25/05/2018, 08:40

Chủ nghĩa Marx-Lenin

gồm có 3 phần chủ yếu: 1. Triết học Marx-Lenin 2. Kinh tế chính trị Marx-Lenin 3. Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học * Gồm 2 phần là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch ...

gồm có 3 phần chủ yếu:

1. Triết học Marx-Lenin

2. Kinh tế chính trị Marx-Lenin

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

Triết học

* Gồm 2 phần là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

* Chủ nghĩa duy vật lịch sử nổi bật các vấn đề:

- Mối quan hệ giữa Tồn tại xã hội và Ý thức xã hội

- Lý luận về Hình thái Kinh tế - Xã hội.

Kinh tế chính trị Marx-Lenin:

* Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản trên phương diện kinh tế đó là vấn đề xác định sở hữu về tư liệu sản xuất.

* Phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa thay thế Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa xã hội khoa học:

* Chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản thông qua cách mạng vô sản là một tất yếu khách quan.

* Cách mạng vô sản nổ ra với nguyên nhân là do mâu thuẩn trong lòng chế độ xã hội tư bản.

* Giai cấp công nhân mang sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thay vào đó phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Marx xác định đây là học thuyết "mở", sẽ có các chi tiết nhỏ không còn phù hợp trong tương lai cần điều chỉnh, bổ sung và phát triển.

Sự đóng góp bổ sung của V.I LeNin:

* Xác định điều kiện đã thay đổi: Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh tiến đến giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc.

* Xác định thời cơ ra đời của Đảng cộng sản. Khẳng định cách mạng nổ ra không chỉ trong lòng xã hội tư bản phát triển cao mà còn tại các nước chế độ tư bản phát triển trong giai đoạn trung bình.

* Cụ thể hóa các mối quan hệ giữa chính trị - kinh tế sau thời điểm cách mạng tháng 10 (năm 1917) thắng lợi và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tại Liên bang Xô Viết.

Trong khoa học tự nhiên có:

* Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

* Thuyết tế bào

* Thuyết tiến hóa

Những phát minh quan trọng này giúp Marx và Engels hình thành quan điểm duy vật biện chứng .

Trong khoa học xã hội có:

* Chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach

* Phép biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel

* Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán: các đại diện là Henri de Saint-Simon, Robert Owen, Charles Fourier

* Kinh tế chính trị cổ điển Anh: các đại diện là David Ricardo, Adam Smith

Từ những cơ sở về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, Marx và Engels sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

là cơ sở lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, được coi là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam[cần dẫn nguồn].

Trước khi chủ nghĩa Marx-Lenin xuất hiện ở Việt Nam, những phong trào giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... đều thất bại; nhưng kể từ khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ.

Đầu tiên, sau gần 100 năm bị đô hộ bởi thực dân Pháp và đế quốc Nhật Bản, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được chính quyền từ tay đế quốc Nhật Bản và tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm 1946.

Sau đó, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn chính phủ Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa) ở miền nam Việt Nam, họ cho rằng hành động đó là để ngăn chặn làn sóng cộng sản lan xuống các quốc gia Đông Nam Á. (Xem thuyết Domino) Cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm, kết cục là quân viễn chinh Mỹ đã rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào tháng 1 năm 1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4, 1975 của đảng cộng sản Việt Nam.

được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam để đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. được nghiên cứu và được coi là môn học chính trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Ngày nay, với những thay đổi về phương thức sản xuất, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và đặc biệt là sự toàn cầu hóa, bằng mức lương cao và các chế độ đãi ngộ hậu hĩnh, hình thức bóc lột của giai cấp tư bản và những chính thể tư bản đã phát triển vượt bậc, làm cho người lao động bị bóc lột cảm thấy dường như có sự ưu đãi nào đó nhưng thực chất là vẫn đang bị bóc lột. Do vậy với sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc và hiện tượng chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia Nam Mỹ thời gian gần đây càng cho thấy chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết tiến bộ của nhân loại được áp dụng trong thiên niên kỷ mới để giúp người lao động nhận thức ra được bản chất bất công của chủ nghĩa tư bản, đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn, phát triển hơn, đó là chủ nghĩa xã hội.

vẫn luôn bị các nước tư bản phê phán và cho rằng xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội không tưởng. Nhưng những học giả tư bản có nghiên cứu kỹ về chủ nghĩa Marx-Lenin rất e sợ nó và xem nó như một bóng ma ám ảnh chủ nghĩa tư bản, vì nó vạch ra những khiếm khuyết không thể khắc phục của chủ nghĩa tư bản[cần dẫn nguồn]. Dù Chủ nghĩa tư bản tự thân nó luôn thích nghi một cách phù hợp với các biến động thời đại và đến nay vẫn đứng vững trước chủ nghĩa cộng sản, tuy nhiên những quan hệ kinh tế bóc lột, các cuộc chiến tranh giành tài nguyên và các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ thực tế vẫn đang diễn ra.

