24/05/2018, 22:24

Tiêm chủng và những sự cố sau tiêm chủng

Trong 2 thế kỷ qua vacxin đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Trước khi bị khai tử bởi vacxin bệnh đậu mùa từng là nỗi kinh hoàng của cả Châu âu trong thế kỷ 18, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu ...

Trong 2 thế kỷ qua vacxin đã góp phần rất lớn đẩy lùi nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong cho con người. Trước khi bị khai tử bởi vacxin bệnh đậu mùa từng là nỗi kinh hoàng của cả Châu âu trong thế kỷ 18, đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Vacxin cũng là vũ khí hữu hiệu chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Bại liệt, Sởi, Viêm não góp phần quan trọng hạn chế những di chứng gây tàn phế cho bệnh nhân, tiết kiệm được nhiều chi phí cho gia đình và xã hội.

Trung bình hàng năm, tiêm chủng đã cứu sống được khoảng 3 triệu người trên toàn thế giới, khống chế và loại trừ được nhiều căn bệnh mới nảy sinh nhưng con người chưa có vacxin phòng chống.

Biết bao trẻ em còn chưa được tiêm chủng vacxin hàng năm

Với một số bệnh cụ thể sau, nếu được miễn dịch bằng vacxin, số người trên toàn thế giới sẽ được cứu sông hàng năm sẽ là:

- Từ bệnh đậu mùa: (5 triệu người). Thực tế bệnh đã chấm dứt từ năm 1997 đến nay.

- Từ bệnh tiêu chảy (3 triệu người), riêng Rotavirut là 0,9 triệu người.

- Nhiễm khuẩn hô hấp: (3,7 triệu người), trong đó do phế cầu là 1,2 triệu do virut 0,5 triệu.

- Từ lao (3,2 triệu người), sởi (2,7 triệu người), sốt rét (2,1 triệu người).

- Uốn ván (2 triệu người), viêm gan siêu vi B (1,2 triệu người), HIV/AIDS (1 triệu người), ho gà (1 triệu người), bại liệt (0,6 triệu người), bạch hầu (0,3 triệu người), sốt xuất huyết (0,03 triệu người).

Tổng cộng: 24.395.000 người (nguồn CVI/GPV1-1997).

Lợi ích của tiêm chủng vacxin cho cộng đồng trong nhiều thập kỷ qua đã được thế giới công nhận. Thành tựu nổi bật nhất là việc thanh toán vĩnh viễn bệnh đậu mùa trên phạm vi toàn cầu từ những năm 1980. Ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã công bố xóa bỏ bệnh bại liệt vào năm 2000. Trong vòng 10 năm tới, có thể chúng ta sẽ đẩy lùi bệnh uốn ván sơ sinh bằng vacxin. Ở Việt Nam dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia đã triển khai 10 loại vacxin, hai thập kỷ qua đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm như ho gà, bạch hầu, tả, thương hàn, lao.

Tiêm vacxin sởi có thể giảm 80% nguy cơ mắc và tử vong do bệnh sởi gây ra ở trẻ em, song trong số trẻ được tiêm có một tỷ lệ nhỏ bị phản ứng.

Khoa học ngày càng phát triển trong các lĩnh vực vi sinh vật học, miễn dịch học, sinh học phân tử, di truyền học, hóa học, vật lý, tin học và công nghệ nano đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc tìm kiếm những vacxin an toàn, công hiệu hơn. Vacxin học đã tiếp cận sang nhiều lĩnh vực mới như bệnh dị ứng, bệnh xã hội học, các bệnh nan y (ung thư, HIV/ADIS), bệnh ký sinh trùng sốt rét và đạt nhiều thành quả đáng kể. Giá vacxin cũng từng bước được tháo gỡ bằng những biện pháp hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế (UNICEF thỏa thuận với các nhà sản xuất giảm giá các vacxin thiết yếu cho trẻ em) và chính phủ các nước (trợ giá các vacxin chương trình, giảm thuế, xóa bỏ sự ràng buộc của luật độc quyền sở hữu trí tuệ). Nhiều năm qua, Việt Nam đã mạnh dạn thực hiện chiến lược tự túc vacxin, Nhà nước hỗ trợ sản xuất vacxin trong nước và vận động nhân dân sử dụng vacxin nội địa, giữ được giá vacxin ở mức hợp lý. Việc cải tiến phương thức sản xuất theo lối “cộng hợp” để có vacxin đa giá (1 mũi tiêm phòng được nhiều bệnh) và thay vacxin thế hệ mới nhằm giảm đau đớn và lo lắng cho người dùng (nhất là với trẻ em) đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chiến diïch tiêm chủng. Các tổ chức phi chính phủ như GAVI, quỹ Bill Gates cũng tạo nhiều nguồn tài trợ mới cho việc nghiên cứu và phát triển vacxin.

