Đặc điểm cửa yết hầu trẻ nhỏ là gì?
Hình ảnh minh họa Yết hầu là khí quan “ bản thân kiêm 2 chức năng” vừa là đường ống đưa không khí ra vào, vừa là khí quan phát âm. Yết hầu của trẻ nhỏ tương đối dài hơn của người lớn, khoang yết hầu tương đối hẹp, ban đầu thấy dạng hình phễu, sau đó thấy hình viêm trụ, ...
Hình ảnh minh họa
Yết hầu là khí quan “ bản thân kiêm 2 chức năng” vừa là đường ống đưa không khí ra vào, vừa là khí quan phát âm. Yết hầu của trẻ nhỏ tương đối dài hơn của người lớn, khoang yết hầu tương đối hẹp, ban đầu thấy dạng hình phễu, sau đó thấy hình viêm trụ, xương sụn mềm, nhỏ yếu. Thanh đới giả và niêm mạc mỏng yếu nhưng có nhiều huyết quản và tổ chức tuyến dịch kèm pha. Do đó, khi bị viêm nhẹ thì có thể làm cho đầu yết hầu hẹp. Cho nên trên lâm sàng, cơ hội trẻ nhỏ phát sinh viêm yết hầu cấp tính nhiều.
Vị trí của đầu yết hầu của trẻ sơ sinh tương đối cao, thanh môn tương đối ngang bằng với đốt 3-4 của cột sống cổ (người lớn tương đói ngang bằng với 5-6 của đốt sống cổ), đồng thời hơi viêm chếch về phía trước. Do đó, cấp cứu người bệnh khi tiến hành cắm ống vào khí quản, cần ấn đầu yết hầu về phía sau để lợi cho thanh nôn lộ rõ ra. Bộ phận hẹp nhất đầu yết hầu của trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dạng vòng khuyên, xương sụn mềm không giống như bộ phận hẹp nhất ở thanh môn của người lớn, vì thế khi chọn ống cắm vào khí quản cần phải rất chú ý.
Hình dạng đầu yết hầu của trẻ ở thời kỳ dưới 3 tuổi không phân biệt là trai hay gái. Sau 3 tuổi, góc liên kết xương sụn của giáp trạng trẻ nhỏ là con trai bắt đầu trở nên nhạy bén, đến 10 tuổi dần dần hình thành yết hầu của bé trai. Thanh đới thời kỳ dưới 1 tuổi tương đối ngắn hơn của thời thành niên, cho nên thanh điệu của nó tương đối cao. Sau 12 tuổi, thanh đới của bé trai dài hơn của bé gái.