Có phải chúng ta đã lạc lối
Đặng Thanh Bình Trong bài Bàn về thời điểm kết thúc ngàn năm bắc thuộc tôi có đưa ra giả thuyết rằng: nhân mùa đông năm 879 Hoàng Sào tấn công Lưỡng Quảng, các tướng lĩnh phủ An Nam tổ chức cuộc đảo chính vào mùa xuân năm 880, buộc Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ trốn khỏi thành, chiếm giữ phủ ...
Đặng Thanh Bình
Trong bài Bàn về thời điểm kết thúc ngàn năm bắc thuộc tôi có đưa ra giả thuyết rằng: nhân mùa đông năm 879 Hoàng Sào tấn công Lưỡng Quảng, các tướng lĩnh phủ An Nam tổ chức cuộc đảo chính vào mùa xuân năm 880, buộc Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ trốn khỏi thành, chiếm giữ phủ đô hộ. Tôi cho rằng tuy bắc triều sau đó có cử các quan lại đến An Nam làm Tiết độ sứ, xong trên thực tế các quan lại chưa đến An Nam và chỉ làm Tiết độ sứ trên danh nghĩa. Năm 906 người Hồng Châu tên là Khúc Thừa Dụ được phương bắc trao cho chức Tiết độ sứ, từ đó tôi cho rằng chính Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu cuộc đảo chính vào mùa xuân năm 880. Chấm dứt ngàn năm bắc thuộc.
Câu hỏi quan trọng là chúng ta biết thông tin này từ đâu, vì từ thời điểm năm 880 đến năm 2016 cũng cách nhau 1136 năm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư được Ngô Sĩ Liên soạn hoàn thành thời nhà Hậu Lê chép các sự kiện trên trong Quyển V Ngoại Kỷ, mục Kỷ thuộc Tuỳ Đường. Cuốn sách của sử gia Ngô Sĩ Liên được soạn trên bộ Đại Việt sử ký của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần. Bộ sách sử Tư trị thông giám của Tư Mã Quang thời nhà Tống có chép đến các sự kiện trên. Hiện chúng ta chưa có tài liệu nào ghi nhận các sự kiện trên có niên đại khoảng năm 880, nghĩa là được ghi chép cùng lúc sự kiện xảy ra hoặc ghi chép ngay sau khi sự kiện chấm dứt.
Thời điểm mà Khúc Thừa Dụ tổ chức cuộc binh biến, ngài có nghĩ đến ngàn năm bắc thuộc không ? Ngài có nghĩ rằng đây là cơ hội chưa từng có để người Việt thoát khỏi kiếp nội thuộc phương bắc không ? Ngài có nghĩ đây là sự tiếp nối, là tinh thần bất khuất của 2 nữ anh hùng họ Trưng không ?
Chúng ta không thể biết được! Nhưng chúng ta biết rằng ít nhất là đến thời Hậu Lê, thông qua sử gia Ngô Sĩ Liên, các sự kiện diễn ra năm 880 tại phủ đô hộ An Nam có ý nghĩa rất lớn. Nó vách ra 2 thời kỳ khác nhau: Kỷ thuộc Tuỳ Đường và Kỷ nam bắc phân tranh. Cho đến thế kỷ 20 các sử gia Việt Nam đã bàn rất nhiều về Thời điểm kết thúc ngàn năm bắc thuộc, chúng ta thấy rất rõ khái niệm kết thúc thời bắc thuộc trong bài viết của tác giả Trần Trọng Dương.
Câu hỏi là cái khái niệm kết thúc ngàn năm bắc thuộc bắt đầu hình thành từ Ngô Sĩ Liên hoặc có thể sớm hơn từ thời Tiền Lê. Nhưng có khi nào xuất hiện từ năm 880 không ? Nếu là không thì cái khái niệmấy là do người sau sáng tạo ra và thêm vào cho sự kiện năm 880 chứ tại thờiđiểm cuộcđảo chính diễn ra khái niệmấy chưa hề xuất hiện. Vậy thì vốn dĩ quá khứ không có mà chúng ta thêm vào chẳng phải làđã làm sai lệch so với quá khứ sao ?
Từ trường hợp này chúng ta khái quát thành luậnđiểm màđã được 2 tác giả Trần Trọng Dương và Trần Quang Đức nên lên trong cuộc trò chuyện với độc giả vào mùa xuân năm 2017 tại Sài Gòn.
