Đại học Ngoại ngữ là một trường đại học thuộc hệ thống Đại học Huế, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm của quốc gia Việt Nam. Trường được thành lập ngày 13/07/2004 trên cơ sở sáp nhập các khoa và tổ ngoại ngữ từ 6 trường thành viên của Đại học Huế với bề dày truyền thống gần 50 năm kể từ năm 1957.
Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) 2017 thì hệ thống đại học Đại học Huế nằm trong nhóm 351 - 400 đại học tốt nhất châu Á.[1] Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 16 tại Việt Nam.[2] Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 13 tại Việt Nam.[3]
Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]
- Đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, đại học, và các trình độ thấp hơn như cao đẳng, trung học phổ thông về ngoại ngữ, Quốc tế học, Việt Nam học - Bồi dưỡng, cấp các chứng chỉ ngoại ngữ và văn hoá nước ngoài, chứng chỉ phương pháp giảng dạy và phương pháp phiên- biên dịch ngoại ngữ cho các học viên đại học, sau đại học; các chứng chỉ phổ cập ngoại ngữ trình độ A, B, C theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Nghiên cứu và triển khai áp dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hoá. - Nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, phương pháp biên phiên dịch.
Nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]
- Xây dựng quy hoạch và chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam và nước ngoài. - Tổ chức các hệ đào tạo theo đúng quy trình, quy chế, chương trình hiện hành; tổ chức nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá, về phương pháp dạy - học, phương pháp phiên – biên dịch ngoại ngữ. - Thống nhất quản lý và điều hành về tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của trường. - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBVC – SVHS theo quy định hiện hành.
Ban giám hiệu[sửa | sửa mã nguồn]
Hiệu trưởng: PGS. TS. NGƯT Trần Văn Phước
Phó Hiệu trưởng: ThS. Bảo Khâm
Phó Hiệu trưởng: TS. Phạm Thị Hồng Nhung
Đội ngũ[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức của Trường là: 191, trong đó có 166 cán bộ giảng dạy: 01 phó giáo sư, 17 tiến sĩ, 94 thạc sĩ, cử nhân: 74; 22 giảng viên chính.
Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
1. Ngôn ngữ học (từ 2010) 2. Phương pháp giảng dạy (từ 2010)
1. Ngôn ngữ học Chuyên ngành tiếng Anh 2. Ngôn ngữ học Chuyên ngành tiếng Pháp 3. Ngôn ngữ học Chuyên ngành tiếng Nga 4. Lý Luận và Phương pháp giảng dạy Chuyên ngành tiếng Anh 5. Lý Luận và Phương pháp giảng dạy Chuyên ngành tiếng Pháp 6. Lý Luận và Phương pháp giảng dạy Chuyên ngành tiếng Nga
1. Sư phạm Tiếng Anh 2. Việt Nam học (chuyên ngành Ngôn ngữ-Văn hóa và Du lịch) 3. Quốc tế học (chuyên ngành Hoa Kỳ học) 4. Tiếng Anh (có các chuyên ngành Tiếng Anh Ngữ văn, Tiếng Anh Phiên dịch, Tiếng Anh Biên dịch, Tiếng Anh Du lịch) 5. Tiếng Nga (chuyên ngành Tiếng Nga Ngữ văn) 6. Tiếng Pháp (có các chuyên ngành Tiếng Pháp Ngữ văn, Tiếng Pháp Phiên dịch, Tiếng Pháp Biên dịch, Tiếng Pháp Du lịch) 7. Tiếng Trung (có các chuyên ngành Tiếng Trung Ngữ văn, Tiếng Trung Phiên dịch, Tiếng Trung Biên dịch, Tiếng Trung Thương mại) 8. Tiếng Nhật 9. Tiếng Hàn
- Đào tạo phổ thông chuyên ngữ:
1. Chuyên Anh 2. Chuyên Pháp
- Đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ chuyên ngành Phiên dịch, Đàm thoại, Y dược, Thương mại, Khách sạn, Tin học, Nhà hàng, Du lịch v.v...
- Đào tạo cấp chứng chỉ phổ thông A, B, C ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật...v.v, Ngoại ngữ cho trẻ em.
| Đại học | Khoa học • Kinh tế • Nghệ thuật • Ngoại ngữ • Nông Lâm • Sư phạm • Y Dược • Luật | | | Khoa | Du lịch • Giáo dục thể chất | | Phân hiệu | Quảng Trị | | Viện | Tài nguyên môi trường • Công nghệ sinh học | |