Những thách thức:

a/ Tính an toàn: Những phản ứng phụ không an toàn của vacxin cho người được tiêm đang là mặt trái, gây cản trở lớn cho công tác vận động tiêm chủng. Mặc dù tỷ lệ xuất hiện những phản ứng phụ nghiêm trọng do vacxin rất thấp, nhưng vấn đề xác định đúng nguyên nhân và cách khắc phục vẫn là những thách thức không nhỏ đối với mọi quốc gia.

b/Chi phí: Việc đầu tư sản xuất vacxin rất tốn kém. Chi phí từ giai đoạn nghiên cứu đầu tiên đến việc sản xuất thử, trang thiết bị và cuối cùng là đánh giá lâm sàng hiệu quả của một vacxin mới ra đời ước tính từ 200 – 400 triệu USD. Đây quả là mức chi không tưởng cho các nước nghèo.

c/Nhiều bệnh mới xuất hiện chưa có vacxin: Từ 3 thập kỷ qua đã xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiễm mới như: HIV/AIDS, bò điên, sốt xuất huyết, SARS, cúm gà – là thách thức lớn cho giới khoa học và các nhà quản lý y tế của các nước. Trước hết nhân loại đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây dịch, chủ động phòng và dập tắt các vụ dịch bằng nhiều biện pháp tổng hợp, song không thể bỏ qua giải pháp toàn diện và triệt để nhất là sử dụng vacxin. Mặt khác, vẫn phải tiếp tục tìm kiếm các vacxin hữu hiệu phòng chống các bệnh khác như: sốt rét, phong cùi, tim mạch, ung thư, dị ứng cùng nhiều bệnh nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn khác.

Vùng dịch Sốt vàng ở Châu Phi và Nam Mỹ

Mỗi năm có 130 triệu trẻ em được sinh ra nhưng vẫn có 30 triệu trẻ trong số này không được tiêm phòng, tỷ lệ tiêm phòng cho trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 80% (năm 1990) xuống 74% (năm 1999) ¼ số trẻ mới sinh ra không được hưởng vacxin miễn phí của chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh cơ bản sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà và lao. Trẻ em ở các nước đang phát triển vẫn có nguy cơ chết vì những bệnh có vacxin phòng ngừa cao gấp 10 lần so với trẻ ở các nước phát triển. Tiêm chủng là sự lựa chọn đúng đắn, cần miễn dịch để bảo vệ cả cộng đồng, tiêm chủng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ không chỉ một thế hệ mà còn cho các thế hệ tiếp nối. Đầu tư cho tiêm chủng vẫn là giải pháp rẻ nhất trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh: 50 USD cho tiêm chủng có thể tiết kiệm hàng chục ngàn USD cho việc cứu sống một sinh mạng do bệnh tật cướp đi.

Chương trình TCMR hình thành khái niệm từ đầu những năm 1974 đề ra mục tiêu năm 1990 chống 6 bệnh nguy hiểm.

Đặc điểm 6 bệnh:

- Sởi giết 2 triệu trẻ/năm.

- Uốn ván giết 800.000 trẻ/năm (2 mũi bảo vệ cả mẹ và con 80% trong 3 năm).

- Ho gà giết 600.000 trẻ/năm (công hiệu bảo vệ 62 – 80% nếu tiêm đủ 3 liều từ 6 tuần tuổi/cách 1 tháng).

