18/06/2018, 16:56

Tư tưởng cai trị sơ kì mang tính chất tư tưởng tôn giáo thiên hướng độc lập Việt Nam cổ đại

Bản đồ Giao Châu cuối thời Đông Hán Lê Chí Hiếu Trên đầu đường lịch sử, bước những bước dài biến đổi trong cái mù mờ không gian hư ảo của miền đất lạc hậu, bồi bãi của những con sông đổ thành đất phù sa vùng đồng bằng Bắc Bộ cách đây mấy ngàn năm. Dòng sông cuộn chảy dòng to hẹp, ...

Tam_Quoc_208

Bản đồ Giao Châu cuối thời Đông Hán

Lê Chí Hiếu

Trên đầu đường lịch sử, bước những bước dài biến đổi trong cái mù mờ không gian hư ảo của miền đất lạc hậu, bồi bãi của những con sông đổ thành đất phù sa vùng đồng bằng Bắc Bộ cách đây mấy ngàn năm. Dòng sông cuộn chảy dòng to hẹp, thay đổi theo thế đất. Khoảng dài thời gian cũng thay đổi như dòng sông chỉ theo dòng đổ về biển có nhanh có chậm mà không đặc quánh, dòng sông chỉ chết khi mất dòng rồi chở thành đầm ao tù đọng. Lịch sử cũng vậy để rồi dòng chảy chết bởi đất tạo thành mach ngầm hay tạo ra hồ to ao nhỏ, tất thẩy có lên tới một buổi thời gian cần được đào xới tìm hiểu tỏ tường để nhận biết về thời hiện tại theo góc nhìn cổ sử.

Sông Dâu vòng qua đất Luy Lâu tạo thành đô thị thuộc địa cách đây hai ngàn năm đã mất dòng. Sông Hồng với những bãi ngập nước nhung nhúc những giao long- cá sấu mà biến thành huyền tích.

 Lịch sử toả đi trăm hướng để lớp người lớp lớp đi sau, biên chép nâng hạ mà thành nhưng chứng cớ đẩu đâu minh hoạ cho một hệ văn minh mù mịt như khói, bàng bạc như mưa, tỏ sợi vàng như nắng. Nhìn thấy mà không thấy, cảm nhận mà không nắm bắt được.

Miền Bắc Ninh vốn được coi là miền đất của văn minh của tinh hoa xứ Bắc. Ở đầu cái mùa xuân mìn mịt mưa phùn như rắc bạc trong đầu nguồn sử sách, để nhận ra cốt cách của việc thành hình sự văn minh áp lên những kẻ – con người mình trần chích mực chàm xứ xa này, vẫn hẳn nhận thấy một tư tưởng khác trên đầu lớp cai trị tinh hoa.

Trong vũ trụ, vẫn biết lực hấp dẫn vô ngàn thu hút các tiểu hành tinh hướng theo một đại hành tinh to lớn. Xứ Trung Hoa với nền văn minh cũng trải qua bao sự áp dụng đổi thay về tư tưởng mà ta nhận thấy trong chỗi binh loạn thủa Xuân Thu Chiến Quốc, bắt đầu từ những thuyết sĩ du hành kiếm quyền kiếm cơm qua các tiểu quốc tới những tư tưởng Nho – Lão – Trang… xứ thuộc địa phương Nam cũng vậy, miền thưa người dã man thủa mịt mùng xa quá ấy cũng lần hồi in dấu trong đầu những trang sách mặc cho vẫn còn ngệch ngoạc bằng một thứ giấy xấu và thứ chữ sai văn cách.

Khi một tộc người dã man đón nhận tư tưởng theo bước lê dương chiến chinh ắt hẳn sẽ dẫn tới sự phản kháng, việc đặt mốc soi xét việc đưa ra xếp đặt những vấn đề nghiên cứu nếu đặt trên phương diện thứ dân tộc cực đoan dã man tôi đòi văn minh sẽ dẫn tới việc hướng theo một kiểu hiểu khác sai lạc đi nhiều so với cụ thể vấn đề đặt ra.

Mê Linh là miền đồng bằng đất cổ, nếu vẽ một nét chì trên tấm bản đồ địa dư ta thấy nó ngăn cách với miền đồng bằng bởi hệ thống sông ngòi giăng khắp, mốc sử nay ta thấy đặt về mốc chiến cuộc những năm 40-43 sau Tây Lịch để minh chứng cho chiến cuộc bùng lên của dân Việt trước sự xâm lăng của người Hán nhằm đề cao giá trị chống phương Bắc của xã hội nguyên thuỷ tự do phương Nam bản địa. Nhưng nếu nhận rõ ra thì nó thực giống như cuộc nội chiến trên một miền hoang địa mà lớp người tới trước phản kháng lớp người tới sau, sự chống cự của bản tính mẫu hệ nguyên thuỷ với một tư tưởng hiện đại hơn. Hệ thống sông phân tách địa dư hai vùng Vĩnh Phúc – Bắc Ninh tựa như đường biên giới của vùng ảnh hưởng xưa cũ của quần cư nguyên thuỷ canh tác cũ với những chủ bãi bồi màu mỡ của lối canh tác mới giài có hơn.