Nội dung cơ bản như sau: Các thông tin sử được các sử gia viết thường gắn liền với mụcđích nàođó, do vậy mà không thể tìm thấy sự chân thực của lịch sử. Khi đó, lịch sử có tính hữu dụng. Phổ quát hơn thì luậnđiểm này được phát biểu như sau: Các sử gia viết sử luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh của thờiđiểm viết, nên theo lời của Benedetto Croce: “Tất cả lịch sử là lịch sử đương đại”.
Câu hỏi quan trọng là chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này không ? Tức là hoàn toàn loại các yếu tốđương thờiđại tại thờiđiểm viết. Sử gia Leopold Von Ranke đã đưa ra nguyên tắc gây nhiều tranh cãi: “thể hiện những gì đã thực sự diễn ra” mà chúng ta có thể tìm thấy giải pháp rằng: sử gia chỉ nên mô tả các sự kiện lịch sử.
Công việc của các sử gia là dùng mọi phương pháp để mô tả các sự kiện chân xác xảy ra trong quá khứ. Còn sự kiện chân xác xảy ra trong quá khứ thể hiệný nghĩa gì thì giành cho độc giả (người sử dụng lịch sử).
Lịch sử đối với các sử gia là việc mô tả chuỗi các sự kiện liên tục xảy ra chân xác trong quá khứ. Nếu lịch sử chỉ là chuỗi các sự kiện thì chúng ta có thể học gì từ lịch sử ? Có vẻ như chúng ta không học được gì! Quá khứ chỉ có các sự kiện xảy ra, chứ không hề mang ý nghĩa khách quan nàođó, cáiý nghĩa khách quan mà chúng ta nghĩ là lịch sử có, chẳng qua là cáiý nghĩa chủ quan của chúng ta được hình thành trong sự tương tác giữa chủ thể với sự kiện lịch sử mà thôi. Giống hệt như trường hợp của CáiĐẹp!
Chúng ta thấy Ribi Sachi đẹp là bởi khái niệmđẹp được vận dụng trong mối tương tác giữa chủ thể là chúng ta với khách thể là Ribi Sachi. Thế nhưng con sử tửđói trong mối tương tác với (thấy) Ribi Sachi cũng giống chúng ta ở chỗ sự thèm thuồng, nhưng sự thèm thuồng của con sư tử đói và sự thèm thuồng của chúng ta là khác nhau. Cáiđẹp là thuộc tính của khách thể Ribi Sachi chăng ?
Không phải! Khách thể Ribi Sachi không có thuộc tínhđẹp. Vậy khách thể Ribi Sachi là như thế nào ? Chính là như cái máy tính nhận dạng khuân mặt. Với chiếc máy nhận dạng khuân mặt, Ribi Sachi được mô phỏng về kích thước chiều ngang, chiều dọc, kích thước mắt, mũi, miệng. Ribi Sachi chỉ có thế, không nhiều hơn không ít hơn. Lịch sử cũng vậy, chỉ là chuỗi các sự kiện không nhiều hơn không ít hơn. Cái ý nghĩa mà các sử gia đưa ra, là cái ý nghĩa nảy sinh từ những sử gia đó, từ hoàn cảnh đương đại, khi nhìn về các sự kiện trong lịch sử. Cái ý nghĩa là cái ý nghĩa của hiện tại không phải là cái ý nghĩa của quá khứ, vậy thì rõ ràng chúng ta không thể học gì từ quá khứ, vì quá khứ không hề có ý nghĩa để mà cho chúng ta học.
Vậy lịch sử là vô nghĩa ? Không hoàn toàn như vậy ? Người sử dụng lịch sử (độc giả) có thể có Nhận thức (ý nghĩa) lịch sử phù hợp với hoàn cảnhđương đại. Người sử dụng lịch sử có thể xem các sự kiện xảy ra trong quá khứ, sau đó đối chiếu với hoàn cảnhđương đại, đểđưa ra các quyếtđịnh. Theo nghĩa này lịch sử không hoàn toàn vô nghĩa.
P/S: Theo tôi cái đẹp là sự khoái cảm được hình thành trong mối tương tác giữa khách thể với phông nền cái đẹp của chủ thể.