- Lao: 2 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc/năm (60.000 sẽ lao màng não, tử vong 50 – 100%). BCG giữ 2 năm <80C.

Bảng 22.3: Nhận biết về chương trình TCMR

Nội dung Thế giới Việt Nam
Khởi động WHO 1974 1984
Loại vacxin 6 loại (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, sởi) 6 loại (Bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, sởi)
Bổ sung loại vacxin (1997) Viêm gan B, thương hànVi, sốt vàng (tùy dịch tễ từng nước). 1997/ Viêm gan B, thương hàn Vi, viêm não, tả (4 loại).
Đối tượng mục tiêu < 5 tuổi < 5 tuổi
Độ lớn về thị trường 130 triệu trẻ sơ sinh/năm (các nước AZAN 26 triệu), 65% số trẻ ở các nước đang phát triển 1,6 triệu trẻ sơ sinh/năm

- Bạch hầu: 10 – 18% tử vong trong các bệnh bạch hầu (25.000 trường hợp/năm ở trẻ em) hiệu quả bảo vệ 100% DTP nếu bảo quản tốt.

Từ năm 1997 TCMR của Việt Nam bổ sung thêm 4 loại vacxin: Tả uống, viêm gan virut B, viêm não Nhật Bản B và Thương hàn.

Trong TCMR tỷ lệ sau 20 năm thực hiện ở Việt Nam đã giảm 100 lần tỷ lệ mắc các bệnh trên ở trẻ em.

Chương trình tiêm chủng ở Việt Nam:

- Đối tượng tiêm chủng gồm trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ.

- Khoảng 17 triệu lượt đối tượng tiêm chủng trong 1 năm trong TCMR.

- Hơn 50% nhu cầu vacxin sử dụng trong TCMR được sản xuất trong nước.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Không có nhiều chống chỉ định trong tiêm chủng. Tất cả trẻ em cần được tiêm chủng, trừ một số trường hợp sau:

a) Những liều tiêm tiếp theo đối với những trường hợp có phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước hoặc những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vacxin.

b) Không nên tiêm vacxin BCG cho trẻ em bị bệnh AIDS.

Chú ý: Trẻ bị nghi ngờ nhiễm HIV hoặc đã có dấu hiệu của bệnh AIDS nên tiêm vacxin sởi cho trẻ khi được 6 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ được 9 tháng.

c) Trong trường hợp trẻ bị ốm nếu bố mẹ trẻ không đồng ý tiêm, không tiêm cho trẻ, cán bộ y tế cần đề nghị bà mẹ mang trẻ trở lại khi đã khỏi ốm.

Những trẻ đã có phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước thì không nên tiêm tiếp. Nếu trẻ bị tiêu chảy khi uống OPV, cần cho trẻ uống 1 liều bổ sung cách liều thứ 3 ít nhất 4 tuần.

Lưu ý khi tiêm vacxin:

* Nếu tiêm hơn 1 loại vacxin trong cùng một thời điểm, hãy sử dụng một bơm kin tiêm cho mỗi loại vacxin đó và không được tiêm cùng một chỗ ở đùa hoặc tay. Mỗi loại vacxin cần được tiêm ở những vị trí khác nhau.

* Không tiêm hơn một liều cùng một loại vacxin cho phụ nữ hoặc trẻ em trong một lần tiêm chủng.

* Tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. (Ví dụ: phải đợi tối thiểu 4 tuần giữa các liều đối với Bại liệt, DTP và viêm gan B)

* Những trường hợp sau không chống chỉ định:

- Có tiền sử dị ứng hoặc hen (trừ trường hợp bạn biết rõ dị ứng với thành phần nào của vacxin).

- Các trường hợp ốm nhẹ, như viêm nhiễm đường hô hấp hoặc tiêu chảy có thân nhiệt dưới 38,50C.

- Tiền sử gia đình co giật, động kinh hoặc ngất.

- Đang điều trị các thuốc kháng sinh.

- Nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV nhưng chưa biểu hiện triệu chứng AIDS.