Phục Ba Mã Viện hay Phục Ba Lộ Bác Đức chỉ đại diện cho những đạo quân viễn chinh bảo vệ cho một đế chế hùng mạnh trải từ Tây Hán qua Đông Hán, việc thống nhất Nam Việt vào Đại Hán khác với việc dẹp cuộc nổi loạn của các chủ đất thế lực cũ trước quyền lợi của cư dân mới tại vùng thuộc địa mang tính kimi phương Nam. Nó hoàn toàn mang tính quân sự chứ không mang tính chính trị tư tưởng.

Sĩ Vương- Sĩ Nhiếp-Nam Giao Học Tổ hiển nhiên không phải là một nhà quân sự thuần tuý, đó là một nhà kỹ trị tư tưởng đại diện cho lớp tinh hoa bản địa chiến thắng, nó là sản phẩm của ý thức hệ bậc cao bản xứ vươn lên sau cuộc bình định năm 43. Ông chủ đất hiển nhiên đã mang trong mình tư tưởng cai trị lớp đầu tiên manh nha tạo lên các ông chủ rộng Lý giàu có, các ông chủ thuyền Trần thế lực sau này.

Kỹ năng cai trị những tập đoàn người ô hợp trên một mảnh đất mà các ông chủ sau này từng thốt lên “ bé như bàn tay” hoàn toàn không dễ dàng như người sau nhầm tưởng. Chinh phục bởi giáo sắt, tên sắt, bằng những ô vuông lính chiến thuật chỉ khuất phục lực lượng chống đối trong các cuộc chiến nóng, việc dùng tư tưởng kỹ trị kinh tế chỉ yên được cái miệng, cái bụng trong công cuộc kiếm sống chứ không làm yên ắng đươc hoàn toàn cái đầu ưa sự tạo phản manh động, quần cư theo tính chất gia tộc hay thôn bản sau một lớp thành trì thiên nhiên giới hạn bởi những luỹ tre gai. Công cuộc cai trị phải bắt đầu ở tư tưởng, đánh thẳng vào thứ cao xa nhất ấy chính là tín ngưỡng. Sự sợ hãi của con người chính là sự sợ hãi các đấng mà chính bản thân các hành động dù cho kín đáo hay xấu xa đê hèn nhất cũng sợ run khi hành động, nó tựa như ánh nhìn xuyên suốt thấu tâm can đó chính là các đấng linh thần mà dân bản xứ xếp đặt nâng, hạ. Hiển nhiên sự xuất hiện của lửa, nước, núi, đất, đá, mây, mưa, sấm, chớp… nâng đặt trên các cõi mịt mờ trong não mỗi cá thể chính là tư duy cao nhất nhằm phát triển dẫn tới sự văn minh. Chủ thể giản đơn dựa vào thiên nhiên ấy chính là tôn giáo cổ đại thuần nhất nguyên thuỷ, nó cũng chính là bàn đạp khởi tạo nền tảng cho những tôn giáo phức tạp hơn thờ phụng bởi tư tưởng như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo… xuất tích sau. Khởi thuỷ của các ông cai trị mang tính chất quốc gia nhiễm tưởng chỉ hàm chứa chính trị nhưng sâu xa hơn cả chính là mặc định về một thứ tôn giáo tư tưởng được xếp đăt khéo léo. Nó kéo ông cai trị không chỉ cả phần xác mà còn bao trùm cả phần hồn của tập đoàn bị trị.

Theo Việt Phật ngài Lê Mạnh Thát đưa ra nhằm chứng minh Phật giáo vào An Nam trước Trung Nguyên theo đường biển vòng qua Phù Nam, Lâm Ấp. Nhưng cụ thể mang tính thực tế mà xét thì đó chỉ là sự tô son điểm phấn nhằm chứng thực giá trị văn minh cho miền đất thuộc địa Giao Chỉ mà thôi. Nếu nhìn rõ theo bản đồ sự phát triển Phật Giáo thì điểm cuối của cuộc hành trình trên biển từ đất Ấn có một vài bến đỗ chính trên đất Việt hiện đại chỉ có Phù Nam -Lâm Ấp. Việc vào trung tâm đô hộ Luy Lâu hay Long Biên sau này là hãn hữu. Con đường bộ sang Vân Nam – Miễn Điện tuy có đường nhưng hiểm yếu khó khăn chỉ dành cho số ít người truyền giáo hay học đạo xuôi ngược.

