24/05/2017, 14:25

Phân tích diễn biến nhân vật lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng.

Đề bài: Phân tích diễn biến nhân vật lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng.    Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất ...

Đề bài: Phân tích diễn biến nhân vật lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng.    Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được ...

Đề bài:

 

 Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

Khi quyết định bán con chó, Lão Hạc đã rất đau khổ, day dứt vì: “ già bằng tuổi này đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”, “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước”. Lão tự trách mình là một người chủ bất nhân, một tên lừa đảo khi lừa một con chó vốn rất tin yêu mình. Lúc này trông lão thật tội nghiệp: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc….”. Tiếng khóc của Lão hạc thật khiến người khác thấy thương cảm, tội nghiệp. Cũng có thể thấy lão thực sự rất yêu quý con chó nên khi lừa bán nó lão mới trải qua sự dằn vặt, đau khổ ghê gớm như vậy.

Như vậy, qua việc bán cậu Vàng, chúng ta nhận thấy Lão Hạc là một con người sống rất có tình nghĩa, không chỉ là một người cha có trách nhiệm, tự trách mình vì không làm tròn bổn phận của người cha, khiến con bỏ đi tha phương. Nhưng lão cũng là một người cha tuyệt vời, dù ốm đau, đói khổ thì lão cũng quyết không lấy tiền mà lão để dành cho con. Với cậu Vàng, Lão Hạc cũng là một người chủ đầy tình thương. Vì không còn lựa chọn nào khác mà lão đã phải bán đi cậu Vàng, sau đó tự trách mình, ray rứt đau khổ.

Kết thúc truyện ngắn, Lão Hạc đã lựa chọn cái chết đầy đau đớn. Lão Hạc đã lựa chọn cái chết như sự giải thoát cho mình bởi lão không muốn sống để phải dùng đến số tiền mà cả đời ông dành dụm cho con trai; sống nhưng luôn phải ray dứt, đau khổ vì đã lừa bán cậu Vàng.

Lão Hạc hoàn toàn chủ động trước cái chết của mình. Sau khi bán chó, lão đã gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo trông coi, chờ con lão về thì giao lại; lão cũng dành hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo và bà con hàng xóm làm ma cho lão nếu lão chết đi. Đó là những thu xếp và suy nghĩ rất tỉnh táo của một người khi nhận ra đường cùng của mình. Đồng thời đó cũng là lòng tự trọng của một người đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền toái đối với hàng xóm, láng giềng.

Truyện “ Lão Hạc” hay ở chỗ đã thể hiện được một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hộ cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc gìn giữ nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Bị đặt vào hoàn cảnh không có lối thoát, buộc phải lựa chọn nhưng Lão Hạc không vì ham sống mà làm mọi việc đi ngược lại với lương tâm của mình. Lão lựa chọn cái chết, tự kết liễu thân xác già nua của mình để giữ trọn nhân cách và phẩm giá của một con người, không bị sa vào con đường lưu manh hóa.

0