14/01/2018, 22:51

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4: Từ và phân loại từ

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4: Từ và phân loại từ Bài tập nâng cao Tiếng Việt lớp 4: Từ và phân loại từ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học ...

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4: Từ và phân loại từ

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4

giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức kèm theo các bài tập từ về phân loại và cấu tạo từ. Hi vọng tài liệu này giúp các em học sinh học tốt môn Tiếng Việt hơn, ôn thi học sinh giỏi hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo và tải về. 

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4

CHUYÊN ĐỀ TỪ VÀ PHÂN LOẠI TỪ

Cấu tạo từ: + Từ phức                 

                 + Từ đơn                 

Từ phức: + Từ láy

             + Từ ghép

Từ ghép: + Từ ghép tổng hợp

             + Từ ghép phân loại 

Từ láy: + Láy âm đầu

           + Láy vần

          + Láy âm và vần

1. Cấu tạo từ (Tuần 3 - lớp 4)

1.1. Kiến thức cần ghi nhớ:

a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

V.D: Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa)

Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa)

b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại:

- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

c) Cách phân định ranh giới từ:

Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.

Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa

- Cách 1: Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

V.D: tung cánh Tung đôi cánh

lướt nhanh Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi, rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

V.D: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước

mặt hồ mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

- Cách 2: Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

V.D: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.

- Cách 3: Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp của 2 từ đơn.

V.D: có xoè ra chứ không có xoè vào

có rủ xuống chứ không có rủ lên xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức

ngược với chạy đi là chạy lại

ngược với bò vào là bò ra chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn

* Chú ý:

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

V.D: cánh én (chỉ con chim én)

tay người (chỉ con người)

1.2. Bài tập thực hành:

Bài 1:

Tìm từ 2 tiếng trong các câu sau:

- Nụ hoa xanh màu ngọc bích.

- Đồng lúa rộng mênh mông.

- Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.

Bài 2:

Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm dưới đây:

Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,... Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng ,...

Bài 3:

Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:

Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.

2. Cấu tạo từ phức: (tuần 4 - lớp 4)

2.1. Ghi nhớ:

* Có 2 cách chính để tạo từ phức:

- Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.

- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.

a) Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

T.G được chia thành 2 kiểu:

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại (T.G phân loại, T.G chính phụ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

- Lưu ý:

+ Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa (cùng danh từ, cùng động từ,...)

+ Các từ như: chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, cà phê, ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa, còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa. Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm).

b) Từ láy (T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

Tham khảo đầy đủ chi tiết Tại đây

0