Tư tưởng tín ngưỡng Luy Lâu chính là sự kết hợp phái sinh Kỳ La Giáo, một pháp thiền do tu sĩ nguyên thuỷ Ấn thực hiện còn có trước Phật Giáo. Khác với tư tưởng chặt buộc của các tôn giáo hiện đại, nó có thể hoà tan vào tín ngưỡng bản địa nguyên thuỷ, đó có thể là tính phồn thực ngay ở Man Nương nằm ngủ trên bực thềm chỉ vì Khâu Đà La bước qua mà mang thai. Ở đây huyền thoại ở Lĩnh Nam Chính Quái, về việc đặt đứa trẻ sơ sinh vào giữa thân cây dâu gợi cho ta nhận ra mù mờ một nghi lễ hiến tế xác thân của tẻ nhỏ hay thiếu nữ đồng trinh, Thạch Quang Phật, tảng đá gợi cho người hiểu biết về tục thờ đá cổ sơ mà vùng văn minh nào cũng có. Thân Dâu làm tượng tạo ra chùa Dâu, có thể rõ về tính thờ cây- thiên nhiên.

Sự kết hợp mở tạo ra một đạo Tứ Pháp hiện nay ta phát hiện các hệ thống Tứ Phát trên các miền châu thổ Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nam. Nó chính là tôn giáo cai trị mà Sĩ Nhiếp dùng để bước đầu tách bạch miền lãnh thổ. Việc ngoại giao đối ngoại với Kinh Châu, Nguỵ, Ngô trong Tam Quốc là mặt đối ngoại mà sau này các ông chủ châu thổ Lý- Trần- Lê-Mạc thường sử dụng. Đối nội, cai trị nhờ hành chính và tư tưởng tứ pháp kết hợp Đạo giáo cũng chắc khơi nguồn cho tư tưởng cai trị Lý Trần.

Tôn Sách chủ đất Đông Ngô thời Tam Quốc chết bởi Vu Cát thần tiên thì tại Luy Lâu Vu Hồng thần tiên cũng truyền cho Sĩ Vương phép trường sinh mà Việt Điện U Linh có đề cập 70 năm sau Lâm Ấp bởi Hoàng Vương quật mộ cướp của mà thân xác vẹn nguyên.

Nghi trượng ra đường có xe ngựa phủ mành, người Hồ đốt hương chứng minh một sắc thái tư tưởng tôn giáo, thông qua nghi vệ dáng vẻ của ông vua tôn giáo, Sử Ký Toàn Thư còn mô tả về lễ tắm Phật vào thời các ông vua điền chủ Lý.

Hãy nhận ra Tứ Pháp cũng tựa như Thảo Đường mà các ông vua Lý lập ra hay Trúc Lâm do các ông vua Trần sáng tác cũng chỉ là sự đẩy cao về tư tưởng cai trị tôn giáo từ Sĩ Nhiếp.

Một manh mối nữa là Tứ Pháp cũng chính là sự hoà hợp của Phật giáo nguyên thuỷ mà nhóm văn minh Ấn- Hồ thế lực ở miền đất mới. Nhóm này ảnh hưởng từ Kỳ La Giáo, Ba ni giáo cho tới Phật giáo chịu ảnh hưởng của vua Asoka- A Dục. Dấu tích của các tháp Phật miền Hải Dương nay chỉ còn lại các cái tên hành  chính. 

Nó chính là sự dung hoà với nguyên thuỷ thần bản địa như Lạt Ma Giáo hiện tại vẫn ảnh hưởng tại Tây Tạng với các ông Lạt Ma thống trị cả xác với hồn.

Kết luận về Tứ Pháp với hệ thống Pháp Vân-Pháp Vũ-Pháp Lôi-Pháp Điện không chỉ là một nhánh tôn giáo thuần tuý mà nó chính là tư tưởng triết học cai trị những đám cư dân ô hợp miền Bắc Bộ hiện tại. Chính vậy mà đảng Cộng Sản hay một dạng đảng mang màu triết học như đảng Cần Lao cùng tìm cách áp theo tôn giáo để cai trị đám dân Việt. Những Ngô Tổng Thống sụp đổ bởi dạng Quốc Sư anh Ngô Đình Thục với cố vấn em Ngô Đình Nhu hướng lực lượng theo yếu tố thần học Thiên Chúa đối với tôn giáo cũ theo kiểu đối đầu. Rõ hơn gần đây các chùa xuất hiện những phật ngọc Hồ Chí Minh hay bồ tát Võ Nguyên Giáp, bồ tát Đỗ Mười cũng chính là sự thoả thuận ngầm một tư tưởng sang tôn giáo.

Tính chất mù mờ linh thiêng của tôn giáo luôn thu hút cư dân mà cái tâm luôn luôn đặt nặng tư tưởng manh động cướp phá, không chịu theo một khuôn nhất định. Nó phù hợp với tính láu cá mơ ước sống trong một thiên đường không lao động mà hưởng thụ, tính vỹ cuồng nhưng lại nhỏ nhen của những kẻ ô hợp nặng về tính ưa mạnh bắt nạt yếu dùng đám đông cuồng tín theo đuôi để đả phá các nhóm nhỏ mặc định tinh hoa hơn, nó xuyên suốt cả không gian thời gian trường thọ tới mấy ngàn năm không mất. Việc các đạo như hội kín Phan Xích Long, Duy Dân Lý Đông A, Đại Việt Dân Chính Trương Tử Anh hay xuất điểm từ tôn giáo hướng theo một góc Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Hoà Hảo sau này.

0