04/06/2017, 23:44
“Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và giận dữ". Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó. (Bài 3)
Khổng Tử từng nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Mỗi người ngay từ lúc sinh ra không ai mang trong mình mầm mống của những thói hư tật xấu. Chỉ khi va đập với cuộc sống, bản tính thiện trong con người mới bị pha tạp. Có người cho rằng có ba thứ có thể làm hỏng một con người, đó là rượu, tính kiêu ...
Khổng Tử từng nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Mỗi người ngay từ lúc sinh ra không ai mang trong mình mầm mống của những thói hư tật xấu. Chỉ khi va đập với cuộc sống, bản tính thiện trong con người mới bị pha tạp. Có người cho rằng có ba thứ có thể làm hỏng một con người, đó là rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ. Điều đó có hoàn toàn chính xác?
Tôi cho rằng, rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ đúng là ba điều có thể làm hỏng một con người. Khái niệm “hỏng” ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là hỏng về thân xác mà còn là biến dạng về nhân cách, nhân tính. Bản thân mỗi điều đó cũng đủ khiến con người không còn là chính mình bởi lẽ, tác hại của chúng rất lớn.
Thực tế mà nói, bản thân rượu không có hại nhưng sự lạm dụng của con người khi dùng rượu gây ra những tác hại khôn lường. Rượu làm con người mất tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình, vì thế nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra. Những tác hại do rượu gây ra vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên, xét về phương diện sức khỏe y tế, một chút rượu có thể làm con người hưng phấn, những loại rượu thuốc, nếu biết sử dụng chừng mực sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho con người. Nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong Tuyên ngôn độc lập rượu “làm cho nòi giống ta suy nhược”. Những người uống rượu có khả năng mắc các bệnh về gan, tim, xơ gan, phần lớn nguyên nhân là do uống quá nhiều rượu bia. Cũng có không ít trường hợp đột tử do uống quá nhiều rượu.
Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe là những thiệt hại về kinh tế. Không tính đến chi phí sản xuất, chi phí hoạt động tiêu thụ rượu cũng chiếm một khoản không nhỏ. Những cuộc nhậu nhẹt quá linh đình chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền cho khoản mua rượu.
Người uống rượu say thường không làm chủ được bản thân nên hay có những hành vi không kiềm chế, gây rối rắm mất trị an xã hội. Mỗi ngày hàng chục vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam nguyên nhân do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống quá nhiều rượu, bia. Những tổn thương về tinh thần cho cả nạn nhân và người thân của họ là không thể đong đếm được. Hình ảnh những người say rượu bê tha, các vụ đánh cãi chửi nhau do say rượu là những hình ảnh phi văn hóa nhất, cần bị phê phán.
Với những tác hại đó, chúng ta có đủ chứng cớ để kết luận rượu là nhân tố có thể làm hỏng con người.
Điều thứ hai có thể làm hỏng con người là tính kiêu ngạo. Kiêu ngạo là sự ngạo mạn, coi thường người khác. Kiêu ngạo không giống với kiêu hãnh và khác xa lòng tự tôn. Người kiêu ngạo cũng có khi đạt được thành công nên thường cho mình là trên hết, không ai bằng mình. Chính vì thế họ không bao giờ nhận thức đúng đắn về bản thân, không bao giờ nhìn ra điểm yếu của mình. Vậy nên, tính kiêu ngạo làm con người chủ quan, không biết sửa sai khi mắc lỗi, làm con người không có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Đó là lý do người kiêu ngạo rất hiếm khi thành công trong cuộc sống. Một học sinh kiêu ngạo không bao giờ đạt được kết quả học tập như ý. Một giáo viên kiêu ngạo không bao giờ có tiết dạy hay. Hẳn chúng ta ai cũng đã nghe câu chuyện dân gian Thỏ và rùa, Thỏ kiêu ngạo dù thực lực có chạy nhanh đến đâu cũng phải chấp nhận thu cuộc Rùa kiên nhẫn. Bài học về tính kiêu ngạo của Thỏ sẽ còn có giá trị giáo dục đối với tất cả chúng ta.
Điều thứ ba làm hỏng con người là sự giận dữ. Giận dữ là trạng thái giận đến mức tức tối, có lời nói và cử chỉ đáng sợ. Thường thì con người hay giận dữ khi gặp phải những điều trái ý mình. Có khi sự giận dữ là chính đáng nhưng cũng có khi sự giận dữ là vô cớ. Và dù có lý do hay không có lý do, lúc giận dữ là lúc con người yếu đuối nhất, hoang mang nhất.
