18/06/2018, 16:57

Tình thế của một dân tộc vay mượn (bài 3)

Lê Văn Tích Một cá nhân, một công ty hay một quốc gia, trong buổi “sơ khai”, mấy ai tránh được chuyện vay mượn và nhờ vả. Nó như là mối liên hệ tương hỗ tất yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển từ thế hệ trước sang thế hệ sau vậy. Tuy nhiên, “một ...

gionevo.jpg

 Lê Văn Tích

          Một cá nhân, một công ty hay một quốc gia, trong buổi “sơ khai”, mấy ai tránh được chuyện vay mượn và nhờ vả. Nó như là mối liên hệ tương hỗ tất yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển từ thế hệ trước sang thế hệ sau vậy. 

 Tuy nhiên, “một ưu điểm mà phát huy quá mức sẽ trở thành nhược điểm”(LN). Khi “khởi nghiệp” thì đành phải đi vay, nhưng 10 – 20 năm sau cũng thấy đi vay, thậm chí năm, bảy mươi năm sau mà cũng thấy anh cứ ngã tay ra đi vay-xin người khác thì thật mà khó chấp nhận. 

Nước Việt kể từ ngày “cướp chính quyền” (1945) đến nay, dường như chưa khi nào lại không nằm trong tình thế của một dân tộc vay mượn và nhờ vả? Có phải vì nước ta nhỏ bé, non trẻ hay vì một thế lực “âm mưu” nào đó đang trói tay và che mặt dân tộc này? 

Nhỏ bé là so với Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ… chứ so với hơn 50% thế giới còn lại thì ta còn nằm ở “cửa” trên. 

Tương tự như vậy, so với Anh, Pháp, Nga, Mĩ… thì là non trẻ nhưng có đến 2/3 thế giới còn lại còn dành độc lập muộn hơn dân tộc mình. 

Về địa lý, thiên nhiên thì quá ư là thuận tiện. “Rừng vàng, biển bạc”. Tài nguyên thiên nhiên phong phú giàu có. Lại nằm ở vị trí địa kinh tế – chính trị bậc nhất ở châu Á. Khi nhìn vào bản đồ, ông Lý Quang Diệu có nói đại loại: Nếu có nước nào đó giàu có nhất ở châu Á hiện nay thì nước đó phải là Việt Nam! 

Thuận tiện là vậy, lý thuyết cũng là như vậy mà thực tiễn lại không phải vậy. 

Sau khi “cướp” được chính quyền, trong những ngày đầu tiên lãnh đạo đất nước, HCM đã sớm nhận ra con đường vận động của thế giới tiến bộ. Trong khoảng một năm đầu dành độc lập, HCM đã gửi đi 8 bức thư – điện cho ngoại trưởng và Tổng thống Mĩ để “nhờ cậy”. Nhờ cậy Hoa Kỳ công nhận nền độc lập mà ông vừa mới dành được. Tiếc rằng hứa hẹn của Franklin Delano Roosevelt chưa kịp thực hiện thì ông đã đột ngột qua đời. Lịch sử nước Việt đành ngã theo một lối rẽ ngoài mong muốn khác? 

Không riêng gì Việt Nam, mà bất kỳ dân tộc thuộc địa nào của giai đoạn ấy, sau khi lật đổ được chủ nghĩa đế quốc thực dân thì người ta đều tìm mọi cách để các nước lớn công nhận nền độc lập của họ. Ở phương diện này, chuyện cầu cạnh hay nhờ vả nước lớn cũng là chuyện bình thường. 

Không được Mĩ công nhận, Liên xô thì không đếm xỉa, chính phủ của HCM phải “tự biên tự diễn” để chống lại biết bao “thù trong giặc ngoài” đang tìm cách “ăn tươi nuốt sống”, đặc biệt là thực dân Pháp suốt 4 năm trời. 

Đến cuối năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông dành thắng lợi, biết là nó chẳng tốt đẹp gì nhưng ít ra thì cũng còn có thể nhờ cậy và lợi dụng, vậy là đành “vịn” vào Trung Quốc để đánh Pháp. Đó chính là sợi dích dắc dẫn đến những vướng víu vô cùng phức tạp và đau thương cho dân tộc Việt Nam sau này. 

Từ sau tháng 8/1945 đến trước tháng 10/1949, chính phủ của HCM rất muốn theo con đường dân chủ của thế giới nhưng nghiệt thay là thế giới dân chủ không chọn ông mà Mao Trạch Đông lại chọn ông? 

Nhờ vả và vay mượn của người ta thì dựa vào cái gì để có thể bằng ngang người ta? “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”; “có tiền mua tiên cũng được…” Vay thì phải trả, nhờ cậy thì phải biết mang ơn đó là lẽ thường ở đời. 

 Sau khi đánh thắng Pháp ở Điện Biên Phủ, như lệ thường thì đuổi luôn Pháp mà dành toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng cái ân nghĩa của “bốn phương vô sản …” được “anh hai” và “anh ba” tráo trở như là gạt nợ cho một cuộc đổi chác ích lợi của các ông lớn? 

Vì vay mượn nhờ vả người ta nên đành ngậm đắng nuốt cay nhìn đồng chí của mình “xẻ thịt” quê hương Tổ quốc. Hậu quả là, sau 1954, chỉ một nửa đất nước là “giải phóng”. 

Nhìn sang đất nước có chung hoàn cảnh với ta như Ấn Độ, Malaysia, Myanma… Họ cũng là những nước thuộc địa, nổi dậy đấu tranh dành độc lập nhưng là tự nỗ lực của dân tộc họ mà không bị cuốn vào một thế lực “thứ ba”. Nên họ đã không phải trả giá cho cái thân phận “vay mượn nhờ vả”. Từ đó mà tránh được nhiều mối liên lụy đau thương khác cho dân tộc sau này. 

          Một dân tộc luôn sống trong tình thế vay mượn và nhờ vả là một dân tộc “chiếu dưới”. Vay thì trả, nhưng hẳn nhiên tâm thế người đi vay bao giờ cũng phải mang sẳn suy nghĩ “mang ơn cầu cạnh”, vì thế rất khó để tránh sự lệ thuộc vào người khác. 

Mất độc lập về kinh tế tài chính, hẳn nhiên lệ thuộc về văn hóa chính trị. Khi đã lệ thuộc thì làm sao anh có thể đủ bình tĩnh, tự tin để quyết định công việc theo tư duy sáng tạo và tự chủ của bản thân được. 

Vì vậy, “tình thế của một dân tộc vay mượn” còn dẫn đến sự ù lì, cù lần trong sáng tạo khoa học kỹ thuật. Qua thế kỹ XXI gần hai thập niên mà chưa thể chế tạo được đinh vít đạt chuẩn quốc tế, điều đó có đúng không Franklin Delano Roosevelt

LVT, Diễn Châu, June 10/2017

0