28/05/2017, 19:41

Đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn trình bày những đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân Việt Nam là nước thuần nông, có vốn văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, một trong số đó có thể kể đến đó chính là những lễ hội. Nguyễn Du đã đưa những truyền thống văn hóa ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn trình bày những đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân Việt Nam là nước thuần nông, có vốn văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, một trong số đó có thể kể đến đó chính là những lễ hội. Nguyễn Du đã đưa những truyền thống văn hóa dân tộc vào một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của mình, đó là Truyện Kiều, đặc biệt thể hiện rõ nét qua đoạn trích Cảnh ngày xuân. Nhắc đến mùa xuân người ta thường liên ...

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn trình bày những đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và lễ hội trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Việt Nam là nước thuần nông, có vốn văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, một trong số đó có thể kể đến đó chính là những lễ hội. Nguyễn Du đã đưa những truyền thống văn hóa dân tộc vào một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của mình, đó là Truyện Kiều, đặc biệt thể hiện rõ nét qua đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Nhắc đến mùa xuân người ta thường liên tưởng đến không gian sự sống, không gian sinh sôi nảy nở của vạn vật trong tự nhiên. Thiên nhiên trong thơ NGuyễn Du không chỉ thể hiện được những đặc tính về sự sống ấy mà còn được thi vị thành một bức tranh mùa xuân tuyệt sắc, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Nguyễn Du đã đưa vào trong thơ mình những hình ảnh được xem là biểu tượng của mùa xuân, đó chính là những cánh én chao liệng, là những luồng ánh sáng rực rỡ của ngày xuân. Mùa xuân tuy đẹp nhưng cũng chỉ tồn tại trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, nó trôi nhanh tựa thoi đưa “Ngày xuân con én đưa thoi”, thời gian cũng nhanh chóng đến tháng cuối cùng của mùa xuân “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.

Cảnh sắc thiên nhiên trong bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du vô cùng độc đáo, sáng lên bởi màu của sự sống, của sự thanh khiết. Đó chính là những đám cỏ xanh tươi, trải dài đến cuối chân trời, là những cánh hoa lê mỏng manh, tinh khiết dưới ánh nắng của ngày xuân “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”

Thanh minh là lễ hội tiêu biểu của mùa xuân, nó thường diễn ra vào tháng ba hàng năm, đây là dịp để những người thân trong gia đình cùng nhau đi tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia đình mình, cũng là thời điểm diễn ra những lễ hội đầy sôi động, thu hút sự tham gia của đông đảo mọi người, đặc biệt là những người trẻ. Trong lễ hội mùa xuân này, khắp nơi gần xa đều tấp nập người qua kẻ lại cùng rủ nhau đi trảy hội. Chị em Thúy Kiều cũng không nằm ngoài không khí tấp nập đó mà náo nức chuẩn bị quần áo chơi xuân.

“Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Khắp nơi đều có tiếng nói cười, kẻ qua người lại đầy tấp nập tạo ra không gian nhộn nhịp của lễ hội ngày xuân. Những thanh niên nam nữ rủ nhau trảy hội, đây không chỉ là thời gian để thưởng ngắm cảnh sắc tươi đẹp của đất trời mà còn là cơ hội để kết bạn, kết đôi nam nữ, bởi vậy ai cũng mang trong mình sự náo nức, mong chờ. Trái với không khí náo nhiệt của những người đi chơi xuân, bên những con đường lớn là hình ảnh những tiền giấy được đốt nghi ngút cho người đã khuất.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du đã tái hiện lại không khí đầy náo nhiệt của lễ hội Thanh min cũng như sự náo nức, sục sôi của những thanh niên nam nữ khi tham gia trảy hội. Bức tranh mùa xuân cũng hiện lên tươi đẹp rực rỡ mà không kém phần chân thực.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH NGÀY XUÂN

CANH NGAY XUAN

PHÂN TÍCH CẢNH NGÀY XUÂN

THÚY KIỀU

0