Tác hại của sự giận dữ cũng ghê gớm không khác gì tác hại của rượu và sự kiêu ngạo. Sự tức giận làm con người mất tỉnh táo, hồ đồ trong hành động. Ông cha ta cũng đã dạy: “Cả giận mất khôn”. Bất kì sự giận dữ nào cũng khiến mọi việc “sôi hỏng bỏng không”. Người giận dữ sẽ thấy chính mình tổn thương và khi không kiềm chế được, làm tổn thương người khác là không thể tránh khỏi. Sự giận dữ của những tên bạo chúa thời phong kiến làm biết bao dân lành phải chịu cái chết thảm khốc. Có khi giận dữ đi liền với tội ác. Hành động đánh đứa trẻ hai tuổi của người đàn bà trông trẻ độc ác với lý do trẻ không chịu ăn là hành động vô nhân đạo. Không thể lý giải nó từ sự giận dữ...
Chung quy lại rượu, tính kiêu ngạo và sự tức giận đúng là ba điều làm hỏng con người. Nhưng đó chưa phải là tất cả những yếu tố làm nhân hình, nhân tính con người biến dạng. Còn nhiều thứ khác làm hỏng con người, ví dụ như ma túy, các tệ nạn xã hội, thậm chí cả tình yêu không đúng cách.
Chỉ một trong số những thứ trên đã đủ làm hỏng con người. Nhiễm phải bất kì điều tệ hại nào, chúng ta cũng rất dễ khiến mọi người xa lánh, ghét bỏ. Vậy nên, tất cả những thói xấu ấy đều đáng bị lên án.
Nhưng làm thế nào để bài trừ những thói hư, tật xấu đó ở mỗi con người? Trước hết, bản thân mỗi người phải có ý thức tăng cường khả năng tự miễn dịch. Hãy nói “không” với rượu, với tính kiêu ngạo, với sự tức giận, với tất cả những thói xấu, nết xấu trong cuộc sống. Để làm được điều đó, mỗi người cần phải xác định cho mình một bản lĩnh vững vàng. Cùng với những nỗ lực của cá nhân, cộng đồng, xã hội cũng cần có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục bằng mọi hình thức, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm nặng... Có như vậy chúng ta mới có những người tốt - những bông hoa đẹp như Bác Hồ kính yêu từng trông đợi.
Thế hệ thanh niên ngày nay đang đứng trước nhiều vận hội và thách thức lớn. Một trong những thách thức đó là sự cám dỗ của những tệ nạn xã hội, những tư tưởng bảo thủ. Các học sinh, sinh viên không nên chủ quan mà cần chủ động nhận thức và bài trừ chúng.
Đã có rất nhiều nhân cách bị “hỏng” vì rượu, tính kiêu ngạo và sự tức giận. Đó là điều đáng buồn nhưng không đáng tiếc bởi những con người không có bản lĩnh trong cuộc sống thì nên bị đào thải.
Thực tế mà nói, bản thân rượu không có hại nhưng sự lạm dụng của con người khi dùng rượu gây ra những tác hại khôn lường. Rượu làm con người mất tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình, vì thế nhiều điều đáng tiếc đã xảy ra. Những tác hại do rượu gây ra vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên, xét về phương diện sức khỏe y tế, một chút rượu có thể làm con người hưng phấn, những loại rượu thuốc, nếu biết sử dụng chừng mực sẽ có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho con người. Nhưng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong Tuyên ngôn độc lập rượu “làm cho nòi giống ta suy nhược”. Những người uống rượu có khả năng mắc các bệnh về gan, tim, xơ gan, phần lớn nguyên nhân là do uống quá nhiều rượu bia. Cũng có không ít trường hợp đột tử do uống quá nhiều rượu.
Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe là những thiệt hại về kinh tế. Không tính đến chi phí sản xuất, chi phí hoạt động tiêu thụ rượu cũng chiếm một khoản không nhỏ. Những cuộc nhậu nhẹt quá linh đình chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền cho khoản mua rượu.
Người uống rượu say thường không làm chủ được bản thân nên hay có những hành vi không kiềm chế, gây rối rắm mất trị an xã hội. Mỗi ngày hàng chục vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam nguyên nhân do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống quá nhiều rượu, bia. Những tổn thương về tinh thần cho cả nạn nhân và người thân của họ là không thể đong đếm được. Hình ảnh những người say rượu bê tha, các vụ đánh cãi chửi nhau do say rượu là những hình ảnh phi văn hóa nhất, cần bị phê phán.
