24/05/2017, 14:25

Cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng” văn học lớp 8.

Đề bài: Cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng”  Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, song Bác cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm văn chương của Bác không chỉ có giá trị nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ sâu sắc, những tác phẩm của Bác đã ...

Đề bài: Cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng”  Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, song Bác cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm văn chương của Bác không chỉ có giá trị nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ sâu sắc, những tác phẩm của Bác đã góp phần làm cho nền văn học Việt Nam thêm “giàu có”, đa dạng. “Rằm tháng Giêng” là một trong những tác phẩm khá tiêu biểu của Hồ Chí Minh, bài thơ không chỉ vẽ ra khung cảnh tuyệt ...

Đề bài: Cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng”

 Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, song Bác cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Những tác phẩm văn chương của Bác không chỉ có giá trị nội dung mà còn có giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ sâu sắc, những tác phẩm của Bác đã góp phần làm cho nền văn học Việt Nam thêm “giàu có”, đa dạng. “Rằm tháng Giêng” là một trong những tác phẩm khá tiêu biểu của Hồ Chí Minh, bài thơ không chỉ vẽ ra khung cảnh tuyệt đẹp của đêm trăng mà còn phác họa được bức chân dung tuyệt đẹp về người chiến sĩ Cách mạng.

Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã vẽ ra khung cảnh mênh mông, tuyệt sắc của đêm trăng Rằm:

“ Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên”

(Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

Bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác vào đúng đêm trăng của Rằm tháng Giêng. Vì vậy, khi ánh trăng Rằm soi tỏa khắp không gian cũng là lúc tâm hồn của người thi sĩ rung động. Câu thơ  vừa gợi ra cái không gian rộng lớn, thi vị, vừa truyền tải được cảm xúc rung động, say đắm, choáng ngợp của Bác trước sự kì vĩ, tươi đẹp của tự nhiên.

“Lồng lộng” vừa gợi ra cái không gian mênh mông, giới hạn vô tận mà ánh trăng Rằm tỏa chiếu, bao trùm lấy không gian, cảnh vật, con người. “Soi” gợi ra cái luồng sáng của ánh trăng chiếu xuống mặt đất. Ở đây Bác không sử dụng từ “chiếu” hay “tỏa” mà dùng từ rọi để miêu tả ánh trăng, có lẽ là một dụng ý nghệ thuật độc đáo của Bác. Bởi, chiếu hay tỏa chỉ đơn thuần gợi ra sự có mặt của ánh trăng trên mặt đất, còn từ “rọi” lại có mức độ mạnh hơn, nó gợi ra luồng ánh sáng mạnh hơn, sáng hơn nên khi nó chiếu xuống vạn vật thì không còn là trạng thái tĩnh của ánh trăng thông thường, mà nó đã trở nên sinh động, gợi cảm hơn nhiều trong cách tiếp nhận. Mặt khác, từ “rọi “ cũng thể hiện được sự trào dâng của cảm xúc thi sĩ trước vẻ đẹp của tự nhiên, của đất trời.

Ánh trăng Rằm chiếu rọi làm cho dòng sông mùa xuân trở lên đẹp hơn, lạ hơn, độc đáo hơn trong cái nhìn của người thi sĩ  “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”. Qua câu thơ ta có thể hình dung được vị trí của Bác khi cảm thụ ánh trăng, ngắm nhìn vẻ đẹp của vạn vật, đó chính là trên dòng dòng sông xuân. Bởi chỉ có ở trên sông, Hồ Chí Minh mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông dưới sự soi chiếu của ánh trăng một cách tinh tế, gợi cảm như thế. Trong cảm nhận của Bác, ánh trăng, dòng sông đã hòa quyện tạo thành một thể thống nhất, chúng tôn vinh nhau, làm cho đối phương rực rỡ hơn, tươi sắc hơn . Dưới sự soi chiếu của ánh trăng, dòng sông dường như rộng hơn, trong hơn, long lanh tuyệt sắc hơn. Dòng sông làm cho ánh trăng gợi cảm hơn, sáng hơn, làm cho sắc trời cũng rực rỡ sắc xuân.

Trong hai câu thơ đầu, ta có thể thấy được mối quan hệ gắn bó, tác động nhau giữa các yếu tố: bầu trời, ánh trăng, dòng sông và con người. Trong đó, dòng sông và ánh trăng đã tạo ra nguồn cảm hứng, khích thích vào tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của con người. Dưới sự cảm nhận của nhân vật trữ tình thì cảnh sắc trời, trăng, sông trở nên tươi đẹp hơn, sinh động hơn.

Nếu như hai câu thơ đầu, Bác tả khung cảnh của đêm trăng Rằm trên sông, có lồng vào một cách kín đáo cảm giác say mê, dạt dào của mình thì đến hai câu thơ sau, hình ảnh con người đã hiện lên rõ nét hơn:

“Yên ba thâm sứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

(Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền)

Như vậy, đến đây ta có thể khẳng định một cách chắc chắn về vị trí của Bác chính là trên một con thuyền nhỏ trên sông. Tuy nhiên, Bác không đơn thuần là bơi thuyền, ngắm cảnh mà còn vì một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi nó có liên quan đến vận mệnh của một quốc gia, dân tộc “việc quân”. Ta có thể hiểu “việc quân” ở đây là những công việc trọng đại có liên quan đến các kế hoạch, đường đi nước bước của dân tộc trong cuộc kháng chiến sắp tới.

Sở dĩ Bác và những người đồng đội bàn bạc “việc quân” ở “giữa dòng”, trong khi thời gian đã về khuya, ánh trăng đã lên cao là nhằm bảo vệ tuyệt mật những thông tin, kế hoạch bàn bạc, tránh được tình báo hay lộ ra những kế hoạch.

Qua câu thơ ta cũng thấy được sự nghiêm túc khi bàn “việc quân” nhưng cũng thấy được sự ung dung, tự tại của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Có lẽ Bác luôn có niềm tin vào cuộc sống, vào vận mệnh, tương lai tốt đẹp của dân tộc. Cách cảm nhận vẻ đẹp đêm trăng cũng đủ để Bác thể hiện được niềm tin ấy. Khi việc quân đã xong, Bác có thể toàn tâm ngắm nhìn cảnh vật trọn vẹn. Do đó mà mọi vật dường như còn sinh động hơn, tươi đẹp hơn: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Khi trời đã về khuya, việc quân đã bàn xong, ánh trăng như sa xuống thuyền như muốn bầu bạn, tâm sự với người chiến sĩ “ trăng ngân đầy thuyền”. “Bát ngát” gợi ra bề rộng của không gian và cái choáng ngợp của người cảm nhận.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là bức tranh thật sống động về ánh trăng đêm Rằm. Mọi đường nét của bức tranh đều được Hồ Chí Minh vẻ bằng những nét vẽ đầy tinh tế, tự nhiên, mang lại cho người đọc sự chân thực trong cảm nhận tác phẩm. Không chỉ phác họa thành công bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ mà bức chân dung người chiến sĩ cách mạng cũng khiến cho độc giả muốn chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn.

 

 

0