Hình học lớp 6 chương 1: Đoạn thẳng
Hình học lớp 6 chương 1: Đoạn thẳng Lý thuyết Hình học lớp 6 Chương I Hình học lớp 6 được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em ...
Hình học lớp 6 chương 1: Đoạn thẳng
Chương I Hình học lớp 6
được thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô giáo sẽ có thêm tài liệu để dạy học, các em học sinh có thể ôn tập hoặc mở rộng kiến thức của mình. Chúc các bạn học tốt.
Bài tập Toán lớp 6 nâng cao: Tập hợp số tự nhiên
Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 6: Một số bài toán về ƯCLN và BCNN nâng cao
100 Bài tập ôn tập hệ thống kiến thức môn Toán lớp 6
CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG
Tiết 1: § 1: ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết các khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
2. Kỹ năng:
- Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu ¢, €.
- Biết vẽ hình minh hoạ các quan hệ: Điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức học tập tốt.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ.
2. Học sinh: Thước thẳng, mảnh bìa.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác theo nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
- GV giới thiệu HS nắm được chương trình học toán 6 và phương pháp học.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
GV: - Giới thiệu phương pháp học tập.
- Giới thiệu chương trình hình học 6: 2 chương.
- chương I: Đoạn thẳng.
- chương II: Góc.
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Mỗi hình phẳng là một tập hợp điểm của mặt phẳng. Ở lớp 6 ta sẽ gặp một số hình phẳng như: Đoạn thẳng, tia, đường thẳng, góc, tam giác, đường tròn, ....
Hình học phẳng nghiên cứu các tính chất của hình phẳng. (Gv giới thiệu hình học trong bức tranh lụa nổi tiếng của Hec-banh, hoạ sĩ người Pháp, vẽ năm 1951. (Sgk/102). Tiết học này đi nghiên cứu một số hình đầu tiên của hình học phẳng đó là: Điểm - Đường thẳng.
Hoạt động của Thầy - của Trò | Ghi bảng |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điểm (7 phút)
GV: vẽ hình lên bảng: . A . B .C HS: Quan sát và phát biểu. |
1. Điểm
*ví dụ: . A . B .C
|
GV: Quan sát thấy trên bảng có những dấu chấm nhỏ. Khi đó người ta nói các dấu chấm nhỏ này là ảnh của điểm. Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C,.. để đặt tên cho điểm Ví dụ: Điểm A, điểm B, điểm C ở trên bảng. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Hãy quan sát hình sau và cho nhận xét: A . C *HS: Hai điểm này cùng chung một điểm. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Hai điểm A và C có cùng chung một điểm như vậy, người ta gọi hai điểm đó là hai điểm trùng nhau. - Các điểm không trùng nhau gọi là các điểm phân biệt. *HS: Lấy các ví dụ minh họa về các điểm trùng nhau và các điểm phân biệt *GV:
*HS: Thực hiện. *GV: Nhận xét: Nếu nói hai điểm mà không nói gì nữa thì ta hiểu đó là hai điểm phân biệt, với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài và tự lấy ví dụ minh họa điểu nhận xét trên. Kết luận: GV chốt lại kiến thức cơ bản Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường thẳng (18 phút) GV: giới thiệu đường thẳng là gì, để vẽ đường thẳng ta vẽ như thế nào và phân biệt giữa đường này với đường kia ta làm như thế nào? Và dùng dụng cụ gì để vẽ. GV: giới thiệu: Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng,... cho ta hình ảnh của một đường thẳng. Đường thẳng này không giới hạn về hai phía. Người dùng những chữ cái thường a, b, c, d, để đặt tên cho các đường thẳng. ví dụ: *HS: chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh dùng thước và bút để vẽ một đường thẳng. *HS: thực hiện. kết luận: GV chốt lại kiến thức cơ bản. Hđ 3: Tìm hiểu điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng (10'): HS: Hiểu mối quan hệ giữa điểm và đường thẳng. Biết dùng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu ¢, €. - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, phấn màu. *GV: Quan sát và cho biết vị trí của các điểm so với đường thẳng a |
*Chú ý: A . C - Hai điểm như trên cùng chung một điểm gọi là hai điểm trùng nhau .A .C - Gọi là hai điểm phân biệt. *Nhận xét: Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình 2. Đường thẳng. Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng,... cho ta hình ảnh của một đường thẳng. Đường thẳng này không giới hạn về hai phía. Người dùng những chữ cái thường a, b, c, d,... để đặt tên cho các đường thẳng. 3. Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng ví dụ:
do đó:
kí hiệu: A € a, C € a
kí hiệu: B € a ;D €a a, Điểm C thuộc đường thẳng a, còn điểm E không thuộc đường thẳng a. |