14/01/2018, 22:50

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý dân cư

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý dân cư Bài tập trắc nghiệm Địa lý 12 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 12: Phần địa lý dân cư . Tài liệu giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm dân cư và ...

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý dân cư

Câu hỏi trắc nghiệm địa lý lớp 12: Phần địa lý dân cư

. Tài liệu giúp bạn hiểu hơn về đặc điểm dân cư và phân bố dân cư, vấn đề lao động việc làm, vấn đề đô thị hóa thông qua các câu hỏi trắc nghiệm cho từng nội dung bài học, đã có đáp án chính xác để bạn đối chiếu kết quả. Mời các bạn tham khảo.

40 câu trắc nghiệm Địa lý Việt Nam

100 câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Địa lý lớp 12

Bài: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Câu 1. Từ đầu thế kỉ đến nay, thời kì nước ta tỉ lệ tăng dân lớn nhất là:

A. 1931 - 1960.        B. 1965 - 1975.
C. 1979 - 1989.        D. 1989 - 2005.

Câu 2. Hai quốc gia Đông Nam Á có dân số đông hơn nước ta là:

A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
B. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a.
C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
D. In-đô-nê-xi-a và Mi-an-ma.

Câu 3. Năm 2005, dân số nước ta là 83 triệu, tỉ lệ tăng dân là 1,3%. Nếu tỉ lệ này không đổi thì dân số nước ta đạt 166 triệu vào năm:

A. 2069.      B. 2059.       C. 2050.          D. 2133.

Câu 4. Biểu hiện rõ nhất của cơ cấu dân số trẻ của nước ta là:

A. Tỉ lệ tăng dân vẫn còn cao.
B. Dưới tuổi lao động chiếm 33,1% dân số.
C. Trên tuổi lao động chỉ chiếm 7,6% dân số.
D. Lực lượng lao động chiến 59,3% dân số.

Câu 5. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố:

A. Điều kiện tự nhiên.                  B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Tính chất của nền kinh tế.      D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Câu 6. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ:

A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
C. Gánh nặng phụ thuộc lớn.
D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân.

Câu 7. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do:

A. Kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.
B. Trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.
C. Dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.
D. Nước ta không có nhiều thành phố lớn.

Câu 8. Vùng có mật độ dân số thấp nhất là:

A. Tây Nguyên.          B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.              D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 9. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm:

A. Hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.
B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. Tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.

Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số nước ta thời kì 1901 - 2005.

(Đơn vị: triệu người)

Năm

1901

1921

1956

1960

1985

1989

1999

2005

Dân số

13,0

15,6

27,5

30,0

60,0

64,4

76,3

83,0

Nhận định đúng nhất là:

A. Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.
B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.
C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 thì dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.
D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.

Câu 11. Ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn ngày càng lớn là do:

A. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
B. Cấu trúc dân số trẻ.
C. Dân số đông.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 12. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:

A. Việc phát triển giáo dục và y tế.
B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
C. Vấn đề giải quyết việc làm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 13. Để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cần quan tâm trước hết đến:

A. Các vùng nông thôn và các bộ phận của dân cư.
B. Các vùng nông nghiệp lúa nước độc canh, năng suất thấp.
C. Vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, biên giới hải đảo.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 14. Gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng:

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ giới.
B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử cộng với số người nhập cư.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.

Câu 15. Gia tăng dân số được tính bằng:

A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử.
C. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư.
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư.

Câu 16. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay, với số dân đông và gia tăng nhanh sẽ:

A. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
B. Có nguồn lao động dồi dào, đời sống của nhân dân sẽ được cải thiện.
C. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.
D. Tất cả các câu trên.

Câu 17. Gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta cao nhất là thời kì:

A. Từ 1943 đến 1954.       B. Từ 1954 đến 1960.
C. Từ 1960 đến 1970.       D. Từ 1970 đến 1975.

Câu 18. Năm 2005, dân số nước ta khoảng 81,0 triệu người, gia tăng dân số tự nhiên là 1,35%, sự gia tăng cơ học không đáng kể. Thời gian tăng dân số gấp đôi sẽ là:

A. Khoảng 15 năm.           B. Khoảng 25 năm.
C. Khoảng 52 năm.           D. Khoảng 64 năm.

Câu 19. Nhóm tuổi có mức sinh cao nhất ở nước ta là:

A. Từ 18 tuổi đến 24 tuổi.      B. Từ 24 tuổi đến 30 tuổi.
C. Từ 30 tuổi đến 35 tuổi.      D. Từ 35 tuổi đến 40 tuổi.

Câu 20. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do:

A. Loài người định cư khá sớm.
B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới.

Đáp án

1. B

2. C

3. B

4. C

5. D

6. A

7. B

8. B

9. B

10. B

11. C

12. B

13. A

14. B

15. A

16. C

17. B

18. C

19. B

20. B

Bài: Lao động và việc làm

Câu 1. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì:

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.
B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 2. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ:

A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.

Câu 3. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn:

A. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.
B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
C. Coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.
D. Phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

Câu 4. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì:

A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.
B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.
C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.
D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn.

Câu 5. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì:

A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.
B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.
D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.

Câu 6. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ:

A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
B. Thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.
C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.
D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Câu 7. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng có tác dụng:

A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.
B. Gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.
C. Tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.
D. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.

Câu 8. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta.

A. Ngư nghiệp.            B. Xây dựng.
C. Quốc doanh.           D. Có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 10. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là:

A. Nông, lâm nghiệp.        B. Thuỷ sản.
C. Công nghiệp.                D. Xây dựng.

0