Các nhà nước cộng sản lấy của chủ nghĩa Marx-Lenin làm cơ sở lý luận, song do nhiều nguyên nhân, lý luận này tại nhiều nước bị biến tướng thành những dạng cực đoan đi ngược lại ý tưởng tốt đẹp vốn có như chủ nghĩa Stalin hay chủ nghĩa Mao, hoặc các chế độ "mượn danh Marx-Lenin" như chế độ Pol Pot.

Gần đây, năm 2007, Hoa Kỳ đã khánh thành "Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản". Hội Đồng Âu châu vào đầu năm 2006 đã biểu quyết Nghị quyết 1481 kết án chế độ cộng sản là "chế độ diệt chủng".

Tại Nga và Đông Âu, chế độ cộng sản đã sụp đổ vào thập niên 1990. Nhà nước Liên Xô, thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, một biểu tượng thành công của chủ nghĩa Marx-Lenin trên quê hương của Lenin chỉ tồn tại được 74 năm. Dù vậy, những thành tựu và giá trị tốt đẹp vốn có thời Xô-viết vẫn không phai nhạt trong tâm trí người Nga. Đảng Cộng sản Liên bang Nga hiện vẫn giành được nhiều sự ủng hộ của nhân dân và là chính đảng lớn thứ 2 nước Nga, chỉ đứng sau Đảng Nước Nga thống nhất hiện đang cầm quyền. Tháng 7/2004, Bộ Giáo dục Nga cho xuất bản lại bộ giáo trình tóm tắt lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào.

Về Triết học:

* Lý luận Hình thái Kinh tế - Xã hội (theo quan điểm Marx) được một số người cho là nên thay bằng "nền văn minh" theo hướng tiếp cận "tiêu chí kỹ thuật".

* Quan điểm triết học Marx là: Không phải phân biệt thời kỳ bằng sản phẩm của thời kỳ đó làm ra mà phải phân biệt dựa trên sản phẩm thời kỳ đó sản xuất bằng phương tiện gì và phương thức sản suất trong thời kỳ đó. Thật vậy, lòai người ngày càng sáng tạo ra những phương pháp, công cụ mới để tạo ra những sản phẩm mới; điều đó là cơ sở phân biệt trình độ của các thời kì.

* Nền tảng lý luận Hình thái kinh tế - Xã hội thực chất nhấn mạnh giai cấp, mâu thuẫn giai cấp. Chủ nghĩa tư bản bởi cạnh tranh khốc liệt thực tế đã thúc đẩy Khoa hoc - Kỹ thuật phát triển, tức là thúc đẩy lực lực sản xuất phát triển để tiến lên một dạng lực lượng sản xuất mới, và chính quan hệ sản xuất CNTB lại sẽ kìm hãm lực lực sản xuất khi nó phát triển đến mức nào đó. Để hiểu rõ vấn đề cần nhìn vào sự thực cụ thể chứ không phải qua loa vài dòng.

Về Kinh tế - Chính trị:

* Thực tế hiện nay các nước tư bản đã có sự điều chỉnh, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, và sự điều chỉnh này đã làm cho Tư bản chủ nghĩa thích nghi, tồn tại, và có mặt phát triển nhưng theo quan điểm của các nhà Kinh tế - Chính trị cánh tả cho rằng vấn đề đó không làm thay đổi bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. Sự điều chỉnh đó đã gây khó khăn cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển.

* Các thay đổi ở các nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx-Lenin, nhất là ở mặt chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và đảng viên Đảng cộng sản làm kinh tế tư nhân [1], đã thể hiện sự chấp nhận mặt "bóc lột" trong thời kỳ quá độ. Các đường lối phát triển tại các nước này đều chưa có "tiền lệ"[cần dẫn nguồn]. Bằng chứng đã thấy rằng việc mong muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời gian ngắn là quá hấp tấp vội vã, mà cần tôn trọng quy luật khách quan để thành công. Điều này chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thể hiện rõ.

Về Chủ nghĩa Xã hội khoa học:

* Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Cho rằng trong thời đại ngày nay, thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tiến đến thời đại tri thức, vai trò của công nhân lao động chân tay thay bằng tầng lớp tri thức (công nhân cổ cồn trắng). Tầng lớp tri thức họat động vì lợi ích chung của nhân loại và vì nguyện vọng của tầng lớp bị trị. Họ sẽ giúp giai cấp công nhân tìm ra con đường cụ thể để tiến lên CNXH.

* Xét về lịch sử, Phương thức sản xuất Tư bản đã hiện thực và đã "xuất khẩu" thành công và đã dẫn đến sự phát triển tại các nước như: Cộng hòa Pháp, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (bỏ qua giai đoạn Phong kiến"; Úc (bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lê và Phong kiến) nhưng Phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa thì mới chỉ là " suy diễn từ lý luận" chưa có thực tế. Điều cái cần thiết là cần có một lý thuyết dẫn đường bổ sung cho những lý luận cổ điển.

* Quan niệm về dân chủ phải đa đảng, đa nguyên. Nếu đơn nguyên thì nội tại đơn nguyên cần tự đấu với nhau, điều đó càng làm các đảng viên phải ra sức học tập hơn nữa để bổ sung cho đường lối.

* Cách thức kiểm soát quyền lực trong điều kiện một đất nước với đảng cầm quyền là duy nhất (để tránh lạm quyền).

0