Với những tác hại đó, chúng ta có đủ chứng cớ để kết luận rượu là nhân tố có thể làm hỏng con người.
Điều thứ hai có thể làm hỏng con người là tính kiêu ngạo. Kiêu ngạo là sự ngạo mạn, coi thường người khác. Kiêu ngạo không giống với kiêu hãnh và khác xa lòng tự tôn. Người kiêu ngạo cũng có khi đạt được thành công nên thường cho mình là trên hết, không ai bằng mình. Chính vì thế họ không bao giờ nhận thức đúng đắn về bản thân, không bao giờ nhìn ra điểm yếu của mình. Vậy nên, tính kiêu ngạo làm con người chủ quan, không biết sửa sai khi mắc lỗi, làm con người không có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Đó là lý do người kiêu ngạo rất hiếm khi thành công trong cuộc sống. Một học sinh kiêu ngạo không bao giờ đạt được kết quả học tập như ý. Một giáo viên kiêu ngạo không bao giờ có tiết dạy hay. Hẳn chúng ta ai cũng đã nghe câu chuyện dân gian Thỏ và rùa, Thỏ kiêu ngạo dù thực lực có chạy nhanh đến đâu cũng phải chấp nhận thu cuộc Rùa kiên nhẫn. Bài học về tính kiêu ngạo của Thỏ sẽ còn có giá trị giáo dục đối với tất cả chúng ta.
Tác hại của sự giận dữ cũng ghê gớm không khác gì tác hại của rượu và sự kiêu ngạo. Sự tức giận làm con người mất tỉnh táo, hồ đồ trong hành động. Ông cha ta cũng đã dạy: “Cả giận mất khôn”. Bất kì sự giận dữ nào cũng khiến mọi việc “sôi hỏng bỏng không”. Người giận dữ sẽ thấy chính mình tổn thương và khi không kiềm chế được, làm tổn thương người khác là không thể tránh khỏi. Sự giận dữ của những tên bạo chúa thời phong kiến làm biết bao dân lành phải chịu cái chết thảm khốc. Có khi giận dữ đi liền với tội ác. Hành động đánh đứa trẻ hai tuổi của người đàn bà trông trẻ độc ác với lý do trẻ không chịu ăn là hành động vô nhân đạo. Không thể lý giải nó từ sự giận dữ...
Chung quy lại rượu, tính kiêu ngạo và sự tức giận đúng là ba điều làm hỏng con người. Nhưng đó chưa phải là tất cả những yếu tố làm nhân hình, nhân tính con người biến dạng. Còn nhiều thứ khác làm hỏng con người, ví dụ như ma túy, các tệ nạn xã hội, thậm chí cả tình yêu không đúng cách.
Chỉ một trong số những thứ trên đã đủ làm hỏng con người. Nhiễm phải bất kì điều tệ hại nào, chúng ta cũng rất dễ khiến mọi người xa lánh, ghét bỏ. Vậy nên, tất cả những thói xấu ấy đều đáng bị lên án.
Nhưng làm thế nào để bài trừ những thói hư, tật xấu đó ở mỗi con người? Trước hết, bản thân mỗi người phải có ý thức tăng cường khả năng tự miễn dịch. Hãy nói “không” với rượu, với tính kiêu ngạo, với sự tức giận, với tất cả những thói xấu, nết xấu trong cuộc sống. Để làm được điều đó, mỗi người cần phải xác định cho mình một bản lĩnh vững vàng. Cùng với những nỗ lực của cá nhân, cộng đồng, xã hội cũng cần có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục bằng mọi hình thức, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm nặng... Có như vậy chúng ta mới có những người tốt - những bông hoa đẹp như Bác Hồ kính yêu từng trông đợi.
Thế hệ thanh niên ngày nay đang đứng trước nhiều vận hội và thách thức lớn. Một trong những thách thức đó là sự cám dỗ của những tệ nạn xã hội, những tư tưởng bảo thủ. Các học sinh, sinh viên không nên chủ quan mà cần chủ động nhận thức và bài trừ chúng.
Đã có rất nhiều nhân cách bị “hỏng” vì rượu, tính kiêu ngạo và sự tức giận. Đó là điều đáng buồn nhưng không đáng tiếc bởi những con người không có bản lĩnh trong cuộc sống thì nên bị đào thải.