- Dấu hiệu và triệu chứng của AIDS, ngoại trừ vacxin BCG.

- Bệnh mãn tính như các bệnh về tim, phổi, thận hoặc bệnh gan.

- Các bệnh thần kinh bẩm sinh: Bại não hoặc hội chứng Down.

- Đẻ non hoặc nhẹ cân (không nên trì hoãn tiêm vacxin).

- Đã hoặc sắp phẫu thuật.

- Suy dinh dưỡng.

- Có tiền sử vàng da khi đẻ.

Lịch tiêm chủngmiễn dịch cơ bản cho trẻ em Việt Nam.
Tháng tuổi Vacxin cần tiêm Mũi tiêm
Sơ sinh (càng sớm càng tốt) BCG (phòng lao)Viêm gan B 1 mũiVacxin viêm gan B mũi 1
2 tháng tuổi Bại liệtBạch hầu, ho gà, uốn ván Viêm gan B Bại liệt lần 1Bạch hầu, ho gà, uốn ván, mũi 1Vacxin viêm gan B mũi 2
3 tháng tuổi Bại liệtBạch hầu, ho gà, uốn ván Bại liệt lần 2Bạch hầu, ho gà, uốn ván, mũi 2
4 tháng tuổi Bại liệtBạch hầu, ho gà, uốn vánViêm gan B Bại liệt lần 3Bạch hầu, ho gà, uốn ván, mũi 3Vacxin viêm gan B mũi 3
9 tháng tuổi Vacxin sởi Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổiVà đưa trẻ đi tiêm trong chiến dịch tiêm nhắc vacxin sởi
Từ 1-5 tuổi Viêm não Nhật Bản* Vacxin viêm não mũi 1Vacxin viêm não mũi 2 (Hai tuần sau mũi 1)Vacxin viêm não mũi 3 (một năm sau mũi 2)
Từ 2 – 5 tuổi Vacxin tả* 2 lần uống (lần 2 sau lần 1 hai tuần)
Từ 3 – 5 tuổi Vacxin thương hàn* Tiêm 1 mũi duy nhất

* Chỉ tiêm chủng ở các vùng có nguy cơ bệnh

Lợi ích của tiêm chủng cho sức khỏe cộng đồng ai cũng rõ và là điều không thể phủ nhận. Song, những sự cố hay những phản ứng có hại cho sức khỏe từng cá nhân trong cộng đồng thì cần nhìn nhận đúng. Cũng như thuốc, vacxin dùng trong tiêm chủng luôn đạt yêu cầu về tính an toàn và hiệu lực bảo vệ mới được lưu hành. Nhưng không thể có một lọai vacxin nào hoàn toàn an toàn vì vẫn còn những tỷ lệ nhất định những sự cố xảy ra sau tiêm chủng. Thêm vào nguyên nhân do chính bản chất vacxin thì quá trình tiêm chủng cũng là một nguyên nhân gây sự cố đó.

Việc giám sát để hạn chế tác dụng của các sự cố đang là yêu cầu bức thiết trong chiến lược tiêm chủng ở nước ta hiện nay. Cần có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở để thống kê các báo cáo trung thực về những phản ứng có hại đích thực do vacxin, do tiêm chủng hay do tác động ngẫu nhiên trùng hợp khi tiêm chủng. Để có cái nhìn trung thực ấy, cần phân loại những phản ứng sau tiêm như trong bảng dưới đây.

Năm loại sự cố sau tiêm chủng
Loại phản ứng Nguyên nhân
Phản ứng của vacxin Do bản chất vacxin gây ra với tỷ lệ vượt quá giới han cho phép về mức độ và phạm vi
Sai sót trong tiêm chủng Sai sót trong sản xuất, bảo quản vacxin hay khi tiêm vacxin.
Ngẫu nhiên Do tình cờ kết hợp nguyên nhân khác không phải do vacxin và tiêm chủng.
Phản ứng tâm lý Do lo âu, sợ hãi làm tăng đau đớn và phản ứng phụ
Không rõ Không xác định được nguyên nhân

