, không nhận thức được thực tế của vấn đề nên mọi hành động đều thất bại và trở thành trò cười cho người đối diện. Người bạn đồng hành của Đôn- ki- hô- tê là Xan- chô- pan-xa thì lại có những tính cách, suy nghĩ hoàn toàn đối ngược.
Xan- chô- pan- xa là người có sự tỉnh táo, nhận thức được đâu là kẻ thù, đâu là chiếc cối xay gió mà lên tiếng giải thích cho người chủ của mình biết: “Xuất hiện kia chẳng phải là những tên khổng lồ đâu mà chỉ là những chiếc cối xay gió, cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi chúng sẽ lăn tròn làm chuyển động cối đá bên trong”. Cũng vì đầu óc tỉnh táo mà khi Đôn-ki- hô-tê điên cuồng lao vào những chiếc cối xay gió thì Xan- chô rất bình tĩnh đứng bên ngoài chứng kiến. Ta thấy được “điểm hơn” của Xan- chô so với Đôn- ki- hô- tê là tỉnh táo, biết nhận thức mọi thứ xung quanh. Song, hắn ta lại là một tên nhát gan, không hoàn thành nhiệm vụ của một người bạn đồng hành.
Khi biết Đôn- ki- hô tê lao vào đánh nhau với chiếc cối xay gió là điên cuồng, vô ích nhưng anh ta không cố gắng khuyên can đến cùng, hoặc giúp đỡ để ông chủ của mình không nhận lấy thất bại thảm hại như vậy. Hay khi Đôn- ki- hô- tê bị những chiếc cánh quạt làm cho bị thương thì Xan-chô lại nói những lời lẽ đả kích sự u mê của Đôn- ki- hô- tê : “ Đó chỉ là chiếc cối xay gió, ai chẳng biết thế, trừ kẻ nào có đầu óc quay cuồng như cối xay”
Như vậy, đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” nhà văn Xéc- van- téc đã xây dựng thành công một cặp nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập nhau, qua đó cũng tạo được cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn- ki- hô- tê tuy u mê nhưng có những phẩm chất đáng quý, Xan- chô tuy tỉnh táo nhưng cũng có những tính cách đáng chê trách.