11/05/2018, 14:53

Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của xã hội học

2.1. Cơ cấu của xã hội học: Là một ngành khoa học độc lập, xã hội học cũng có cơ cấu của nó. Nói đến cơ cấu của xã hội học cần phải hiểu xã hội học gồm những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội. Có nhiều các trình bày khác nhau về cơ ...

2.1. Cơ cấu của xã hội học:
Là một ngành khoa học độc lập, xã hội học cũng có cơ cấu của nó. Nói đến cơ cấu của xã hội học cần phải hiểu xã hội học gồm những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội.

Có nhiều các trình bày khác nhau về cơ cấu của xã hội học. Ở đây sẽ trình bày hai các xem xét về cơ cấu của xã hội học dựa trên hai cơ sở khác nhau:
Thứ nhất: Dựa trên cấp độ riêng- chung; bộ phận chỉnh thể của tri thức và phạm vi nghiên cứu của xã hội học, người ta chia ra thành xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt.
Xã hội học đại cương nghiên cứu những quy luật và những đặc điểm chung nhất của các hiện tượng và quá trình xã hội. Nó nghiên cứu những mối quan hệ, những cơ cấu chung nhất của hệ thống xã hội. xã hội học đại cương là hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết cơ bản của xã hội học, là cơ sở lý thuyết cho các nghành xã hội học chuyên biệt.
xã hội học chuyên biệt được phát triển trên đối tượng chung của xã hội học. Nó nghiên cứu những mối quan hệ xã hội học cụ thể, những khía cạnh và những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nó chỉ ra những quy luật cho sự vận động và phát triển của các đối tượng trong đó điều kiện thời gian và không gian xác định. Trên cơ sở này, có thể đối tượng là những cơ cấu xã hội theo khu vực, lãnh thổ của hệ thống xã hội hay những ngành nghề khác nhau như những hệ thống con tạo nên cơ cấu của hệ thống xã hội.
Mối quan hệ giữa xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt là mối quan hệ của việc nghiên cứu cái chung, cái tổng thể với vệc nghiên cứu cái riêng cái bộ phận. Rõ rang việc nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình xã hội cụ thể có kết quả chỉ trong trường hợp nếu nó liên hệ hữu cơ với việc nghiên cứu các quy luật của xã hội nói chung.
Thứ hai: Cách phân chia này liên quan đến quan niệm của Ferdinand Tonies (1855- 1939) về cơ cấu xã hội. Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức xã hội học để chia thành 3 cấp độ khác nhau: xã hội học trừu tượng- lý thuyết, xã hội học cụ thể- thực nghiệm, xã hội học triển khai ứng dụng.
+ xã hội học trừu tượng- lý thuyết: là một bộ phận của xã hội học nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về hiện tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện tri thức mới và xây dựng lý thuyết, khái niệm, phạm trù xã hội học.
+ xã hội học cụ thể – thực nghiệm: Là một bộ phận của xã hội học nghiên cứu hiện tượng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng lý thuyết, khái niệm xã hội học và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
+ xã hội học triển khai – ứng dụng: Là một bộ phận của xã hội học vận dụng các nguyên lý, ý tưởng vào việc phân tích và giải quyết các tình huống, sự kiện thực của đời sống xã hội. Nó nghiên cứu cơ chế hoạt động, điều kiện, hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội học nhằm chỉ ra giải pháp đưa tri thức xã hội học vào cuộc sống.
Ngoài ra người ta có thể chia xã hội học làm hai bộ phận: xã hội học vi mô và xã hội học vĩ mô.

2.2. Chức năng của xã hội học

xã hội học có 3 chức năng cơ bản: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng.

2.1.1. Chức năng nhận thức

– Thực tế xã hội học là một hệ thống tri thức về lĩnh vực đối tượng mà nó nghiên cứu. xã hội học có vai trò lớn trong việc làm cho tri thức nhân loại phát triển đa dạng, phong phú hơn. Đặc biệt trong việc phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, óc phân tích, khái quát trong các hoạt động tư duy của con người.
– xã hội học trang bị cho chúng ta tri thức về những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của các hiện tượng, các quá trình xã hội… xã hội học đã góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội, góp phần sáng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội, cũng như các bộ phận, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
– xã hội học với cơ sở lý luận của mình giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về sự phát triển tương lai của xã hội.
– Thông qua các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, xã hội học tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất khuynh hướng, tính quy luật của các quá trình và các hiện tượng xã hội đang hàng ngày xảy ra xung quanh ta.
Tất cả cái đó giúp con người nhận thức đúng về điều kiện tồn tại của bản thân và áp dụng nhận thức đó vào quá trình hoạt động thực tiễn theo tinh thần cải tạo xã hội.

2.2.2. Chức năng thực tiễn

Ở mức độ nào đó có thể xem chức năng này như một chức năng cơ bản và phổ biến của xã hội học. xã hội học cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ cho các hoạt động thực tiễn của con người.
Sự phong phú đa dạng của nhận thức xã hội học cả ở mặt lý luận và thực nghiệm làm cho xã hội học trở thành công cụ quan trọng trong quản lý xã hội.
Các tri thức của xã hội học về sự phát triển của xã hội, về xu hướng phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội là cơ sở quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý. Các tài liệu thực nghiệm của các cuộc nghiên cứu xã hội học không những chỉ là những thông tin quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các quyết định quản lý, mà còn là phương tiện hữu ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn, hoạt động quản lý con người.
xã hội học còn giúp các nhà quản lý hiểu biết đúng nghĩa các hiện tượng, những quá trình mới nảy sinh trong đời sống xã hội, từ đó được những quyết sách đúng đắn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển.
xã hội học còn có vài trò đặc biệt quan trọng trong việc dự báo xã hội nhờ vào hệ thống các phạm trù, khái niệm những quy luật của mình mà ít nhiều phản ánh thực tế xã hội, phản ánh sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội. xã hội học còn góp phần vào việc nghiên cứu, cải thiện chính bản thân công việc quản lý, cơ quan quản lý cũng như các phương pháp quản lý.

2.2.3. Chức năng tư tưởng

Thực tế, các giai cấp khác nhau quan tâm đến xã hội học cũng khác nhau. Điều đó cho thấy xã hội học có tính giai cấp và tính đảng. xã hội học Mác – Lênin phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động.
xã hội học trang bị cho nhân loại những tư tưởng về tính toàn diện của xã hội, về tính tất yếu trong sự phát triển của xã hội, từ đó tạo cho họ niềm tin vào tương lai của loài người và càng vững tin hơn vào hành động của mình.
xã hội học còn có vai trò lớn trong việc tổ chức và quản lý các quá trình tư tưởng hông qua việc thường xuyên điều tra thực trạng tư tưởng của quần chúng, giáo dục tư tưởng cũng như các khía cạnh hoạt động tư tưởng của nhân dân lao động.
xã hội học còn tạo cho con người thói quen suy nghĩ theo quan điểm khoa học đối với các hiện tượng của đời sống xã hội, nâng tư duy thông thường thành tư duy khoa học trên cơ sở nhận thức sâu sắc xu thế phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội. Từ đây xã hội học tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, duy tâm trong suy nghĩ và hành động của con người.

0