Choáng phản vệ dù có khả năng gây tử vong nhưng vẫn có thể điều trị được mà không để lại hậu quả lâu dài. Các phản ứng nặng khác do tác động ngẫu nhiên trùng hợp nhiều hơn do phản ứng đích thực của vacxin. Trong chiến dịch tiêm chủng, cần nắm vững các thông tin để dự đoán tỷ lệ và loại phản ứng sau tiêm chủng, phải tiến hành điều tra ngay nếu thấy tỷ lệ xảy ra cao hơn và phản ứng nặng hơn. Ngất xỉu thường xảy ra ở trẻ trên 5 tuổi (không đòi hỏi phải xử lý gì ngoài việc đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng). Có thể ngăn ngừa trước bằng cách rút ngắn thời gian chờ đợi, giữ nhiệt độ phòng ở mức vừa phải dễ chịu, khi chuẩn bị vacxin đừng cho trẻ thấy và tiêm riêng rẽ từng trẻ một. Không để trẻ được tiêm bị ngã và phải để trẻ ở tư thế ngồi khi tiêm. Cảm giác trúng gió là kết quả của sự lo sợ khi đi tiêm chủng với những triệu chứng đặc biệt như nhức đầu nhẹ, chóng mặt, tê xung quanh miệng và các bàn tay, hơn nữa hay gặp ở các trẻ nhỏ, thậm chí ngừng thở, có khi hét trốn chạy. Lo sợ có thể dẫn đến một vài trường hợp co giật. Có tình huống gây hysteria hàng loạt (khởi đầu thường ngất xỉu từ một trẻ).

Giới hạn những tác động có hại của tiêm chủng và cách điều trị thể hiện trong bảng sau đây.

Triệu chứng, cách điều trị và loại vacxin gây ra.
Vacxin PHẢN ỨNG GIAI ĐOẠN BỘC PHÁT TỶ LỆ TRONG 1 TRIỆU LIỀU
BCG - Viêm hạch mủ- Viêm tai- Viêm nhiễm lan tỏa 2-6 tháng 2-6 tháng1-12 tháng1-12 tháng 100-10001-7002
Viêm gan B - Choáng phản vệ- Hội chứng Guilain-Barre 1-6 tuần 1-25
Sởi - Sốt co giật- Giảm tiểu cầu- Choáng phản vệ 5-12 ngày15-35 ngày0-1 giờ 333331-50
OPV - Liệt liên quan đến vacxin bại liệt (VAPP).- Nguy cơ cao hơn với liều đầu tiên 4-30 ngày 0,76-1,3 (liều đầu)0,17 (liều tiếp theo)0,15 (người tiếp xúc)
Uốn ván - Viêm dây thần kinh cánh tay.- Choáng phản vệ- Áp xe 2-28 ngày0-1 Giờ1-6 tuần 1-66-10
DTP - Khóc thét dai dẳng >3 giờ- Cơn co giật- Giảm trương lực, giảm phản xạ (HHE).- Choáng phản vệ- Hội chứng não 0-24 giờ0-2 ngày0-24 giờ0-1 giờ0-3 ngày 1000-6000 570570 200-1
Viêm não Nhật Bản B - Phản ứng dị ứng nặng- Triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh   10-10001-2.3
Sốt vàng -Viêm não tủy- Dị ứng, choáng phản vệ 7-21 ngày0-1 giờ  500-4000 trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi5-20

Để giảm thiểu tác hại của sự cố sau tiêm cần có hệ thống giám sát, báo cáo thống kê, hành động xử lý kịp thời từ cấp cơ sở đến Trung ương. Ngoài ra, việc điều tra sau đó để tìm đúng nguyên nhân sai sót cần được làm minh bạch, trung thực. Việc tuyên truyền trấn an dư luận với cha mẹ và quần chúng nhân dân cần được làm nghiêm túc trên cơ sở khoa học có tình, có lý. Việc xử lý và thông tin qua các cơ quan truyền thông là công việc hết sức tế nhị nhạy cảm cần thận trọng và đúng hướng nhằm tạo niềm tin lâu dài của cộng đồng với công tác tiêm chủng.

0