Thiết chế xã hội là nhân tố cần thiết để ổn định xã hội
– Khái niệm thiết chế xã hội: Có nhiều cách định nghĩa về thiết chế xã hội. Ở đây xin nêu 2 cách định nghĩa: + Thiết chế xã hội là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực và các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thoã mãn những nhu cầu và thực hiện các ...
– Khái niệm thiết chế xã hội: Có nhiều cách định nghĩa về thiết chế xã hội. Ở đây xin nêu 2 cách định nghĩa:
+ Thiết chế xã hội là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực và các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thoã mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
+ Hay thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội nhất định đảm bảo tính bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ đó.
* Tính hai mặt của thiết chế xã hội:
– Là một hệ thống xã hội có tổ chức.
– Cách thức, hình thái, quy tắc của tổ chức xã hội.
* Các chức năng của TCXH:
– Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội.
+ Tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ TCXH mà nó xã hội hoá người hành động xã hội để chấp nhận và làm theo những người khác trong xã hội.
+ Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội.
+ Điều chỉnh sự hoạt động của nhóm, cá nhân. Duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm.
– Kiểm soát xã hội.
+ TCXH là hệ thống của những quy định xã hội hết sức chặt chẽ. Để thực hiện những quy định đó phải có những phương tiện cần thiết. Bản thân TCXH cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội.
+ Có 2 hình thức kiểm soát xã hội:
– Kiểm soát có hình thức
– Kiểm soát phi hình thức
– Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội, không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.