cơ cấu xã hội học là gì?
Xã hội học là một ngành khoa học độc lập, xã hội học cũng có cơ cấu của nó . Nói đến cơ cấu của xã hội học cần phải hiểu xã hội học gồm những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội. Có nhiều các trình bày khác nhau về cơ cấu của xã hội ...
Xã hội học là một ngành khoa học độc lập, xã hội học cũng có cơ cấu của nó. Nói đến cơ cấu của xã hội học cần phải hiểu xã hội học gồm những bộ phận nào và mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội.
Có nhiều các trình bày khác nhau về cơ cấu của xã hội học. Ở đây sẽ trình bày hai các xem xét về cơ cấu của xã hội họcdựa trên hai cơ sở khác nhau:
Thứ nhất: Dựa trên cấp độ riêng- chung; bộ phận chỉnh thể của tri thức và phạm vi nghiên cứu của xã hội học, người ta chia ra thành xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt.
Xã hội học đại cương nghiên cứu những quy luật và những đặc điểm chung nhất của các hiện tượng và quá trình xã hội. Nó nghiên cứu những mối quan hệ, những cơ cấu chung nhất của hệ thống xã hội. xã hội học đại cương là hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết cơ bản của xã hội học, là cơ sở lý thuyết cho các nghành xã hội học chuyên biệt.
xã hội học chuyên biệt được phát triển trên đối tượng chung của xã hội học. Nó nghiên cứu những mối quan hệ xã hội học cụ thể, những khía cạnh và những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nó chỉ ra những quy luật cho sự vận động và phát triển của các đối tượng trong đó điều kiện thời gian và không gian xác định. Trên cơ sở này, có thể đối tượng là những cơ cấu xã hội theo khu vực, lãnh thổ của hệ thống xã hội hay những ngành nghề khác nhau như những hệ thống con tạo nên cơ cấu của hệ thống xã hội.
Mối quan hệ giữa xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt là mối quan hệ của việc nghiên cứu cái chung, cái tổng thể với vệc nghiên cứu cái riêng cái bộ phận. Rõ rang việc nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình xã hội cụ thể có kết quả chỉ trong trường hợp nếu nó liên hệ hữu cơ với việc nghiên cứu các quy luật của xã hội nói chung.
Thứ hai: Cách phân chia này liên quan đến quan niệm của Ferdinand Tonies (1855- 1939) về cơ cấu xã hội. Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức xã hội học để chia thành 3 cấp độ khác nhau: xã hội học trừu tượng- lý thuyết, xã hội học cụ thể- thực nghiệm, xã hội học triển khai ứng dụng.
+ xã hội học trừu tượng- lý thuyết: là một bộ phận của xã hội học nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về hiện tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện tri thức mới và xây dựng lý thuyết, khái niệm, phạm trù xã hội học.
+ xã hội học cụ thể – thực nghiệm: Là một bộ phận của xã hội học nghiên cứu hiện tượng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng lý thuyết, khái niệm xã hội học và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
+ xã hội học triển khai – ứng dụng: Là một bộ phận của xã hội học vận dụng các nguyên lý, ý tưởng vào việc phân tích và giải quyết các tình huống, sự kiện thực của đời sống xã hội. Nó nghiên cứu cơ chế hoạt động, điều kiện, hình thức biểu hiện của các quy luật xã hội học nhằm chỉ ra giải pháp đưa tri thức xã hội học vào cuộc sống.
Ngoài ra người ta có thể chia xã hội học làm hai bộ phận: xã hội học vi mô và xã hội học vĩ mô.