Trình bày phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học
25.1. Quan sát là gì ? Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. * Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát: – ...
25.1. Quan sát là gì ?
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn,… để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
* Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát:
– Điểm mạnh nhất của phương pháp quan sát là đạt được ấn tượng trực tiếp và sự thể hiện của cá nhân được quan sát, trên cơ sở ấn tượng mà điều tra viên ghi chép lại thông tin.
– Hạn chế: Chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy ra trong hiện tại (quá khứ và tương lai không quan sát được). Tính boa trùm của quan sát bị hạn chế, bởi vì người quan sát không thể quan sát mẫu lớn được. Đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ quan của người quan sát.
Do ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát mà phương pháp này thường sử dụng cho nghiên cứu đại diện, nghiên cứu thử, hay nghiên cứu để làm chính xác các mô hình lý thuyết, kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu.
25.2. Kỹ thuật quan sát
* Phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo trước khi quan sát. Bao gồm:
– Xác định rõ mục tiêu quan sát (để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào?)
– Phải xác định đối tượng quan sát (quan sát ai?)
– Xác định thời điểm quan sát (quan sát ở đâu thì hợp lý?)
– Các thức tiếp cận để quan sát.
– Xác định thời gian quan sát (quan sát khi nào?, bao lâu?)
– Hình thức ghi lại thông tin quan sát ( ghi chép bằng gì? ghi âm, chụp ảnh, quay camera).
– Tổ chức quan sát: phải tổ chức chặt chẽ, phối hợp giữa các quan sát viên.
* Lựa chọn các loại quan sát: tuỳ theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà lưụa chọn hình thức quan sát cho phù hợp.
– Theo mức độ chuẩn bị:
+ Quan sát có chuẩn bị: Là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trung sự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả cho thông tin nhận được từu phương pháp khác.
+ Quan sát không chuẩn bị: Là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử.
– Theo sự tham gia của người quan sát:
+ Quan sát có tham dự: Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.
+ Quan sát không tham dự: Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát.
– Theo mức độ công khai của người đi quan sát:
+ Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình.
+ Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.
– Căn cứ vào số lần quan sát:
+ Quan sát một lần
+ Quan sát nhiều lần: có khả năng nhận thức lớn hơn nhiều